Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát À ơi tay mẹ lớp 6 hay nhất (12 Mẫu)
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát À ơi tay mẹ bao gồm dàn ý chi tiết cùng 12 bài mẫu hay nhất được thầy cô trường thcs Hồng Thái chọn lọc từ các bài văn đạt điểm cao sẽ là gợi ý giúp các em hoàn thành tốt bài văn của mình.
Bạn đang xem: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát À ơi tay mẹ lớp 6 hay nhất (12 Mẫu)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ lục bát À ơi tay mẹ
Dàn ý Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát À ơi tay mẹ
1. Mở đoạn:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Nêu khái quát cảm nghĩ của em về bài thơ.
2. Thân đoạn:
Cảm nghĩ về bài thơ À ơi tay mẹ
– Về nội dung:
- Tình yêu thương, che chở, chăm sóc của mẹ dành cho con.
- Sự hi sinh của mẹ: mẹ ru con suốt đời nhưng “chẳng một câu ru mình”.
– Về nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát.
- Ngôn ngữ cô đọng, giàu nhạc điệu.
- Các biện pháp tu từ: điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ.
Xem thêm : Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là
3. Kết đoạn:
– Khẳng định lại giá trị bài thơ.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát À ơi tay mẹ – Mẫu 1
Bài thơ À ơi tay mẹ là một bài thơ lục bát rất hay và ý nghĩa. Điệp từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần, tạo giai điệu du dương như một bản nhạc ru của mẹ thường ru con ngủ thuở còn thơ bé. Những hình ảnh trong bài thơ vừa mộc mạc, giản dị lại to lớn và bao la. Tựa như tình cảm của mẹ vậy. Hình ảnh bàn tay chính là hình ảnh người mẹ tảo tần, vì con mà làm tất cả mọi điều. Mẹ yêu thương, chở che, đùm bọc cho con, để con được sống hạnh phúc, đủ đầy. Thật thiêng liêng biết bao tình mẹ cao cả, vĩ đại ấy. Chẳng gì có thể tuyệt vời hơn thế nữa! Những cảm xúc yêu thương ấy, đã được thể hiện trọn vẹn trong bài thơ lục bát À ơi tay mẹ, qua hình ảnh đôi bàn tay của mẹ.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát À ơi tay mẹ – Mẫu 2
Đọc bài thơ À ơi tay mẹ của tác giả Bình Nguyên, em lại thấy ấn tượng sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Người mẹ hiện lên qua hình ảnh “bàn tay mẹ” đã khắc họa tình yêu thương bao la vô bờ dành cho con. Đôi bàn tay ấy đã che chở để con vượt qua những giông tố cuộc đời “Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng”. Khi còn thơ bé, mẹ vẫn bồng bế con trên đôi tay quen thuộc ấy. Từng lời ru ngọt ngào, trong trẻo của mẹ đã đưa con vào giấc ngủ say nồng. Mẹ còn gọi con bằng những cái tên âu yếm, thân thương “cái trăng vàng”, “cái trăng tròn”, “cái Mặt trời bé con”. Có thể nói, con là động lực, sức mạnh cổ vũ cho mẹ. Mẹ sẵn sàng hi sinh mọi thứ để con có thể lớn khôn, trưởng thành bước vào đời “Bàn tay mang phép nhiệm mầu/ Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”. Với thể thơ lục bát truyền thống, hình ảnh thơ gần gũi kết hợp với biện pháp điệp “À ơi cái này”, nhân hóa “cái trăng vàng ngủ ngon” đã giúp các câu thơ có nhịp điệu, sâu lắng như lời hát ru thân thương. Từ đây, nhà thơ gợi nhắc tới chúng ta tình yêu thương rộng lớn không gì sánh bằng của mẹ dành cho con cái.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát À ơi tay mẹ – Mẫu 3
Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên đã mang đến cho em những cảm nhận sâu đậm về tình thương yêu cao cả của mẹ. Mượn hình ảnh “bàn tay mẹ”, nhà thơ khắc họa hình bóng mẹ tần tảo, dịu dàng, săn sóc người con. Đứng trước mưa giông bão tố của cuộc đời, mẹ mạnh mẽ, vững vàng che chắn để bảo vệ con “Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng”. Khi con cần giấc ngủ bình yên, ấm áp, mẹ lại nhẹ nhàng cất lời ru ngọt ngào, quen thuộc “Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng/ À ơi này cái vầng trăng vàng ngủ ngon”. Ngắm nhìn sinh linh bé bỏng do mình mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày, mẹ lại cảm thấy hạnh phúc, âu yếm biết bao. Trong đôi mắt ngập tràn tình thương của mình, con mãi là “cái trăng vàng”, “cái Mặt trời bé con”. Với mẹ, con là nguồn sống, là tất cả mọi thứ. Chính bởi vậy, mẹ sẵn sàng hi sinh, làm tất thảy mọi thứ để con được sống cuộc đời bình an và hạnh phúc “Bàn tay mang phép nhiệm màu/ Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”. Nhờ thể thơ lục bát truyền thống, ngôn ngữ cô đọng cùng các biện pháp ẩn dụ “bàn tay mẹ”, “cái trăng”, “Mặt Trời”, nhân hóa “cái trăng vàng ngủ ngon” đã khiến cho bài thơ trở nên tha thiết giống như những lời hát ru thân thương, quen thuộc. Qua đây, nhà thơ khéo léo thể hiện tình yêu thương trìu mến, bao la như “nước trong nguồn chảy ra” của mẹ đối với con.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát À ơi tay mẹ – Mẫu 4
Trong những tác phẩm thơ đã được đọc, em đặc biệt ấn tượng với À ơi tay mẹ của nhà thơ Bình Nguyên. Đây là một bài thơ đậm chất trữ tình, với âm hưởng và giai điệu du dương như một ca khúc ru của mẹ. Điệp từ “À ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần ở đầu các câu thơ đã ươm nhạc cho tâm hồn người đọc. Trong giai điệu dìu dặt, hấp dẫn ấy, em cảm nhận được tình mẹ thiêng liêng và cao cả. Bàn tay của mẹ nhỏ bé thế mà cũng to lớn như trời bể. Che mưa chắn gió, đem đến bình yên, an lành cho người con bé bỏng. Mẹ hi sinh tất cả chỉ mong con được ngon giấc, đủ đầy. Sự hi sinh vĩ đại không hỏi mong hồi đáp ấy, thử hỏi, còn có thể có ai ngoài người mẹ? Tất cả những cảm xúc yêu thương, trân quý của tình mẹ bao la đó, đã được nhà thơ Bình Nguyên truyền tải trọn vẹn vào bài thơ lục bát À ơi tay mẹ.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát À ơi tay mẹ – Mẫu 5
Bài thơ À ơi tay mẹ của tác giả Bình Nguyên đã để lại trong em những rung động sâu sắc về tình yêu thương bao la của mẹ. Nhà thơ thật khéo léo khi khắc họa hình ảnh người mẹ – hình ảnh trung tâm thông qua “bàn tay mẹ”. Đôi tay ấy tuy nhỏ bé nhưng lại mang sức mạnh phi thường “Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng”. Đó còn là bàn tay dịu dàng đưa con vào giấc ngủ bình yên “cái trăng còn nằm nôi”, “cái trăng vàng ngủ ngon” cùng những lời hát ru gần gũi, quen thuộc. Mẹ dành cho con sự quan tâm, chăm sóc vô bờ. Mẹ vỗ về, nuôi nấng con từng ngày dù “Mai sau bể cạn non mòn/ À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru”. Những tình cảm cao đẹp ấy còn được thể hiện thông qua đức hi sinh của người mẹ. Mẹ làm lụng vất vả, chịu bao cực khổ để mong con có thể lớn lên toàn diện về mọi mặt “Ru cho đời nín cái đau/ À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình”. Bao nhiêu điều tốt đẹp trên cuộc đời này, mẹ chẳng giữ lại cho riêng mình mà dành hết cho đứa con bé bỏng. Bằng biện pháp ẩn dụ “bàn tay mẹ”, điệp ngữ “ru cho” cùng ngôn ngữ cô đọng, nhà thơ đã khắc họa tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Qua đó, gợi nhắc mỗi người chúng ta hãy biết yêu thương, kính trọng đấng sinh thành.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát À ơi tay mẹ – Mẫu 6
Bài thơ À ơi tay mẹ của nhà thơ Bình Nguyên thực sự là một khúc ru chứa chan tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Hình ảnh người mẹ được sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, hiện lên qua biểu tượng bàn tay. Chính bàn tay tưởng như nhỏ bé ấy, lại có thể làm tất cả mọi việc. Từ chắn mưa, chặn bão đến chắt chiu, may vá, bế bồng. Trăm việc ngàn công đều do bàn tay mẹ, ấy thế mà sao mẹ vẫn dịu dàng, vẫn yêu thương, vẫn cho con đủ đầy ấm áp? Có lẽ, đó chính là sức mạnh vĩ đại của tình mẹ. Trên thế gian này, chẳng có thứ tình cảm nào có thể thiêng liêng hơn cả tình mẹ. Những nỗi niềm cao cả ấy, được nhà thơ Bình Nguyên đưa vào tác phẩm thơ uyển chuyển như một lời hát ru. Đó là lời ca, là lời tâm tình, là lời nguyện đáp của người mẹ dành cho thiên thần bé bỏng của mình. Thật ý nghĩa làm sao những áng thơ dịu dàng ấy!
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát À ơi tay mẹ – Mẫu 7
À ơi tay mẹ của Bình Nguyên là một trong những bài thơ hay viết về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng – “đôi bàn tay” để nhắc về người mẹ. Đôi bàn tay kì diệu mang phép nhiệm màu che chở cho con. Chỉ là một đôi bàn tay rất bình thường, nhưng dường như lại có sức mạnh phi thường. Điều đó xuất phát từ tình yêu sâu sắc mà người mẹ dành cho đứa con của mình. Mẹ đã bảo vệ, che chở con qua “mưa sa”, “bão mùa màng”. Không chỉ vậy, người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Cách gọi đó cho thấy tình cảm yêu thương của mẹ đối với con. Với mẹ, con chính là ánh trăng hay mặt trời, bất kể là đêm hay ngày đều đem lại nguồn sống cho mẹ. Dù vạn vật có biển chuyển không ngừng thì đôi bàn tay của mẹ vẫn sẽ ôm lấy con, lời ru của mẹ vẫn cất lên. Tình yêu của mẹ là không có gì thay đổi. Lời ru ngọt ngào đó đã cho con giấc ngủ êm đềm, đã tác động đến vạn vật trong cuộc sống. Và đôi bàn tay của mẹ đã làm nên phép màu. Nó không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời. Quả vậy, À ơi tay mẹ của Bình Nguyên đem đến tình cảm ngọt ngào, mà sâu lắng cho mỗi người đọc.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát À ơi tay mẹ – Mẫu 8
Trong kho tàng văn học có rất nhiều tác phẩm hay viết về tình mẫu tử, nhưng có tôi rất yêu thích bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên. Đôi bàn tay là hình ảnh hoán dụ, được nhà thơ sử dụng ý muốn chỉ về người mẹ. Khi đọc câu thơ này, chúng ta có thể cảm nhận được rằng đôi bàn tay của người mẹ dù rất bình thường, nhưng lại ẩn chứa sức mạnh phi thường. Cuộc đời dù có nhiều bão giông, nhưng nhờ có mẹ ở bên bảo vệ, che chở mà con luôn cảm thấy bình yên, hạnh phúc. Bàn tay của mẹ đã bế bồng con khi còn thơ bé. Và có ai lớn lên mà không từng được nghe lời ru ngọt ngào của mẹ. Cụm từ “À ơi” được lặp lại nhiều lần khiến cho bài thơ giống như một bài hát ru, thật ngọt ngào và tình cảm. Và đứa con chính là “vầng trăng” và “mặt trời bé con” của người mẹ. Hình ảnh này thật giàu tính biểu tượng, giúp tôi hiểu được rằng đối với người mẹ, đứa con chính là niềm hy vọng, đem đến cho mẹ nghị lực để sống. Có thể khẳng định rằng, đôi bàn tay của mẹ dường như có sức mạnh phi thường, mang đến cho con những điều tuyệt vời. Bài thơ À ơi tay mẹ mang đến thật nhiều cảm xúc, chan chứa tình cảm yêu thương.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát À ơi tay mẹ – Mẫu 9
Xem thêm : Dàn ý thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay ngắn gọn
Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ lục bát nói về tình cảm của người con dành cho mẹ khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Thơ lục bát vẫn gắn liền với ca dao, thể hiện đời sống và tâm tình của người Việt. Khi nói về những hình ảnh cuộc sống của mẹ, với những hình ảnh giản dị, vốn quen thuộc với người dân Việt Nam, cùng với việc bộc lộ tình cảm thì lục bát là một lựa chọn phù hợp. Dùng lục bát để thể hiện tình cảm tưởng như là điều đã quen thuộc, rất dễ rơi vào sáo mòn, nhưng tác giả bài thơ vẫn thể hiện được sự độc đáo về mặt nghệ thuật. Điển hình là cụm từ “òa cơn mưa”. “Òa” vốn là từ dùng để chỉ trạng thái biểu cảm của con người, ở đây lại được dùng cho “trời”. Vậy là con người xúc động sẽ òa khóc, còn trời xúc động thì “đang yên vậy” sẽ “òa cơn mưa”. Cơn mưa của trời xét trong chỉnh thể bài thơ là một hiện tượng tự nhiên, để sau đó: “Chum tương mẹ đã đậy rồi/ Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”. Song, với một từ “òa”, hình ảnh cơn mưa lúc này không còn chỉ là hiện tượng tự nhiên mà nó đã là một chỉ dấu cho những điều gây xúc động được liệt kê ở phía sau đó như: áo tơi “lủn củn khoác hờ người rơm”, “cái nơm hỏng vành”, v.v… Có thể nói tác giả đã rất khéo dùng hiện tượng tự nhiên để nói lên tình cảm của mình, hay cách khác, tác giả đã ngụ trong cảnh vật cái tình muốn gửi gắm. Bài thơ Về thăm mẹ nếu thiếu từ “òa” sẽ vẫn hay bởi cái nhìn của tác giả về hình ảnh người mẹ và cuộc sống của mẹ bình dị làm xúc động chủ thể trữ tình – người con. Nhưng có thêm từ “òa”, bài thơ đã tạo được điểm sáng về nghệ thuật.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát À ơi tay mẹ – Mẫu 10
Một trong những bài thơ viết về tình mẫu tử mà tôi rất yêu thích là À ơi tay mẹ của Bình Nguyên. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở hình ảnh “đôi bàn tay” nhằm chỉ người mẹ. Đọc bài thơ, tôi cảm nhận được sức mạnh phi thường đến từ đôi bàn tay nhỏ bé của mẹ. Bởi chính đôi bàn tay của mẹ đã bế bồng, chăm sóc khi con còn thơ bé. Không chỉ vậy, đôi bàn tay đó còn che chở cho đứa con qua “mưa sa”, “bão mùa màng” – ý chỉ những điều giông bão, khó khăn trong cuộc đời. Lời ru ngọt ngào của mẹ đưa con vào giấc ngủ êm đềm. Với mẹ, đứa con chính là “vầng trăng”, là “mặt trời bé con”. Hình ảnh thật đáng yêu, giúp tôi cảm nhận được vai trò của đứa con với người mẹ. Dù thời gian có trôi qua, vạn vật có thay đổi, đôi bàn tay của mẹ vẫn sẽ ôm lấy con, lời ru của mẹ vẫn cất lên. Đôi bàn tay của mẹ chứa đựng những phép nhiệm màu được chắt chiu từ những khó khăn, vất vả đó. Đôi bàn tay nhỏ nhắn, ấm áp đem đến biết bao nhiêu tình yêu thương. Đọc bài thơ, tôi thấu hiểu hơn được sự hy sinh, cũng như tình cảm của người mẹ.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát À ơi tay mẹ – Mẫu 11
À ơi tay mẹ là bài thơ của tác giả Bình Nguyên được nhà thơ gửi đi dự thi Thơ lục bát trên Báo Văn nghệ, bài thơ in trong tập “Thơ lục bát, Tác giả – Tác phẩm được bình chọn” của Nhà xuất bản Hội Nhà Văn năm 2003. Tác phẩm được viết theo thể thơ lục bát nhẹ nhàng như lối hát ru con của người Việt Nam xưa, phối hợp hài hòa với các biện pháp tu từ như ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc cùng ngôn từ thuần Việt dễ đọc, dễ cảm và dạt dào cảm xúc đối với người Việt. À ơi tay mẹ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: tần tảo, chắt chiu, yêu thương, hi sinh…đến quên mình. Bài thơ đọng lại nhiều dư vị trong lòng người đọc về tình mẹ và hình ảnh lời ru trong giấc ngủ của đứa con với biết bao sự mong ngóng.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát À ơi tay mẹ – Mẫu 12
Bài thơ Về thăm mẹ là dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách. Bằng lối diễn đạt giản dị kết hết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gùi thân thương. Câu thơ mở đầu:” Con về thăm mẹ chiều đông/ bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà” như một lời kể lại nhưng người đọc dường như cảm nhận được hơi ấm của tình mẹ con. Có mẹ trong nhà tràn ngập ấm áp. Hình ảnh mẹ gắp liền với khơi khói đượm hơi ấm mỗi buổi chiều tà, cũng như đang nói về cuộc đời lam lũ, thảo thơm của mẹ. Khi mẹ vắng nhà, ngồi trước mái hiên, ngắm nhìn khung cảnh ngôi nhà thân thương, người con nhìn những đồ vật thân quen đều khiến con gợi nhớ tới hình ảnh mẹ. Ví như: chiếc nón từng dãi nắng dầm sương cùng mẹ thì nay khi cũ rách rồi (thành nón mê) vẫn ngồi dẳm mưa trên chiếc chum tương (một món ăn thường ngàu do mẹ làm ra). Hay như chiếc áo tơi từng qua bao buổi cày bừa trên đồng cạn dưới đồng sây với mẹ tuy đã cũ mòn những vẫn còn lủn củn khóa hờ người rơm; cái nơm, hỏng vành, đành gà con nối đuôi mẹ tránh mưa,… tất cả đều gợi nhớ về mẹ, về hình ảnh mẹ tần tảo sớm khuya. Với mẹ, hình như đồ vật nào cũng đều có sự gắn bó gắn gũi, mang tình nghĩa thẳm thiết, thủy chung sau trước. Đó cũng là phẩm chất của người mẹ Việt Nam. Tấm lòng uêu thương vô bờ bến của mẹ đối với con được kết đặc lại, tô đậm thêm trong hình ảnh: “bất ngờ rụng ở trên cành / trái na cuối vụ mẹ dành phần con.” Một trái na cuối vụ đõ chín muộn ở trên cành mà mẹ vẫn dành để phần cho đứa con nơi xa. Mẹ mong lắm ngày con trở về để được nếm hương vị trái câu do tự tay mình trồng, mình chăm. Không nhiều lời, chỉ côn một hình ảnh tiêu biểu như thế cũng đã cho ta cảm nhận sâu sắc tình yêu của mẹ đối với con. Băng cách dùng lối ẩn dụ khéo léo, chọn hình ảnh thân thuộc, phù hợp với đối tượng miêu tỏ vò giọng thơ nhẹ nhàng tình cảm là điểm mạnh của bài thơ. Hình tượng người mẹ nông thôn Việt Nam cần cù siêng năng, hiền lành thơm thảo, vất vả lam lũ sớm chiều nhưng đầy tình yêu thương con hiện lên rõ nét trong tác phẩm Về thăm mẹ củo Định Nam Khương. Chẳng riêng tác giả mà ngay như chúng ta cũng chung tình cảm: Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.
**********
Trên đây là 12 bài mẫu viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát À ơi tay mẹ hay nhất được thầy cô trường thcs Hồng Thái tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em củng cố vốn từ, trau dồi kỹ năng viết văn để hoàn thiện tốt bài văn của mình.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu