Tra Cứu

Ngày này năm xưa 30/12: Chiến dịch 12 ngày đêm “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” kết thúc

Ngày này năm xưa 28/12: Ngày thực hiện quy chế quản lý cụm công nghiệp Ngày này năm xưa 29/12: Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không, ký kết Hiệp định UKVFTA

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước và ngành Công Thương; sự kiện nổi bật quốc tế; sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự kiện ngành Công Thương

Ngày 30 tháng 12 năm 2019, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3930/QĐ-BCT về việc Phê duyệt danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương năm 2019.

Ngày 30 tháng 12 năm 2011, Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

Ngày 30 tháng 12 năm 2008, Quyết định số 54/2008/QĐ-BCT của Bộ Công Thương: Về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện.

Ngày 30 tháng 12 năm 2013, Thông tư số 37/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 quy định hoạt động nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà.

Ngày 30 tháng 12 năm 2015, Thông tư số 55/2015/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với các Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

Ngày 30 tháng 12 năm 2011, Thông tư số 48/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

Sự kiện trong nước và kỷ niệm về Bác Hồ

Cách đây 50 năm, vào cuối tháng 12/1972, quân và dân miền Bắc, mà nòng cốt là Bộ đội Phòng không – Không quân đã có cuộc đụng đầu lịch sử với Không quân Mỹ trong Chiến dịch tập kích đường không chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng và các vùng phụ cận. Khi đó, Tổng thống Mỹ Nixon từng tin tưởng chắc chắn rằng “Hà Nội sẽ là một khu vực chết”. Vậy nhưng, bằng ý chí, sức mạnh và nghệ thuật quân sự Việt Nam, quân và dân miền Bắc đã làm nên một trận Điện Biên Phủ trên không chói lọi ngay trên bầu trời Hà Nội.

Nhờ rút kinh nghiệm và chỉ đạo kịp thời những ngày sau chiến đấu hiệu quả hơn, hạn chế được nhiều thương vong và tổn thất. Đêm 26/12/1972, phi công Vũ đình Rạng bắn bị thương B52 bằng 1 quả tên lửa, phi công Vũ Xuân Thiều đã phóng 2 quả tên lửa, không trúng B52, đã lao cả máy bay vào B52 và hy sinh. Đêm 27/12/1972, phi công Phạm Tuân khôn khéo lừa máy bay bảo vệ tiếp cận B52 phóng cả 2 tên lửa vào B52 rồi lộn ngược máy bay thoát ra ngoài trở về sân bay hạ cánh an toàn.

Ngày này năm xưa 30/12: Chiến dịch 12 ngày đêm “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không 1972”: Thắng lợi của bản lĩnh Việt Nam

Sau 12 ngày đêm dùng B52 ném bóm không hiệu quả lại bị tổn thất nặng nề. Sáng 30/12/1972, Tổng thống Mỹ tuyên bố ngừng ném bom, thừa nhận thất bại và chấp nhận ký kết hiệp định Paris theo điều khoản Việt Nam đưa ra.

Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” càng khẳng định chân lý bất hủ mang giá trị thời đại sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Trong 12 ngày đêm tháng 121972, đế quốc Mỹ đã sử dụng 663 lượt máy bay B.52 và 3.920 lượt máy bay chiến thuật, ném hơn 100.000 tấn bom, đạn xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã miền Bắc nước ta. Riêng ở Hà Nội, không lực Mỹ sử dụng 441 lượt máy bay B.52 cùng nhiều máy bay chiến thuật, trút hàng nghìn tấn bom xuống các khu phố, sân bay, nhà ga, bệnh viện, trường học, hủy diệt nhiều phố xá, làng mạc; phá sập 5.480 ngôi nhà, trong đó có gần 100 nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà ga; giết chết 2.368 dân thường, làm bị thương 1.355 người, hủy diệt phố Khâm Thiên – khu vực có mật độ dân số đông nhất Hà Nội vào thời điểm đó.

Nhưng, đồng bào và chiến sĩ của ta, trong đó có quân dân thủ đô Hà Nội với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” đã chiến đấu anh dũng, kiên cường, vượt lên mọi hy sinh gian khổ, biến đau thương, mất mát thành hành động cách mạng, giữ vững niềm tin sắt son vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ngày 30/12/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua chống Mỹ cứu nước tại thủ đô Hà Nội. Tại đây, Hồ Chủ tịch đã nói: “Các cô, các chú được tuyên dương là Anh hùng phải nhận rõ rằng, vinh dự đó là vinh dự chung của tập thể, chứ không chỉ là của riêng từng người. Nếu không có Đảng, không có nhân dân, không có tập thể thì mọi người không trở thành Anh hùng được. Có Anh hùng là vì có tập thể anh hùng, dân tộc anh hùng, Đảng anh hùng”.

Sự kiện quốc tế

Ngày 30 tháng 12 năm 1918, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản của nước Đức bắt đầu tổ chức tại Berlin.

Ngày 30 tháng 12 năm 1922, Đại diện của bốn nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết là Nga, Ngoại Kavkaz, Ukraina, Belorussia ký vào bản hiệp định thành lập nên Liên Xô tại Moskva. Theo nguyện vọng và vì tình đoàn kết hữu nghị, cũng như sự gắn bó lâu đời giữa các dân tộc, nhằm bảo đảm xây dựng một quốc gia chung đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập gồm các nước cộng hoà; Liên bang Nga, Tranxcauxia, Ucraina, Bêlôruxia.

Đến năm 1941, Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết trở thành đại gia đình gồm 15 nước cộng hoà. Nhà nước Liên Xô đã góp phần xây dựng hệ thống chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Năm 1991, Liên Xô tan rã, chấm dứt 69 năm tồn tại.

Rudyard Kipling – nhà viết tiểu thuyết, nhà văn Anh, giải thưởng nôbel năm 1907, sinh ngày 30-12-1865 tại Ấn Độ. Ông vừa viết báo, làm thơ, viết truyện ngắn. Năm 23 tuổi đã nổi tiếng với tập thơ đầu tiên “Departmental Ditties”. Ông là bậc thầy về truyện ngắn, nhất là truyện loài vật viết cho thiếu nhi, như “Tập sách rừng rậm”, “Truyện cho trẻ em như thế đấy”, “Phần thưởng và các nàng tiên”. Về tiểu thuyết, nổi tiếng có “Ánh nắng lụi tàn”, “Những thuyền trưởng dũng cảm”, “Kim”. Ông mất ngày 17/1/1936.

Romain Rolland sinh năm 1866 và mất ngày 30/12/1944. Ông là nhà văn hiện thực, nhà nhân văn chủ nghĩa của văn học hiện đại Pháp. Ông còn là nhà nghiên cứu âm nhạc. Rômanh Rôlăng có nhiều tác phẩm, nổi tiếng hơn cả là bộ tiểu thuyết “Giăng Crixtôp” gồm 10 tập. Bộ sách này được dịch ra nhiều thứ tiếng, và ông được giải thưởng Nôbel. Suốt cuộc đời mình, Rôlăng dùng ngòi bút sắc sảo, đầy âm thanh kỳ diệu để đấu tranh cho hạnh phúc loài người, cho giá trị chân chính của con người. Ông thuộc thế hệ những nhà văn lớn và tiến bộ của nước Pháp.

Sự kiện hôm nay

Ngày 30/12/2022, Ban Chấp hành Trung ương họp bất thường và sau đó Quốc hội sẽ mở kỳ họp bất thường, với chương trình dự kiến có nội dung công tác nhân sự.

Chương trình “Phố Sách cuối tuần” bắt đầu từ dịp Tết Dương lịch 2023 (ngày 31/12/2022 đến 2/1/2023). Lễ khai mạc chương trình vào 19h30 ngày 30/12/2022, có sự tham gia giao lưu, tặng quà của Nghệ sĩ ưu tú Xuân Bắc.

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button