Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập? Chính sách “Ngoại giao cây sậy” của Thái Lan
- Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà
- Khối C03 công an thi trường nào? Danh sách các trường công an khối C03
- Giải bài 60, 61, 62, 63 trang 86, 87 SBT Toán 8 tập 1
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sang thu Lớp 9
- Sự phân bố electron trong nguyên tử của ba nguyên tố như sau: | SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức
Trong bối cảnh các nước Đông Nam Á đều bị thế lực thực dân phương Tây xâm chiếm thuộc địa, Thái Lan là nước duy nhất vẫn giữ được hình thức độc lập. Vậy để tìm hiểu lý do Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập? Hãy cùng THCS Hồng Thái Hải Phòng tìm hiểu nhé!
Bạn đang xem: Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập? Chính sách “Ngoại giao cây sậy” của Thái Lan
Giới thiệu sơ lược về đất nước Thái Lan
Thái Lan nằm ở vùng Đông Nam Á. Thái Lan giáp Lào và Myanma phía bắc, giáp Lào và Campuchia ở phía đông, giáp vịnh Thái Lan và Malaysia phía nam, giáp Myanma và biển Andaman phía tây.Trải qua 800 năm lịch sử, Thái Lan tự hào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không bị thực dân hóa. Thái Lan có thể chế quân chủ nghị viện từ năm 1932. Người Thái có truyền thống tôn sùng hoàng gia nên Vua rất được tôn kính và sùng bái.
Thái Lan cũng từng được gọi là Xiêm, đây là tên gọi chính thức của nước này đến ngày 23 tháng 6 năm 1939 khi nó được đổi thành Thái Lan. Từ năm 1945 đến ngày 11 tháng 5 năm 1949, tên Thái Lan lại được đổi lại thành Xiêm, sau đó nó được đổi lại thành Thái Lan như ngày nay. Từ “Thái” (ไทย) trong tiếng Thái có nghĩa là “tự do”. Từ “Thái Lan” trong tiếng Việt có xuất xứ từ tiếng Anh “Thailand” (trong đó land nghĩa là đất nước, xứ sở), và “Thailand” được dịch từ ประเทศไทย (Prathet Thai) với nghĩa là “nước Thái”.
Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập?
Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập bởi vì chính sách ngoại giao khôn khéo. Thái Lan đã lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp, cùng với đó là các chính sách ngoại giao vô cùng khéo léo, do đó Thái Lan còn giữ được chủ quyền.
Chi tiết về chính sách ngoại giao lúc bấy giờ của Thái Lan:
- Thái Lan chủ động ngoại giao và buôn bán với các nước Phương Tây thông qua việc ký kết các hiệp ước. Nhờ đó Thái lan thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á. Thái lan đã ký hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ XIX. Nhờ việc thực hiện các chính sách ngoại giao với các nước Phương Tây, Thái lan đã tiếp thu được nền khoa học kỹ thuật Phương Tây, mặt khác tránh được các cuộc đối đầu không cân sức với các nước Phương Tây.
- Việc Thái Lan giữ được nền độc lập nhờ sự đóng góp rất lớn của những vị vua cai trị đất nước, một số vị vua đã đặt nền tảng cho chính sách đối ngoại cân bằng ảnh hưởng giữa các nước Phương Tây và thực hiện các công cuộc cải cách như phong trào Âu hóa, ký kết các hiệp ước bất bình đẳng, sau khi xây dựng quan hệ bình đẳng với các nước Phương Tây các hiệp ước bất bình đẳng trước đó Thái Lan đã ký bị xóa bỏ.
- Thái Lan trở thành vùng đệm địa lý giữa các thế lực thực dân đứng đầu thế giới, vị trí vùng đệm cùng chính sách “ngoại giao cây sậy” mềm dẻo, linh hoạt đã giúp Thái Lan trở thành nước Đông Nam Á duy nhất không bị xâm lược thuộc địa.
- Tham vọng trở thành cường quốc khu vực đã khiến Thái lan sớm tiếp cận với các nước Phương Tây, tận dụng sức mạnh của các nước Phương Tây để phát triển đất nước và duy trì nền độc lập dân tộc.
- Thái Lan đứng vững trước mưu đồ truyền giáo của các nước Phương Tây nhờ vai trò của vua trong đời sống tôn giáo của đất nước và nền tảng văn hóa phật giáo có chiều sâu.
=> Những nguyên nhân trên là yếu tố giúp cho Thái Lan giữ vững được hình thức độc lập khi đứng trước sự lăm le xâm chiếm của các nước Phương Tây.
Chính sách “Ngoại giao cây sậy” của Thái Lan
Giữa thế kỷ XIX Thái Lan đứng trước hiểm họa xâm lăng của các nước Phương Tây. Khi đó, về phía tây, Đế quốc Anh đã chiếm Miến Điện, trong khi ở phía đông, Pháp đã chiếm 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Lúc này Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa 2 thế lực đứng đầu thế giới khi đó là Anh và Pháp. Vì không muốn nổ ra xung đột với đối thủ, Anh và Pháp quyết định trung lập hóa Thái Lan, cả 2 sẽ tự kiềm chế, không tiến quân xâm chiếm nước này. Nhờ sự may mắn đó và sự khôn khéo trong việc lợi dụng mâu thuẫn của Anh và Pháp Thái Lan vẫn giữ được độc lập trong tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Thế chiến thứ hai.
Nhờ việc ký hiệp ước hữu nghị, thương mại với Anh và Mỹ và hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía bắc Malaysia hiện tại năm 1909 Thái Lan thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành khu vực Đông Nam Á. Thái Lan cũng đã kí hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19. Mặc dù giữ được vị thế độc lập, nhưng Thái Lan cũng phải nhân nhượng nhiều quyền lợi và phải cắt lãnh thổ cho Anh và Pháp.
Trong Thế chiến thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Malaysia, Myanma. Lợi dụng thế đang suy yếu của nước Pháp (bị Đức quốc xã xâm chiếm) và sức mạnh hải quân khá phát triển Thái Lan đã gây chiến với Pháp để tranh giành lãnh thổ Đông Dương. Tuy nhiên, sau khi bị hải quân Pháp bất ngờ tiến công đánh bại cùng với sự suy yếu của quân đội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, một nhóm quân đội Thái Lan tiến hành đảo chính vào ngày ngày 1 tháng 8 năm 1944, lật đổ chính phủ thân Nhật và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trong một đêm trở thành đồng minh của Mỹ và tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình.
Chính sách ngoại giao của Thái là “ngoại giao cây sậy”, tức là gió thổi về phía nào thì ngả về phía nấy để tránh đụng độ hoặc đem lợi về cho mình.
Thái Lan ngày nay
Thái Lan (tiếng Thái: ประเทศไทย, chuyển tự Prathet Thai),
Hay gọi ngắn là Thái (tiếng Thái:ไทย, chuyển tự Thai), quốc hiệu chính thức là Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย, chuyển tự Racha-anachak Thai), là một quốc gia độc lập có chủ quyền ở khu vực Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanmar, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanmar và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan ở phía đông nam tiếp giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ qua biển Andaman.
Thái Lan có diện tích 513.120 km², dân số vào khoảng 68 triệu người (ước tính 2019). Khoảng 75% là dân tộc Thái, 14% là người Thái gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm thiểu số như Môn, Khmer và các dân tộc khác. Thống kê có khoảng 2,2 triệu người nhập cư hợp pháp cũng như bất hợp pháp ở Thái Lan, trong đó, số lượng lao động nước ngoài bất hợp pháp có thể lên tới hơn 1 triệu người, dẫn đến những hệ quả như tội phạm gia tăng và khoảng cách của sự bất bình đẳng xã hội ngày một lớn. Về tôn giáo, Phật giáo Nam Tông được coi là ‘quốc giáo’ với tỷ lệ người theo là 94,5% – khiến cho nước này trở thành một trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất trên thế giới theo tỷ lệ dân số. Cũng theo điều tra dân số năm 2015, Hồi giáo chiếm 4,3% và Kitô giáo chiếm 1,2%.
Thái Lan là một quốc gia Quân chủ lập hiến kết hợp với nghị viện. Hoàng tộc Mahidol của Vương triều Chakri là biểu tượng quốc gia, Quốc vương theo hiến pháp là nguyên thủ quốc gia, giữ chức vụ Tổng tư lệnh quân đội kiêm Nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo. Vua Thái hiện nay là Rama X, người kế vị ngai vàng từ Hội đồng lập pháp vào năm 2016, sau khi cha ông là Rama IX băng hà cùng năm đó.
Kinh tế Thái Lan đã phát triển nhanh từ năm 1985 đến 1995, nhưng kể từ sau khi hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 thì tốc độ tăng trưởng trở nên chậm chạp. Thái Lan là quốc gia đặc biệt phát triển trong ngành du lịch, nước này sở hữu những điểm đến du lịch nổi tiếng thế giới như: Ayutthaya, Pattaya, Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, hay Ko Samui,… Đón tiếp xấp xỉ 40 triệu lượt khách quốc tế ghé thăm trong năm 2019, trong đó, con số trung bình là 14 nghìn lượt mỗi ngày. Nguồn thu từ công nghiệp du lịch, dịch vụ và xuất khẩu có đóng góp lớn cho nền kinh tế.
Thái Lan là một trong những nước tham gia sáng lập ASEAN, thành viên của các Tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, WTO, APEC, Phong trào không liên kết,… và là khách mời thường trực của Hội nghị thượng đỉnh G-20. Quốc gia này được công nhận là một ‟Hổ mới châu Á” và cường quốc khu vực ở Đông Nam Á đồng thời có tiềm năng để trở thành một cường quốc bậc trung trên thế giới. Với chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao, cũng như là nền kinh tế lớn thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau Indonesia, xếp hạng 25 toàn cầu theo GDP danh nghĩa, xếp thứ 21 thế giới xét theo sức mua tương đương, đứng thứ 28 trên thế giới về tổng giá trị thương hiệu quốc gia (2020), Thái Lan hiện là một nước công nghiệp mới, trong đó, sản xuất, lắp ráp, chế tạo hàng công nghiệp, điện tử, xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp, ngư nghiệp cùng du lịch là những lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế.
Tuy nhiên hiện nay, Thái Lan đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng: kinh tế trì trệ suốt từ năm 1997 tới nay, bất ổn chính trị liên tiếp, sự lỏng lẻo trong quản lý an ninh, tình trạng nhập cư bất hợp pháp dẫn đến tội phạm lan rộng cùng nạn sở hữu súng đạn trái phép, sự phân hóa giàu nghèo và sự nổi lên của chủ nghĩa khủng bố do các phần tử Hồi giáo cực đoan ở miền Nam đất nước tiến hành đang là những vấn đề nhức nhối.
Xem thêm : File XVO là gì? – Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng
Thái Lan được chia làm 76 tỉnh (จังหวัด changwat), trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương: Bangkok và Pattaya. Do có phân cấp hành chính tương đương cấp tỉnh, Bangkok thường được xem là tỉnh thứ 76 của Thái Lan.
Các tỉnh được chia thành các huyện (อำเภอ amphoe) hoặc quận (เขต khet). Năm 2017, Thái Lan có tổng cộng 878 huyện và 50 quận (thuộc Bangkok). Một số phần của các tỉnh giáp ranh với Bangkok (như Nonthaburi, Pathum Thani, Samut Prakan, Nakhon Pathom và Samut Sakhon) thường được gộp chung và được biết đến như Vùng đô thị Bangkok. Các tỉnh đều có tỉnh lỵ (อำเภอเมือง amphoe mueang) trùng tên với mình (nếu là tỉnh Phuket thì có thủ phủ là Amphoe Mueang Phuket hay Phuket). Các huyện được chia thành các xã (ตำบล tambon), trong khi các quận được chia thành các phường (ท้องที่ thongthi). Các xã được chia thành các thôn (หมู่บ้าน muban).
Các đô thị của Thái Lan gồm ba cấp, thành phố (เทศบาลนคร Thesaban nakhon), thị xã (เทศบาลเมือง Thesaban mueang) và thị trấn (เทศบาลตำบล Thesaban tambon). Nhiều thành phố và thị xã đồng thời là tỉnh lỵ. Tuy nhiên một tỉnh có thể có tới hai thành phố và vài thị xã.
Video về “Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập?”
Kết luận
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Tổng hợp
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu