Giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Mái ấm gia đình
Giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Mái ấm gia đình ngắn gọn, hay nhất. Trả lời câu hỏi: Mái ấm gia đình (SGK trang 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58) bộ sách mới Cánh diều.
Chia sẻ và đọc: Ngưỡng cửa trang 45, 46, 47 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Phần I: Chia sẻ:
Trả lời câu hỏi trang 45 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1: Tìm từ còn thiếu trong các câu ca dao, tục ngữ dưới đây và hoàn thành ô chữ.
– Dòng 1: Chị ngã em _
– Dòng 2: Công cha như _ ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
– Dòng 3: Anh em như thế chân _
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
– Dòng 4: Khôn ngoan đối _ người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
– Dòng 5: Đố ai đếm được _ sao
Đố ai đếm được công lao mẹ thầy.
– Dòng 6: Con _ có tổ, có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn.
– Dòng 7: Em thuận anh hòa là _ có phúc.
Lời giải
Câu 2: Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc tô màu xanh đậm.
Lời giải
Từ ở cột dọc màu xanh là: Gia đình.
Phần II: Bài đọc:
Ngưỡng cửa
(Trích)
Nơi ấy ai cũng quen Ngay từ thời tấm bé Khi tay bà, tay mẹ Còn dắt vòng đi men.
Nơi bố mẹ ngày đêm Lúc nào qua cũng vội Nơi bạn bè chạy tới Thường lúc nào cũng vui. |
Nơi ấy đã đưa tôi Buổi đầu tiên đến lớp Nay con đường tít tắp Vẫn đang chờ tôi đi.
Nơi ấy ngôi sao khuya Soi vào trong giấc ngủ Ngọn đèn khuya bóng mẹ Sáng một vầng trân sân. VŨ QUẦN PHƯƠNG |
Phần III: Đọc hiểu:
Trả lời câu hỏi trang 47 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1: Khổ thơ 1 gợi lại kỉ niệm gì về ngưỡng cửa?
Lời giải
Khổ thơ 1 gợi lại kỉ niệm về ngưỡng cửa là: Khi còn bé được bà và mẹ dắt tay chập chững tập đi men ở ngưỡng cửa.
Câu 2: Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên nỗi vất vả của bố mẹ?
Lời giải
Những hình ảnh trong bài thơ nói lên nỗi vất vả của bố mẹ là:
“Nơi bố mẹ ngày đêm
Lúc nào qua cũng vội”
Câu 3: Hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện niềm vui bạn bè gắn với ngưỡng cửa?
Lời giải
Hình ảnh trong bài thơ thể hiện niềm vui bạn bè gắn với ngưỡng cửa là:
“Nơi bạn bè chạy tới
Thường lúc nào cũng vui.”
Câu 4: Em hiểu “con đường tít tắp” ở khổ thơ 3 là gì? Chọn ý đúng:
a) Đường đến trường học.
b) Đường đến nhà bạn bè.
c) Đường đến tương lai.
Lời giải
Em hiểu “con đường tít tắp” ở khổ thơ 3 là: Đường đến tương lai
Chọn đáp án c).
Phần IV: Luyện tập:
Trả lời câu hỏi trang 47 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1: Tìm từ ngữ có nghĩa giống các từ ngữ: ngỡ, xa tắp, thời tấm bé.
Lời giải
– Ngỡ: nghĩ.
– Xa tắp: xa xôi, xa xăm, xa tít.
– Thời tấm bé: thời thơ ấu.
Câu 2: Đặt câu với một từ ngữ vừa tìm được.
Lời giải
– Tớ rất vui khi nghĩ về chuyến du lịch mùa hè sắp tới với gia đình.
– Đường về nhà xa tít.
– Thời thơ ấu của tôi được gói gọn bằng những câu chuyện bà kể.
Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về gia đình trang 47 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Trả lời câu hỏi trang 47 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1:
Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về gia đình.
– 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về gia đình.
Lời giải
Em có thể tham khảo, đọc một số câu chuyện, bài thơ sau:
– Bài thơ: Em yêu nhà em, Thương ông, Lấy tăm cho bà, Mẹ của em,…
– Câu chuyện: Anh và em gái, Bà và cháu,…
– Bài văn về gia đình:
Gia đình tôi gồm có ông, bà, cha mẹ và hai chị em. Nhưng người được gia đình kính trọng và yêu quý nhất vẫn là ông nội.
Ông nội tôi năm nay ngoài bảy mươi tuổi. Tuy vậy, dáng người ông trông thật khỏe mạnh. Chòm râu dài, trắng trông rất giống chòm râu của Bác Hồ. Mỗi lần ông bê bé Bi trên tay, bé cứ thích vuốt chòm râu của ông hoài. Mái tóc ông đã bạc trắng, nước da ông ngăm đen, nhăn nheo. Gương mặt hiền từ với cái nhìn trìu mến trông ông thật phúc hậu. Mỗi khi ông cười để lộ những chiếc răng trắng thưa thớt. Đôi tai ông dài và to như tai phật. Người ta thường nói: “Ai có đôi tai phật thì sống rất thọ”. Không biết câu nói đó có đúng không, nhưng tôi mong đúng như vậy.
Tuy tuổi cao, nhưng bước đi của ông vẫn nhanh nhẹn, tối tối ông đi ngủ sớm và dậy vào lúc năm giờ sáng để tập thể dục dưỡng sinh. Ông tôi rất thích trồng cây. Những loại cây ông trồng luôn nở hoa quanh năm. Cứ mỗi dịp xuân về, cây đâm chồi nảy lộc, hoa nở từng chùm đủ màu sắc sặc sỡ làm cho khu vườn trở nên đẹp đẽ. Khi rảnh rỗi, ông thường kể chuyện cho chúng tôi nghe, mỗi câu chuyện ông kể thường lôi cuốn chúng tôi vào những giấc mơ tuyệt đẹp.
Đối với hàng xóm, ông đối xử rất tốt, khi gia đình ai có chuyện gì ông đều đến hỏi thăm và động viên ân cần, vì vậy mọi người trong khu phố đều rất kính trọng ông.
Tuy dã già, nhưng ông rất thương con quý cháu, cởi mở và hòa thuận với mọi người. Tôi mong ước rằng ông luôn khỏe mạnh để sống lâu và tôi sẽ cố học giỏi để ông vui lòng.
Câu 2:
Viết vào phiếu đọc sách:
– Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích).
– Cảm nghĩ của em.
Lời giải
– Tên bài đọc là “Nụ cười trẻ thơ”.
– Bài thơ rất hay nói về nụ cười hồn nhiên của các em thiếu nhi góp phần làm thế giới tươi vui, đẹp hơn. Trẻ em là măng non Tổ quốc.
Viết: Ôn chữ viết hoa E, Ê trang 47 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Trả lời câu hỏi trang 47 SGK Tiếng Việt 3
1. Viết tên riêng: Ê-đê
2. Viết câu:
Em thuận anh hòa là nhà có phúc.
Tục ngữ
Lời giải
Em thực hiện viết bài vào vở.
Chú ý:
– Viết đúng chính tả.
– Viết hoa các chữ cái đầu dòng, viết hoa tên riêng.
Trao đổi: Nhận và gọi điện thoại trang 48, 49 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Trả lời câu hỏi trang 48 SGK Tiếng Việt 3
Điện thoại
Đang học bài, Tuấn bỗng nghe tiếng chuông điện thoại. Chưa tới hồi chuông thứ ba, em đã đến bên máy. Em nhấc ống nghe lên, áp vào tai:
– Cháu là Tuấn đây ạ.
Ở đầu dây đằng kia là giọng nói ấm áp của ông ngoại:
– Chào cháu! Ông đây!
– Cháu chào ông ạ! Ông ơi, ông có khỏe không?
– Ông khỏe. Ông gọi để nhắc mẹ cháu đưa em Kem đi tiêm phòng.
– Vâng ạ. Cháu sẽ ghi lại. Lát nữa bố mẹ về, cháy sẽ nhắc ngay.
Rồi Tuấn nhanh nhảu khoe:
– Ông ơi, cháu được cô giáo khen vì làm bài sáng tạo.
– Ồ, cháu của ông giỏi quá! Ông chúc mừng cháu nhé!
– Cháu cảm ơn ông.
– Ông chào cháu!
– Cháu chào ông ạ!
LÊ MINH
a) Vì sao Tuấn phải xưng tên khi nhấc ống nghe lên? Chọn ý đúng:
– Vì Tuấn chưa biết ai gọi điện thoại cho mình.
– Vì Tuấn chưa biết người gọi điện thoại muốn nói chuyện gì.
– Vì Tuấn dùng điện thoại chung, cần cho người gọi biết mình là ai.
b) Cách nói trên điện thoại có điểm gì khác cách nói chuyện bình thường? Chọn ý đúng:
– Nói năng lễ phép.
– Nói ngắn gọn.
– Nói thật to.
Lời giải
a) Tuấn phải xưng tên khi nhấc ống nghe lên:
– Vì Tuấn dùng điện thoại chung, cần cho người gọi biết mình là ai.
b) Cách nói trên điện thoại có điểm khác cách nói chuyện bình thường là:
– Nói năng lễ phép.
Trả lời câu hỏi trang 49 SGK Tiếng Việt 3
Cùng bạn đóng vai gọi điện thoại hỏi thăm hoặc chúc mừng một người thân.
a) Phân vai: người gọi điện, người nhận điện.
b) Các vai thực hiện việc phù hợp:
– Nhấn số để gọi.
– Nói lời hỏi thăm hoặc chúc mừng.
– Nói lời đáp.
c) Đổi vai sau mỗi cuộc điện thoại.
Lời giải
Hai nhân vật:
– Minh: Người gọi điện
– Hoa: Người nhận điện
Hoa: Mình là Hoa đây ạ
Minh: Chào Hoa, tớ Minh đây!
Hoa: Chào Minh nhé! Có chuyện gì vậy bạn?
Minh: Mình gọi để hỏi xem bạn có cầm quyển sách Toán của mình không?
Hoa: À, sáng mình quên chưa trả Minh rồi. Mai gặp nhau ở lớp mình đưa cho Minh nhé
Minh: Được nhé, tạm biệt Hoa
Hoa: Cảm ơn! Tạm biệt Minh.
Đọc: Cha sẽ luôn ở bên con trang 49, 50, 51 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Phần I: Bài đọc:
Cha sẽ luôn ở bên con
Một trận động đất lớn xảy ra. Chỉ trong vòng 4 phút, nó đã san bằng thành phố. Giữa cơn hỗn loạn đó, một người cha chạy vội đến trường học của con. Ông bàng hoàng, lặng đi vì ngôi trường chỉ còn là một đống gạch vụn. Rồi ông nhớ lại lời hứa với con: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con.”.
Ông cố nhớ lại vị trí lớp học của con, chạy đến đó và ra sức đào bới. Mọi người kéo ông ra và an ủi:
– Muộn quá rồi! Bác không làm được gì nữa đâu!
Nhưng với ai, ông cũng chỉ có một câu hỏi: “Bác có giúp tôi không?”, rồi tiếp tục đào bới. Nhiều người bắt đầu đào bới cùng ông.
Nhiều giờ trôi qua. Đến khi lật một mảng tường lớn lên, người cha bỗng nghe thấy tiếng con trai. Mừng quá, ông gọi to tên cậu bé. Có tiếng đáp lại: “Cha ơi, con ở đây!”. Mọi người cùng ào đến. Bức tường đổ đã tạo ra một khoảng trống nhỏ nên bọn trẻ còn sống.
Bọn trẻ được cứu thoát. Cậu con trai ôm chầm lấy cha:
– Cha ơi! Con đã bảo các bạn là nhất định cha sẽ cứu con và các bạn mà!
Theo báo Tuổi trẻ (Thanh Giang dịch)
Xem thêm : Viết 3 – 4 câu kể về những việc em thường làm sau khi đi học về
Phần II: Đọc hiểu:
Trả lời câu hỏi trang 50 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1: Chuyện gì xảy ra với ngôi trường của cậu con trai khi động đất?
Lời giải
Khi động đất xảy ra, ngôi trường của cậu con trai cũng bị sụp đổ, chỉ còn là một đống gạch vụn.
Câu 2: Vì sao người cha vẫn quyết tâm đào bới đống đổ nát khi mọi người cho rằng không còn hi vọng?
Lời giải
Vì ông nhớ lại lời hứa với con: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con.” Người cha vẫn quyết tâm đào bới đống đổ nát khi mọi người cho rằng không còn hi vọng
Câu 3: Quyết tâm của người cha đã đem lại kết quả gì?
Lời giải
Quyết tâm của người cha đã đem lại kết quả là sau nhiều giờ, ông đã tìm được con trai cùng các bạn của câu bé.
Câu 4: Chi tiết nào cho thấy cậu con trai rất tin tưởng vào cha mình?
Lời giải
Chi tiết cho thấy cậu con trai rất tin tưởng vào cha mình là: Sau khi được cứu, câu con trai ôm chầm lấy cha và nói: “Cha ơi! Con đã bảo các bạn là nhất định cha sẽ cứu con và các bạn mà.”
Phần III: Luyện tập:
Trả lời câu hỏi trang 51 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1: Tìm câu hỏi trong bài và cho biết:
a) Những từ ngữ nào cho em biết đó là câu hỏi?
b) Cuối câu hỏi có dấu câu gì?
Lời giải
Câu hỏi trong bài là: “Bác có giúp tôi không?”
a) Những từ ngữ cho biết đó là câu hỏi là: từ “không” ở cuối câu.
b) Cuối câu hỏi có dấu hỏi chấm.
Câu 2: Đặt một câu hỏi để hỏi về việc làm của người cha (hoặc của những người đã can ngăn hay đã giúp đỡ ông).
Mẫu: Người cha làm gì khi trận động đất xảy ra?
Lời giải
Mẫu: Người cha làm gì khi trận động đất xảy ra?
– Vì sao người cha lại kiên trì tìm kiếm con mình như vậy?
– Mọi người đã làm gì khi người cha muốn tìm con trai?
– Mọi người có giúp đỡ người cha không?
– Những người can ngăn đã nghĩ gì về hành động của người cha?
Viết: Kể chuyện em và người thân trang 51 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Trả lời câu hỏi trang 51 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1:
Bài viết:
KỂ CHUYỆN EM VÀ NGƯỜI THÂN
Nói theo 1 trong 2 đề sau:
a) Kể một câu chuyện về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân).
Gợi ý:
– Câu chuyện xảy ra khi nào?
– Em đã hứa với cha mẹ (người thân) điều gì?
– Em đã cố gắng thực hiện lời hứa ấy như thế nào?
– Sau việc đó, cha mẹ (người thân) khen em thế nào?
b) Kể một câu chuyện về việc cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải.
Gợi ý:
– Câu chuyện xảy ra khi nào?
– Cha mẹ (người thân) của em đã khuyên bảo em những gì?
– Em đã nghe lời khuyên bảo của cha mẹ (người thân) thế nào?
– Qua việc làm của em, thái độ của cha mẹ (người thân) thế nào?
Lời giải
a) Một câu chuyện về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân)
– Câu chuyện xảy ra khi: em đang rất thích bộ đồ chơi nhưng không thể mua được nó kịp lúc.
– Em đã hứa với mẹ sẽ đạt điểm tốt trong bài thi để được có trước bộ đồ chơi em hằng ao ước.
– Em đã cố gắng ôn tập để giữ lời hứa đó.
– Sau việc đó, mẹ em đã khen em thật ngoan, biết giữ lời hứa.
b) Một câu chuyện về việc cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải.
– Lúc cả nhà cùng nhau đi du lịch.
– Khi chuyến đi kết thúc, cả nhà thu gom lại rác những ngay tại đấy không có chỗ để vứt. Em đã nói là cứ để lại đấy cũng không sao, không có ai thấy. Sau đó bố mẹ đã dạy em như thế là sai.
– Từ đó, em luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. Cha mẹ rất vui khi thấy em thay đổi.
Câu 2:
Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân) hoặc cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải.
Lời giải
Bài tham khảo 1:
Em đang rất thích bộ đồ chơi lắp ráp robot nhưng bộ đồ chơi đó chỉ phát hành bán trong một tuần. Em rất muốn có bộ đồ chơi đó. Biết được điều đó, mẹ em đã nói với em rằng: “Nếu con hứa đạt điểm tốt trong bài thi cuối tuần này, mẹ sẽ mua trước cho cho bộ đồ chơi đó”. Nghe thấy thế em đồng ý ngay với mẹ. Ngày hôm sau mẹ em em đã mua trước cho em bộ đồ chơi đó khiến em rất là vui. Em biết lời đã hứa ra phải thực hiện, chính vì thế em đã cố gắng ôn tập, tự hoàn thành tất cả các bài tập thầy cô đã giao. Trước hôm kiểm tra em còn ôn luyện các đề. Thật vui làm sao khi bài thi ngày hôm đó em đã hoàn thành được hết và đạt 10 điểm đỏ tươi. Thấy được sự cố gắng giữ lời hứa của em bố mẹ em đã rất vui và khen ngợi: “Con trai mẹ thật giỏi, biết giữ lời hứa của mình”.
Bài tham khảo 2:
Mùa hè vừa qua cả nhà em cùng nhau đi dã ngoại. Chuyến đi rất vui vì có phong cảnh đẹp và có đồ ăn ngon. Khi kết thúc chuyến đi, cả nhà thu gom rác lại để vứt nhưng ngay tại địa điểm dã ngoại không có thùng rác. Em đã nói rằng cứ vứt rác ở đấy luôn vì cũng không có ai nhìn thấy cả. Sau đó, bố mẹ đã cầm theo rác đi về và mang đến nơi có thùng rác để vứt. Bố mẹ đã dạy em rằng vứt rác bừa bãi là sai. Chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường và giữ gìn cảnh quan nơi công cộng. Từ đó, em luôn cố gắng vứt rác đúng nơi quy định. Bố mẹ thấy sự thay đổi của em, khen em rất ngoan và bố mẹ rất vui vì điều đó.
Đọc: Quạt cho bà ngủ trang 52, 53 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Phần I: Bài đọc:
Quạt cho bà ngủ
Ơi chích chòe ơi Chim đừng hót nữa! Bà em ốm rồi Lặng cho bà ngủ.
Bàn tay bé nhỏ Vẫy quạt thật đều Ngấn nắng thiu thiu Đậu trên tường trắng. |
Căn nhà đã vắng Cốc chén nằm im Đôi mắt lim dim Ngủ ngon bà nhé!
Hoa cam hoa khế Chín lặng trong vườn Bà mơ tay cháu Quạt đầy hương thơm. THẠCH QUỲ |
Xem thêm : Viết 3 – 4 câu kể về những việc em thường làm sau khi đi học về
Phần II: Đọc hiểu:
Trả lời câu hỏi trang 52 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1: Vì sao bạn nhỏ trong bài thơ mong chích chòe đừng hót?
Lời giải
Bạn nhỏ trong bài thơ mong chích chòe đừng hót vì bà bạn bị ốm, cần yên tĩnh để nghỉ ngơi.
Câu 2: Bạn nhỏ làm gì để chăm sóc bà? Câu thơ nào cho em biết điều đó?
Lời giải
Bạn nhỏ đã quạt cho bà ngủ để chăm sóc bà. Câu thơ cho em biết điều đó là:
“Bàn tay bé nhỏ
Vẫy quạt thật đều. “
Câu 3: Tìm những từ ngữ tả cảnh không khí yên tĩnh trong nhà, ngoài vườn.
Lời giải
Những từ ngữ tả cảnh không khí yên tĩnh trong nhà, ngoài vườn: nằm im, chín lặng.
Câu 4: Bà mơ thấy gì? Vì sao có thể đoán biết như vậy?
– Học thuộc lòng bài thơ.
Lời giải
Bà mơ thấy thấy tay cháu, quạt đầy hương thơm. Có thể đoán biết như vậy vì tay bạn quạt gió đan xen với hương thơm của hoa cam hoa khế trong vườn.
Phần III: Luyện tập:
Trả lời câu hỏi trang 53 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1: Dựa theo nội dung bài thơ, hãy viết một câu nói về việc bạn nhỏ (hoặc ngấn nắng, cốc chén) đã làm để bà được ngủ ngon.
Lời giải
– Để bà ngủ ngon, bạn nhỏ đã quạt cho bà.
– Cốc chén trong nhà im lặng để bà được yên tĩnh nghỉ ngơi.
Câu 2: Cho biết câu em viết thuộc mẫu câu nào.
– Ai là gì?
– Ai làm gì?
– Ai thế nào?
Lời giải
– Bạn nhỏ quạt cho bà ngủ: Ai làm gì?
– Cốc chén trong nhà im lặng để bà được yên tĩnh nghỉ ngơi: Ai thế nào?
Viết: Trong đêm bé ngủ trang 53, 54 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Trả lời câu hỏi trang 53 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1:
Chính tả
Trong đêm bé ngủ
Trong đêm bé ngủ
Cây dâu ngoài bãi
Nảy những núp non
Con gà trong ổ
Để trứng ấp con
Cây chuối cuối vườn
Nhấc hoa mở cánh
Ngôi sao lấp lánh
Sáng hạt sương rơi
Con cá quả mẹ
Ao khuya đớp mồi…
PHẠM HỔ
Lời giải
Em hoàn thành bài viết vào vở.
Câu 2:
Tìm chữ, tên chữ và viết vào vở 11 chữ trong bảng sau:
Số thứ tự |
Chữ |
Tên chữ |
1 |
q |
quy |
2 |
|
|
3 |
|
|
4 |
t |
|
5 |
th |
tê hát |
6 |
|
tê e-rờ |
7 |
u |
|
8 |
|
|
9 |
|
|
10 |
x |
|
11 |
|
i dài |
Lời giải
Số thứ tự |
Chữ |
Tên chữ |
1 |
q |
quy |
2 |
r |
e-rờ |
3 |
s |
ét-sờ |
4 |
t |
tê |
5 |
th |
tê hát |
6 |
tr |
tê e-rờ |
7 |
u |
u |
8 |
ư |
ư |
9 |
v |
vê |
10 |
x |
ích-xì |
11 |
y |
i dài |
Trả lời câu hỏi trang 54 SGK Tiếng Việt 3
Câu 3:
Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp:
a) chữ r, d hay gi?
Nắng vàng _át mỏng sân phơi
Vê tròn thành _ọt nắng rơi bồng bềnh
Nắng đùa với cỏ ngây thơ
Quẩn quanh bên võng, nắng chờ bà _u
Bốn mùa đông, hạ, xuân, thu
Nắng cùng với _ó hát _u quê mình.
NGUYỄN TIẾN BÌNH
b) Dấu hỏi hay dấu ngã?
Nếu nhắm mắt nghi về cha mẹ,
Đa nuôi em khôn lớn từng ngày.
Tay bồng bế, sớm khuya vất va,
Mắt nhắm rồi, lại mơ ra ngay.
VŨ QUẦN PHƯƠNG
Lời giải
a) chữ r, d hay gi?
Nắng vàng dát mỏng sân phơi
Vê tròn thành giọt nắng rơi bồng bềnh
Nắng đùa với cỏ ngây thơ
Quẩn quanh bên võng, nắng chờ bà ru
Bốn mùa đông, hạ, xuân, thu
Nắng cùng với gió hát ru quê mình.
NGUYỄN TIẾN BÌNH
b) Dấu hỏi hay dấu ngã?
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày.
Tay bồng bế, sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.
VŨ QUẦN PHƯƠNG
Trao đổi: Em đọc sách báo trang 54, 55 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Trả lời câu hỏi trang 54 SGK Tiếng Việt 3
Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn) em đọc ở nhà về tình cảm gia đình.
Mẫu:
Nét xuân
Trong sắc áo của con Mẹ thêu vào mùa hạ Giữa muôn vàn sắc lá Rực ban mai ửng hồng.
Mẹ giấu đi mùa đông Ẩn vào sau nếp áo Những ngày trời dông bão Cũng không về theo tay. |
Lượn nét thu mây bay Cúc chao mình đón gió Chập chờn làn heo may Rải trời xanh lên cỏ.
Mẹ níu xuân ở lại Trong tiếng cười của con Để niềm thương còn mãi Theo đường kim xoay tròn CHU THỊ THƠM |
Lời giải
Một số bài thơ về tình cảm gia đình: Mẹ vắng nhà ngày bão, Mẹ của em, Lấy tăm cho bà,…
Trả lời câu hỏi trang 55 SGK Tiếng Việt 3
Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn).
Gợi ý:
– Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn) đã đọc? Vì sao?
– Câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó nói lên điều gì?
Lời giải
Nội dung bài thơ Thương ông kể về một bạn nhỏ tên Việt đã biết quan tâm và giúp đỡ người ông của mình khi ông bị đau chân. Thông qua thể thơ bốn chữ dễ đọc và những vần thơ mộc mạc dễ nhớ, tác giả Tú Mỡ đã thổi hồn vào trong bài thơ Thương ông với một tình cảm hết sức hồn nhiên, trong sáng và đáng yêu của tuổi thơ. Bài thơ có ý khuyên nhủ các bạn nhỏ phải biết hiếu nghĩa, thương yêu ông bà của mình, nhất là biết chăm sóc ông bà khi ốm đau, già yếu.
Đọc: Ba con búp bê trang 55, 56 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Phần I: Bài đọc:
Ba con búp bê
Hồi Mai 5 tuổi, gia đình em rất nghèo. Anh em Mai không có nhiều đồ chơi. Mai thường sang chơi chung búp bê với Na là bạn hàng xóm. Mai luôn ao ước có một con búp bê.
Đêm Nô-en năm ấy, bố bảo Mai:
– Đêm nay, con hãy xin Ông già Nô-en một món quà con thích. Thế nào điều ước ấy cũng thành sự thật.
Sáng hôm sau, Mai reo lên khi thấy trong chiếc bít tất treo ở đầu giường ló ra một cái đầu búp bê. Dốc ngược chiếc bít tất, em thấy không phải một mà là ba con búp bê: một búp bê trai bằng gỗ, một búp bê gái bằng vải và một cô bé búp bê mũm mĩm, nhỏ xíu, bằng giấy bồi. Có một mảnh giấy rơi ra. Bố đọc cho Mai nghe những chữ viết trên đó: “Ông già Nô-en tặng bé Mai.”.
Về sau, khi đã lớn, Mai mới biết không có Ông già Nô-en nào cả. Hôm đó, bố đã đẽo gọt khúc gỗ thành búp bê trai, mẹ chắp những mảnh vải vụn thành búp bê gái, còn anh trai loay hoay cả tối để làm cô bé búp bê bằng giấy bồi tặng em.
Theo NGUYỄN THỊ TRÀ GIANG
Xem thêm : Viết 3 – 4 câu kể về những việc em thường làm sau khi đi học về
Phần II: Đọc hiểu:
Trả lời câu hỏi trang 56 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1: Bé Mai ao ước điều gì?
Lời giải
Bé Mai ao ước có một con búp bê.
Câu 2: Món quà bé Mai nhận được trong đêm Nô-en là gì?
Lời giải
Món quà bé Mai nhận được trong đêm Nô-en là ba con búp bê. Một búp bê trai bằng gỗ, một búp bê gái bằng vải và một cô bé búp bê mũm mĩm, nhỏ xíu, bằng giấy bồi.
Câu 3: Món quà giản dị thể hiện tình cảm của bố mẹ và anh trai đối với Mai như thế nào?
Lời giải
Món quà tuy giản dị nhưng nó đã thể hiện tình cảm yêu thương của bố mẹ và anh trai đối với Mai. Bố đã đẽo gọt khúc gỗ thành búp bê trai, mẹ chắp những mảnh vải vụn thành búp bê gái, còn anh trai loay hoay cả tối để làm cô bé búp bê bằng giấy bồi tặng em. Mọi người đã cùng nhau dành tình cảm vào con búp bê làm tặng Mai
Câu 4: Qua câu chuyện, em hiểu vì sao gia đình được gọi là “mái ấm”?
Lời giải:
Qua câu chuyện, em hiểu gia đình được gọi là “mái ấm” vì gia đình là nơi mọi người luôn yêu thương, dành tình cảm cho nhau, trao tặng yêu thương cho nhau bằng tất cả tấm lòng.
Phần III: Luyện tập:
Trả lời câu hỏi trang 56 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1: Tìm thêm ít nhất 3 từ ngữ cho mỗi nhóm từ ngữ dưới đây:
a) Chỉ người thân trong gia đình: bố,…
b) Chỉ đồ dùng trong nhà: tủ,…
c) Chỉ tình cảm gia đình: yêu thương,…
Lời giải
a) Chỉ người thân trong gia đình: bố, mẹ, anh, chị, em, ông, bà, cậu, mợ…
b) Chỉ đồ dùng trong nhà: tủ, bàn, ghế, ti vi, bếp, giường, bếp từ, tủ lạnh…
c) Chỉ tình cảm gia đình: yêu thương, gắn bó, chia sẻ, đùm bọc, san sẻ, gắn kết,…
Câu 2: Đặt câu nói về hoạt động của mỗi người trong câu chuyện Ba con búp bê. Cho biết câu đó thuộc mẫu câu nào (Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?).
a) Mai
b) Bố, mẹ hoặc anh
Lời giải
a) Ai thế nào?
Mai rất vui khi có quà Giáng sinh là món quà mà em mong ước.
b) Ai làm gì?
Bố đục gỗ làm thành búp bê tặng Mai.
Mẹ khâu búp bê vải cho Mai.
Anh trai làm búp bê giấy cho Mai.
Góc sáng tạo: Viết, vẽ về mái ấm gia đình trang 57, 58 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Trả lời câu hỏi trang 57 SGK Tiếng Việt 3
Góc sáng tạo:
Viết, vẽ về mái ấm gia đình
Đánh số thứ tự, sắp xếp lại các câu dưới đây thành một đoạn văn hoàn chỉnh:
Lời giải
Trả lời câu hỏi trang 58 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1:
Viết đoạn văn giới thiệu ngôi nhà (căn hộ) thân thương của em. Gắn kèm ảnh hoặc tranh em vẽ ngôi nhà (căn hộ).
Lời giải
Bài tham khảo 1:
Ngôi nhà của em tuy một tầng giản đơn nhưng khá đầy đủ, tiện nghi khoác lên mình chiếc áo màu xanh da trời mát mẻ. Bên trái nhà, giàn hoa thiên lý xanh tốt tỏa hương thơm dìu dịu làm ngôi nhà có vẻ đẹp quyến rũ hơn. Những ô cửa sổ như những đôi mắt duyên dáng của căn nhà. Đó như cửa sổ tâm hồn, đón nhận ánh sáng, cơn gió mát mẻ vào từng căn phòng. Căn nhà em có hai phòng ngủ, một phòng khách, một phòng ăn và một gian bếp. Khoảng trời riêng của hai chị em với góc học tập ngăn nắp, đó là khoảng không gian yên tĩnh giúp chúng em học hành tốt. Căn phòng khách được kê bộ bàn ghế, đây là nơi gia đình em thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Còn gian bếp lưu giữ những hình ảnh đẹp của bữa cơm gia đình sum họp. Ngôi nhà như chứng nhân, nó chứng kiến, giữ gìn và chở che cho mái ấm của em.
Bài tham khảo 2:
Nhà tôi ở một vùng quê nhỏ, và nó không lớn lắm so với khu vườn trái cây phía sau nó. Đó là một ngôi nhà rộng rãi chỉ có một tầng với một khoảng sân rộng xung quanh. Chúng tôi có một hàng rào lớn để giữ những đứa trẻ đói bụng và tò mò bên ngoài vườn trái cây của chúng tôi. Có một con đường nhỏ dẫn từ cổng vào phòng khách, và có rất nhiều cây cảnh dọc theo con đường đó. Phòng khách khá rộng với bộ bàn ghế sofa gỗ cho khách ngồi. Có hai cửa sổ lớn ở hai bên tường và chúng mang ánh sáng cho gian phòng khách của chúng tôi. Trong góc là bàn thờ mà chúng tôi dùng để thờ ông bà cố của tôi. Đằng sau phòng khách là hai phòng ngủ cho bố mẹ tôi và tôi và một phòng tắm. Phần còn lại của ngôi nhà là nhà bếp và phòng ăn đều được làm từ gỗ, và sàn nhà được trang trí bằng gạch lát màu đỏ. Nhà tôi rất đơn giản, nhưng đó là nơi thoải mái nhất đối với tôi.
Câu 2:
Giới thiệu với các bạn ngôi nhà (căn hộ) của gia đình em qua tranh (ảnh) và bài viết.
Lời giải
Tôi đã được sống trong một ngôi nhà tuyệt vời và hôm nay tôi sẽ miêu tả nó. Ngôi nhà của tôi ở một vùng nông thôn bình yên. Căn nhà nhỏ với một cái sân phía trước. Tên sân mẹ tôi trồng nhiều loại hoa khác nhau rất đẹp. Tôi thường xuyên giúp mẹ tưới hoa. Nhà tôi có 2 tầng. Tầng trệt là phòng khách và phòng bếp. Tầng 2 có hai phòng ngủ và phòng thờ. Tôi thích nhất là phòng bếp. Ở đây tôi cùng với gia đình của mình nấu ăn mỗi ngày. Cùng nhau ăn cơm khiến tôi cảm nhận được tình cảm ấm áp từ gia đình của tôi. Căn phòng thứ hai mà tôi yêu thích đó là phòng ngủ của tôi. Tôi có thể làm mọi thứ mình muốn ở đây. Tôi treo ảnh thần tượng của mình và những bức ảnh của tôi. Ngôi nhà của tôi không quá to nhưng luôn đầy ắp tiếng cười. Tôi yêu ngôi nhà của tôi.
>>> Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều
—————————–
Trên đây THCS Hồng Thái đã cùng các bạn Giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Mái ấm gia đình trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. THCS Hồng Thái đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ THCS Hồng Thái để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 1-2-3