Văn nghị luận là gì và cách làm bài văn nghị luận đạt điểm cao
- Trong giờ học nhóm, ba bạn AN, Bình, Chi đã lần lượt phát biểu như sau: | SBT Toán 7 Cánh diều
- Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp phòng 2021
- Phân tích nhân vật cô kĩ sư trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
- Các trường cao đẳng ở Đà Nẵng (đào tạo công lập, dân lập)
- Đoạn văn tiếng Anh kể về chuyến đi Nha Trang (3 Mẫu)
Cùng thcs Hồng Thái tìm hiểu Văn nghị luận là gì và cách làm bài văn nghị luận đạt điểm cao.
Bạn đang xem: Văn nghị luận là gì và cách làm bài văn nghị luận đạt điểm cao
Văn nghị luận là gì?
Văn nghị luận (tên đầy đủ là văn nghị luận xã hội) là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống nói chung. Do đó, đề bài của dạng văn này rất rộng. Cụ thể, nó bao gồm cả những vấn đề tư tưởng, đạo lý cho đến lối sống. Ngoài ra, một đề văn nghị luận xã hội đôi khi đề cập những câu chuyện nổi bật trong cuộc sống hằng ngày. Hoặc có thể yêu cầu viết về vấn đề thiên nhiên, vấn đề toàn quốc, toàn cầu…
Hiểu đơn giản hơn, văn nghị luận xã hội là dạng văn yêu cầu viết về vấn đề xã hội. Nó khác với văn nghị luận văn học, chỉ viết về tác phẩm, nhà văn… Theo các nhà giáo ưu tú chia sẻ, để viết văn nghị luận xã hội tốt, học sinh cần rèn luyện 2 kỹ năng: chứng minh và giải thích.
Hiện nay, đề văn nghị luận xã hội rất phổ biến. Đây cũng là cách mà các trường, cơ sở giáo dục nói chung đưa ra để kiểm tra kỹ năng sống, vốn sống, mức độ hiểu biết của học sinh. Do đó, yêu cầu người học bên cạnh đọc sách giáo khoa thì cũng cần biết báo chí, đọc tin tức, theo dõi đời sống hằng ngày.
Cách làm bài văn nghị luận đạt điểm cao
Dựa vào khái niệm nêu ở phần 1, chúng ta có thể chia văn nghị luận xã hội thành nhiều dạng đề. Tuy nhiên, tựu trung thì có một số dạng đề cơ bản như sau.
Văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống
- Hiện tượng có tác động tích cực đến suy nghĩ (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo, một câu chuyện đẹp…)
- Hiện tượng có tác động tiêu cực (bạo lực học đường, tai nạn giao thông, tham nhũng…).
- Nghị luận về một mẩu tin tức báo chí (hình thức cho một đoạn trích, mẩu tin trên báo…).
Lưu ý với học sinh : Trong 3 loại trên thì hiện nay văn nghị luận xã hội từ một mẩu tin tức báo chí đang phổ biến hơn cả.
Văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý
- Tư tưởng mang tính nhân văn, đạo đức (lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực…).
- Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá…).
- Văn nghị luận xã hội về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề.
- Văn nghị luận xã hội về vấn đề có tính chất bàn luận, trao đổi.
- Văn nghị luận xã hội đặt ra trong mẩu truyện nhỏ hoặc đoạn thơ.
Hướng dẫn các bước làm bài văn nghị luận xã hội
Trong cách làm bài văn nghị luận xã hội thì 2 yêu cầu chứng minh và giải thích rất quan trọng. Do đó, loại văn này thường ít có “cảm xúc dào dạt”, thay vào đó là sự cô động, rõ ràng, rành mạch. Để làm tốt bài văn nghị luận xã hội người học cần thực hiện như các bước hướng dẫn sau.
Đọc kỹ đề khi làm bài văn nghị luận xã hội
- Muốn làm tốt văn nghị luận xã hội trước hết phải đọc thật kỹ đề bài.
- Đọc kỹ để biết yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.
- Hướng dẫn phương pháp: Đọc kỹ, gạch chân những cụm từ quan trọng. Từ đó để định hướng luận cứ toàn bài.
Cách lập dàn ý làm bài văn nghị luận xã hội
- Lập dàn ý giúp bài văn chặt chẽ, logic hơn.
- Lập dàn ý (ngoài giấy nháp) giúp hệ thống các ý, khi viết sẽ mạch lạc, dễ hiểu (cho người viết và người chấm bài).
- Chủ động được lượng từ cần viết. Tránh được “bệnh” lan man, dài dòng.
Dẫn chứng phù hợp trong cách làm bài văn nghị luận xã hội
Bạn đang xem: Văn nghị luận là gì và cách làm bài văn nghị luận đạt điểm cao
Trong cách làm bài văn nghị luận xã hội thì luôn cần dẫn chứng. Do đó người học cần lưu ý như sau.
- Không lấy những dẫn chứng chung chung (không có người, nội dung, sự việc cụ thể).
- Dẫn chứng cần người thật, việc thật, sách nào, tờ báo nào, thời gian nào…
- Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng).
Cách làm bài văn nghị luận xã hội chặt chẽ, súc tích
Bài văn nghị luận xã hội phải chặt chẽ, cô động nhất có thể. Cụ thể phải đảm bảo 4 yếu tố sau.
- Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn.
- Lập luận phải chặt chẽ. Câu trước câu sau không chọi ý nhau.
- Cảm xúc trong sáng, lành mạnh. Không nói cảm xúc như nghị luận văn học.
- Tạo lối viết song song (có khen, có chê, có đồng ý, có phản biện). Tránh viết kiểu “buông xuôi”, ngợi ca quá mức.
Bài học nhận thức và hành động cần có trong văn nghị luận xã hội
Trong cách làm bài văn nghị luận xã hội, yêu cầu cần nhất chính là rút ra bài học gì cho bản thân. Do đó, người viết cần có:
- Sau khi giải thích, chứng minh thì cần chốt lại mình học được điều gì.
- Thông thường bài học phải là những bài học tốt, hướng đến cách sống tử tế hơn.
Độ dài văn nghị luận xã hội cần phù hợp với yêu cầu
Thông thường khi ra đề sẽ có thêm phần yêu cầu bài viết bao nhiêu chữ. Người viết cần tuân thủ đúng yêu cầu này. Tránh viết quá dài, hoặc quá ngắn đều dẫn đến kết quả điểm không cao.
Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý
Bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý thường được chọn đề ra đề trong nhiều kỳ thi. Dưới đây là hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý đúng chuẩn nhất.
Cách mở bài văn nghị luận xã hội
- Giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần viết.
- Nêu ý chính hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra. Điều này có trong phần gạch chân những câu, từ quan trọng ở đề thi.
Cách làm thân bài văn nghị luận xã hội
Cách làm bài văn nghị luận xã hội ở phần thân bài cần có những luận điểm sau.
Luận điểm 1: Giải thích yêu cầu đề
- Cần giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý.
- Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng.
- Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói trong đề thi.
Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh
- Các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý.
- Dùng dẫn chứng xảy ra cuộc sống xã hội để chứng minh.
- Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội.
Luận điểm 3: Bình luận mở rộng vấn đề
- Phản biện những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý.
- Dẫn chứng minh họa (nên lấy những câu chuyện trong sách, cuộc sống mà nổi bật nhất).
- Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Cách viết kết bài văn nghị luận xã hội
- Nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lý đã viết.
- Mở ra hướng suy nghĩ mới về vấn đề đó.
Ở trên là cách làm bài văn nghị luận xã hội cơ bản nhất mà mỗi người học cần biết. Ngoài sườn bài này, người học cần nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng viết bằng cách đọc sách, báo chí nhiều hơn. Việc có một vốn sống tốt sẽ giúp người học viết văn nghị luận xã hội trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Mẫu dàn ý văn nghị luận xã hội
I – Mở bài
-Phần mở bài cần giới thiệu, dẫn dắt vấn đề và nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề cần đưa ra nghị luận.
– Mở ra hướng giải quyết vấn đề
II – Thân bài
1. Thực trạng của vấn đề cần nghị luận.
– Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá.
– Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch.
– Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc
2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
– Người viết nên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến các thực trạng đó? Có thể bổ sung thêm điều gì?
– Người viết cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác.
– Người viết cần có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lí, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lí.
3. Hậu quả hoặc kết quả của bài văn nghị luận.
Nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống; thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào, gây hậu quả ra sao đối với đời sống, thái độ của xã hội đối với vấn đề. Nếu có được dẫn chứng từ thực tế, địa phương, lập luận sắc bén thì sẽ nêu bật được hậu quả của vấn đề cần nghị luận
4. Biện pháp khắc phục trong bài văn nghị luận xã hội
Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống (từ nguyên nhân nảy sinh vấn đề để đề xuất phương hướng giải quyết trước mắt, lâu dài. Chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với những lực lượng nào).
II – Kết bài
Nêu suy nghĩ về vấn đề đã nghị luận và bài học cho bản thân.
Đây chỉ là dàn ý chung giới thiệu các bước làm bài văn nghị luận xã hội để có được một bài văn nghị luận xã hội tốt.
Thực tế, để có được phương pháp học tốt thì dù là nghị luận về một hiện tượng đời sống hay về một tư tưởng thì không phải lúc nào cũng có đủ các luận điểm đã nêu, vì còn tùy thuộc vào kỹ năng làm bài thi môn văn của từng bạn.
Cách sắp xếp luận điểm cũng cần linh hoạt, tùy theo đề và mục đích nhấn mạnh của người viết, đó mới là cách học hiệu quả.
5 nguyên tắc để viết 1 bài văn nghị luận rõ ràng, thuyết phục
Nguyên tắc 1: Hiểu thật rõ những gì mình viết
“Nếu bạn không thể giải thích cho đứa trẻ sáu tuổi hiểu được, thì chính bạn cũng không hiểu gì cả” – nhà bác học lừng lẫy thế giới Albert Einstein đã nói như vậy. Einstein rõ ràng không muốn chúng ta biến mọi đứa trẻ sáu tuổi thành bác học, mà ý ông nói rằng nếu ta thực sự nắm bản chất vấn đề, ta sẽ có được cách diễn giải rõ ràng và dễ hiểu.
Để thuyết phục người khác, bạn phải hiểu rõ ngọn ngành vấn đề mà mình trình bày. Để làm được điều này, bạn phải quản lý tri thức theo hai cấp độ: cấp độ tổng thể và cấp độ chi tiết.
- Ở cấp độ tổng thể, bạn cần nắm vững sự tương quan giữa các đơn vị kiến thức liên quan đến vấn đề mà mình trình bày. Hai mối liên hệ bạn phải nắm: Mối liên hệ theo chiều dọc và mối liên hệ theo chiều ngang.
- Mối liên hệ chiều dọc là mối liên hệ giữa các kiến thức được sắp xếp theo chiều hướng tăng tiến. Có thể đó là sự tăng tiến về thời gian, về độ khó, sự tăng tiến trong mối quan hệ nhân quả…
- Mối liên hệ chiều ngang là mối liên hệ giữa các kiến thức được sắp xếp đồng đẳng. Ví dụ như các tác phẩm văn học của cùng một tác giả, cùng một thể loại, cùng một trào lưu khuynh hướng…
1: Mối quan hệ chiều ngang, chiều dọc trong một vấn đề văn học sử
2 Mối quan hệ chiều ngang và chiều dọc của hệ thống chủ đề trong một tác phẩm
Trên cơ sở nắm được mối liên hệ giữa các đơn vị lý thuyết, bạn mới có thể dễ dàng vận dụng thao tác so sánh, phân tích để làm sáng tỏ vấn đề. Phân tầng tri thức theo nhiều cấp độ sẽ giúp bạn lựa chọn được điều gì cần phải nói, và chọn được cách nói dễ hiểu nhất đối với những đối tượng người đọc khác nhau. Hãy nhớ điều này: Chỉ biết thôi thì chưa phải là hiểu, nắm vững mối liên hệ mới thực sự là hiểu.
Ở cấp độ chi tiết, bạn cần phải nắm được những điểm quan trọng nhất, những điểm ấn tượng nhất trong vấn đề mà bạn đang trình bày. Một số câu hỏi có thể đặt ra:
- Chi tiết nào (trong tác phẩm văn học, trong dẫn chứng đời sống…) thể hiện rõ nét nhất, đầy đủ nhất vấn đề mà tôi đang trình bày?
- Đâu là điểm ấn tượng nhất với tôi?
- Điều gì tác động mạnh nhất vào cảm xúc của tôi?
- Điều gì đã tạo ra sự thay đổi lớn về nhận thức trong tôi?…
Những chi tiết này sẽ là điểm sáng trong bài viết, nó là căn cứ để bạn khơi sâu vấn đề mình đang trình bày và tạo sự thuyết phục trong bài viết.
Hãy tập thói quen sử dụng sơ đồ để hệ thống hóa lại những đơn vị kiến thức cần nắm. Đồng thời, khi tìm hiểu tri thức, nên có thói quen ghi chép lại những điểm ấn tượng nhất, quan trọng nhất, trọng tâm nhất.
Nguyên tắc 2: Quản lý bố cục bài viết
Bố cục của bài văn nghị luận bao giờ cũng là một hệ thống các ý được sắp xếp theo tầng bậc rõ ràng và có mối liên hệ chặt chẽ giữa các phần.
3-Bố cục các ý trong một bài văn nghị luận
Qua sơ đồ trên, ta thấy: Bài văn nghị luận không có nội dung thừa. Mọi lí lẽ, dẫn chứng đều nhằm mục đích làm sáng tỏ luận điểm. Mọi luận điểm đều nhằm mục đích làm sáng tỏ luận đề. Đây là điều bạn phải luôn luôn nhớ như in trong đầu mình khi triển khai vấn đề nghị luận. Hãy luôn tự hỏi mình: Tôi viết vấn đề này để làm gì? Những điều tôi đang viết phục vụ như thế nào đến việc làm sáng tỏ luận đề?
Xem thêm : Viết câu khiến hoặc câu cảm về một con vật hoặc một loài cây. | SBT Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo
Sáng tỏ và thuyết phục – hai thần chú này luôn phải được niệm đi niệm lại.
Như vậy, tất cả các phần tạo ấn tượng cho bài viết chỉ thực sự có giá trị khi đặt trong tổng thể này. Trước bạn phải đặt những gì mình viết vào tổng thể bài viết và đảm bảo rằng nó thuyết phục, dễ hiểu. Sau đó mới sử dụng các tuyệt chiêu gây ấn tượng để chúng cuốn hút hơn.
Nguyên tắc 3: Bám sát luận đề
Trong bài văn nghị luận, luận đề chính là dòng sông lớn mà tất cả lí lẽ, dẫn chứng, cách hành văn đều là những dòng suối nhỏ đổ về đó. Mục đích cuối cùng là chảy ra biển lớn – tâm trí bạn đọc nhằm thuyết phục họ.
Như vậy, bạn có thể dễ dàng hình dung rằng: Tất cả mọi yếu tố trong bài văn nghị luận đều hướng về làm sáng tỏ luận đề. Như vậy, luận đề luôn cần phải được nhắc đi nhắc lại trong bài nghị luận của bạn.
4-Tất cả các yếu tố trong bài nghị luận đều hướng về luận đề
Mục đích cuối cùng của bài văn nghị luận là làm sáng tỏ luận đề, là nhằm mục đích thuyết phục người đọc về luận đề bạn đang trình bày. Như vậy, trong suốt bài viết của mình, bạn phải liên tục tự nhắc mình về luận đề, cũng là mục đích viết, và phải nhắc độc giả về luận đề, tức là mục đích họ đọc.
Bạn có thể nhắc lại luận đề trong bài văn nghị luận của mình bằng cách:
- Sử dụng từ khóa của luận đề. Với các đề văn nghị luận, luận đề thường được khái quát trong những từ khóa quan trọng của đề bài. Việc đặt câu sử dụng các từ khóa gắn với luận đề sẽ là dấu chỉ để bạn biết chắc rằng mình không lạc hướng.
- Sử dụng cấu trúc đoạn tổng phân hợp. Bạn mở đầu đoạn nghị luận bằng một câu chủ đề nhắc người đọc về luận đề sắp triển khai. Sau khi triển khai xong các lí lẽ, dẫn chứng, bạn quay trở lại chỉ rõ luận đề đã được làm sáng rõ như thế nào từ những điều mình vừa viết. Cách viết này sẽ giúp cho luận đề trở nên sáng rõ, giúp người đọc dễ theo dõi mạch lập luận của bạn.
Chú ý, việc nhắc lại vấn đề nghị luận không phải là cứ sao chép vô tội vạ từ khóa đề bài, cũng không phải cứ trích một cách máy móc nhận định trích trong đề bài. Quan trọng là phải chỉ ra được luận đề đã được triển khai như thế nào, được làm sáng tỏ như thế nào.
Nguyên tắc 4: Lập luận cần đủ tiền đề và kết luận
Tác giả Athony Weston, trong cuốn sách “A Rulebook for Argument” (Các thủ thuật để thành công trong tranh luận, bộ sách “Viết gì cũng đúng”, Alphabooks phát hành) đã đưa ra định nghĩa về tiền đề và kết luận như sau:
“Hãy nhớ rằng kết luận là lời phát biểu mà bạn phải đưa ra lý lẽ để chứng minh. Những lý lẽ mà bạn đưa ra dưới hình thức phát biểu gọi là tiền đề”
Hãy xem một số ví dụ sau:
Ví dụ 1: Sống hết mình cho hiện tại
Sống hết mình trong hiện tại, “cháy vèo trong gió” giúp bản thân mỗi người phát hiện và phát huy được năng lực tiềm ẩn, thỏa sức sáng tạo, cảm nhận được bao điều kì diệu trong cuộc sống. Con người với hoài bão, ý chí, không ngại khó khăn, sẵn sàng theo đuổi ước mơ của mình để đạt được thành công. Đặc biệt, những người sống hết khả năng luôn được mọi người yêu mến bởi họ đã gieo vào chúng ta ánh sáng hy vọng, tiếp thêm cho chúng ta động lực vững vàng để đối diện với nghịch cảnh trong đời. Chắc hẳn, mỗi chúng ta đã hơn một lần thán phục chàng trai Nick Vujicic – biểu tượng của sức sống mãnh liệt. Nick sinh ra không may mắn bị khuyết tứ chi, song không vì thế mà anh tuyệt vọng. Với lòng dũng cảm, tài năng, nghị lực phi thường, anh đã trở thành nhà diễn thuyết truyền động lực sống đến mọi người. Nick nói: “Tôi là một điều kì diệu. Bạn cũng là một điều kì diệu”. Điều kì diệu ấy có được chính là vì trong từng khoảnh khắc hiện tại anh đều tỏa sáng hết mình, dù cuộc đời còn nhiều đắng cay, đau khổ. (Trần Thị Thu Thảo).
Tiền đề | -Sống hết mình trong hiện tại giúp con người phát huy khả năng tiềm ẩn.-Sống hết mình trong hiện tại giúp con người có nghị lực vượt qua khó khăn thử thách và vươn tới thành công (Dẫn chứng: Nick Vujicic). |
Kết luận | Cần sống hết mình cho hiện tại |
Ví dụ 2: Nếu thiếu đi thơ ca, tâm hồn người nghệ sĩ sẽ vô cùng trống vắng.
Mặt khác, sức mạnh kì diệu và quảng đại của thơ cả có thể vươn tới hoàn thành nhiệm vụ của những môn nghệ thuật khác. “Thơ là thơ, là nhạc, là họa, là chạm khắc…”. Tính nhạc, họa, điêu khắc trong thơ không tồn tại dưới dạng vật chất nhưng luôn hiển hiện, đòi hỏi một khả năng cảm thụ tuyệt vời. Đến với thơ, người nghệ sĩ có cơ hội hòa quyện với niềm say mệ của toàn vẹn nghệ thuật, làm thơ mà như sáng tác nhạc, như điêu khắc, vẽ tranh. Điều kì diệu ấy nếu mất đi sẽ làm cho người nghệ sĩ trống vắng đến nhường nào?
Nhà thơ Quang dũng là người nghệ sĩ đa tài. Ông làm thơ, vẽ tranh, sáng tác nhạc. Và tất cả tài hoa ấy hội tụ trong thơ ông:
“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai pha luông mưa xa khơi”
(Tây Tiến)
Hai câu thơ miêu tả bức tranh dữ dội, hoang sơ mà nên thơ, lãng mạn của vùng núi Tây Bắc. Phép đối ở câu thơ thứ nhất như bẻ đôi nhịp thơ, đẩy hai về về hai hướng đối lập: Cao và sâu. Cao vời vợi, sâu thăm thẳm. Cái hay ở đây tác giả đã dùng cái cao để nói cái sâu, dùng cái sâu khôn cùng để tả cái cao vô tận. Đó là chất thơ của ngôn ngữ tạo hình giàu tính biểu cảm. Chất thơ ấy còn hòa quyện trong chất nhạc. Như Xuân Diệu từng nhận xét: “Đọc thơ Quang Dũng như ngậm nhạc trong miệng”. Câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” với thanh bằng tuyệt đối đã hài hòa âm điệu, tiết tấu với câu thơ gân guốc, hiểm trở ở trên, tạo nên sự hòa quyện uyển chuyển, tưởng như đối nhau chan chát mà lại hòa hợp, gợi cảm, giàu sức hút. Người đọc như đang nghe một giai điệu thu hút giàu tiết tâu khi đang ngắm nhìn, tĩnh tâm nơi khoảng lặng của một bức tranh thủy rmặc nhòa đi trong màn mưa của cơn “mưa xa khơi”. Hình ảnh những ngôi nhà xa xa nhòa đi trong màn mưa xa ngái, mờ ảo còn chất chứa nỗi niềm về quê hương, gia đình của những người lính Tây Tiến trên đường hành quân gian khổ. Ta bắt gặp một ánh nhìn bình yên…
Như vậy, nhờ thơ ca, nhà thơ Quang Dũng đã bộc lộ hết tài hoa và xúc cảm cũg như tâm sự sâu kín, nỗi nhớ cồn cào trong mình. Nếu không có thơ ca thì sao? Ông vẫn có thể vẽ, vẫn có thể sáng tác nhạc. Nhưng liệu những gam màu có thay thế được cái sâu khôn cùng ẩn chứa trong những con chữ mà sức diễn đạt là vô hạn? Và liệu những giai điệu kia vừa có thể giàu tính tạo hình lại vừa có thể trĩu nặng cảm xúc, như thơ? Với Quang Dũng nói riêng và các thi sĩ nói chung, thơ là không thể thay thế. Với tư cách là nhà sáng tạo mà khả năng sáng tạo luôn thôi thúc, luôn sôi sục, nếu thơ mất đi thì những thi sĩ sẽ rơi vào bế tắc,như một kẻ bị giam cầm trong ngục tối mà không thấy ánh sáng, như tâm hồn sống cuộc đời thực vật. Nỗi mất mát ấy chẳng phải cũng đau đớn như “mồ côi” sao?
Tiền đề | – Lí lẽ:Đến với thơ ca, người nghệ sĩ có khả năng hòa nhập tâm hồn mình với nhiều loại hình nghệ thuật khác, vậy không có thơ ca thì khoảng trống để lại là vô cùng.– Dẫn chứng: Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến è Nếu không có thơ ca, Quang Dũng vẫn có thể vẽ tranh, sáng tác nhạc, nhưng những cung bậc cảm xúc đa dạng mà thơ ca truyền tải thì không thể thay thế được. |
Kết luận | Nếu thiếu đi thơ ca, tâm hồn người nghệ sĩ sẽ vô cùng trống vắng. |
Như vậy, trong bất kì phần triển khai luận điểm nào trong bài nghị luận, hai yếu tố tiền đề và kết luận luôn phải gắn chặt với nhau. Người đọc sẽ ngay lập tức hỏi “Tại sao” khi bạn trình bày kết luận mà thiếu đi dẫn chứng. Và họ sẽ hỏi bạn: “Thì sao” nếu chỉ nêu tiền đề mà chẳng dẫn tới kết luận nào cả. Hãy tự hỏi mình như vậy: Tại sao tôi có thể nói điều này? Tôi nói những điều này rồi thì sao? Hai câu hỏi này sẽ giúp bạn kiểm tra xem lập luận của mình đã đủ tiền đề và kết luận hay chưa.
Nguyên tắc 5: Viết để thuyết phục người đọc, không phải để thỏa mãn cái tôi
Công bằng mà nói, chẳng ai có nghĩa vụ phải đọc hết những gì bạn viết ra. Người đọc luôn có quyền lựa chọn. Thống kê chỉ ra rằng trên Facebook người ta chỉ mất 4 s để quyết định xem có muốn đọc một bài viết hay không. Cuộc sống càng hối hả người ta càng vội vã, độ kiên nhẫn của người đọc giảm dần qua từng cái cuộn chuột trên bài viết của bạn. Vậy bạn nghĩ xem, ai muốn đọc một bài viết chỉ thao thao bất tuyệt về một cái tôi nào đó chẳng dính dáng đến mình?
Ngay từ định nghĩa, văn nghị luận đã không phải chỉ hướng về người viết. Nghị luận là thuyết phục ai đó về một quan điểm nào đó. Yếu tố người đọc được đặt ra từ trong định nghĩa. Bài viết của bạn chỉ có sự thuyết phục khi bạn hướng đến người đọc và trong đầu bạn luôn rõ ràng một mục đích tối thượng: Thuyết phục người đó.
Joe Vitale trong tác phẩm nổi tiếng “Thôi miên bằng ngôn từ” đã gợi ý một cách viết tuyệt vời để tạo sự thuyết phục. Ông khuyên các nhà viết quảng cáo hãy viết bài dưới dạng một lá thư, hình dung một người nhận cụ thể và viết thật chân thành để thuyết phục người đọc mua sản phẩm. Sau khi lá thư hoàn thành, biên tập thật cẩn thận, xóa đi các dấu hiệu hình thức lá thư, biên tập lại thêm nhiều lần nữa, và ta có một bài viết hoàn hảo. Joe gọi đây là “bí quyết triệu đô”.
Đôi khi bạn không có đủ thời gian để làm tất cả các thao tác đó cho bài văn nghị luận của mình, nhưng bạn vẫn có thể rút ra bài học từ đó: Hãy hình dung về một người cụ thể trong quá trình viết. Và hãy viết để thuyết phục người đó. Thao tác này sẽ giúp cho quá trình viết của bạn có một định hướng rõ ràng hơn và các lập luận chặt chẽ hơn. Bạn sẽ không quên luận đề và mục đích làm sáng rõ luận đề. Khi đó, cảm xúc của bài viết cũng tự nhiên và chân thực hơn.
Ngoài ra, hãy thử tự hỏi mình xem bạn thích đọc một bài viết như thế nào, người đọc thích đọc một bài viết như thế nào? Sau đây là một số điều cần lưu ý:
- Hãy viết ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. Cho dù đủ kiên nhẫn, thì người đọc cũng sẽ không thiện cảm với những bài viết quá dài dòng và chẳng nói được điều gì rõ ràng, cụ thể. Nếu phải đọc một bài như vậy, đó là cực hình.
- Nên trình bày theo kiểu diễn dịch hơn là kiểu quy nạp. Những thông tin chính phải đưa lên trước, những thông tin phụ đưa ra sau. Bởi đôi khi kết cấu quy nạp gây cảm giác khó chịu: Để hiểu điều bạn nói, người ta phải đọc một đống lí lẽ trong hoang mang, sau đó nhận ra ý chính ở cuối bài, lại phải lội ngược lên đọc lại. Rất khó chịu.
- Gây ấn tượng, tạo sự thu hút nhưng đừng phô diễn. Trong bài văn cần có những điểm sáng để thu hút sự chú ý của người đọc. Nhưng những câu văn xáo rỗng, những hình ảnh vô nghĩa, những câu chuyện chẳng liên quan thì không có giá trị gì trong bài viết của ta cả. Hãy cân nhắc về việc phô diễn trong bài viết: Đôi khi điều bạn thấy hay không phải là điều người đọc thích. Chẳng ai quan tâm bạn phải dụng công làm ra nó thế nào, khi họ thấy không hấp dẫn họ từ bỏ, đơn giản vậy thôi.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu