Ví dụ từ láy
Câu trả lời đúng nhất: Từ láy là từ được cấu tạo từ hai tiếng, được tạo nên bởi các tiếng giống nhau về âm, về vần hoặc cả âm và vần. Trong đó có thể có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa, khi đó 2 từ được ghép với nhau tạo nên một từ có nghĩa.
- Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tập 1: Bài 2. Đóa hoa hồng ngoại trang 15
- Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26 có đáp án
- Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tập 1: Bài 5. Cô bé ấy đã lớn trang 26
- Phiếu bài tập cuối tuần Toán lớp 4 Tuần 24 có đáp án
- Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22 có đáp án
Ví dụ: Xanh xanh, lung linh, long lanh…
Bạn đang xem: Ví dụ từ láy
Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về từ láy qua bài viết dưới đây!
1. Từ láy là gì?
Từ láy là từ được cấu tạo từ hai tiếng, được tạo nên bởi các tiếng giống nhau về âm, về vần hoặc cả âm và vần. Trong đó có thể có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa, khi đó 2 từ được ghép với nhau tạo nên một từ có nghĩa.
Ví dụ: Xanh xanh, lung linh, long lanh…
Bạn đang xem: Ví dụ từ láy
>>> Xem thêm: Ví dụ đại từ
2. Phân loại từ láy
Từ láy là các từ có thể giống nhau chỉ vần hoặc chỉ âm, hoặc có thể giống nhau hoàn toàn về âm và vần, chính vì vậy từ láy được chia làm 2 loại:
a. Từ láy toàn bộ
Là những từ có các tiếng lặp lại cả âm và vần.
Ví dụ: ào ào, luôn luôn, xa xa, dành dành, xanh xanh, hằm hằm, khom khom…
Một số từ láy có tiếng thay đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối, để tạo sự hài hoà về âm thanh.
Ví dụ: ngoan ngoãn, thoang thoảng, thăm thẳm, lanh lảnh, ngồn ngộn…
b. Từ láy bộ phận
Láy âm: là những từ có phần âm lặp lại nhau.
Ví dụ: da dẻ, lấp lánh, thấp thỏm, xinh xắn, gầm gừ, kháu khỉnh, ngơ ngác…
Láy vần: là những từ có phần vần lặp lại nhau.
Ví dụ: lờ đờ, chênh vênh, càu nhàu, liêu xiêu, bồi hồi, cheo leo, bứt rứt…
>>> Xem thêm: Tính từ là gì? Ví dụ
3. Tác dụng của từ láy
Tác dụng của từ láy là mô tả, nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng của con người. Còn đối với các sự vật, hiện tượng, từ láy nhằm thể hiện được vẻ đẹp, các trạng thái hoặc sự thay đổi về vị trí vận động…
Xuất phát từ sự biến đổi linh hoạt của mình, từ láy được sử dụng phổ biến trong cả văn nói và văn viết. Thông thường từ láy được dùng để miêu tả nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh, hình dáng của sự vật hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, trình trạng, âm thanh … của con người, của sự vật và hiện tượng trong cuộc sống. Từ đó, mang đến cho con người một cái nhìn đa chiều và sâu sắc đối với vấn đề được nói đến.
4. Cách phân biệt từ láy và từ ghép
Tiếng Việt là một ngôn ngữ khá phong phú và đa dạng. Chính vì lý do này mà về mặt ngữ nghĩa cũng như cấu tạo thì khá phức tạp.
Ngoài ra, khi tìm hiểu về khái niệm của hai loại từ ghép và từ láy ta thường gặp 1 trường hợp là từ ghép bị chuyển hóa thành từ láy âm.
Mặc dù là khó phân biệt nhưng ta vẫn sẽ có một số phương pháp phân biệt như dưới đây, nếu bạn hiểu rõ thì việc phân biệt hoàn toàn trở nên đơn giản hơn rất nhiều:
Cách 1: Từ láy âm là từ ghép nghĩa
Trong Tiếng Việt đại đa số đều gặp các từ láy âm, vì thế nếu một trong hai từ đó thuộc từ Hán Việt thì đó chính là từ ghép chứ không phải từ láy.
Mặc nhiên về mặt hình thức nó có nghĩa hay không có nghĩa đều vậy
Cách 2: Từ ghép thuần Việt gồm 2 âm tiết khác nhau không thể là từ láy
Ví dụ như máu mủ, che chắn đều là từ ghép thuần Việt. Ngược lại nếu một trong hai số đó có ý nghĩa thì đó là từ láy âm chẳng hạn như: rõ ràng, lảm nhảm, lạnh lùng
Cách 3: Nếu hai tiếng trong từ có thể đảo trật tự thì đó là từ ghép
Nếu hai tiếng trong từ có thể đảo trật tự thì đó là từ ghép. Các từ sau là từ láy chứ không phải từ ghép bởi lẻ chúng không đảo trật tự từ được:
mờ mịt / mịt mờ
thẫn thờ / thờ thẫn
5. Một số bài tập về từ láy
Bài 1: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
Đáp án:
Từ ghép: chung quanh, hung dữ, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
Từ láy: sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai
Bài 2:
a. Những từ nào là từ láy
Ngay ngắn, Ngay thẳng, Ngay đơ
Thẳng thắn, Thẳng tuột, Thẳng tắp
b. Những từ nào không phải từ ghép?
Chân thành, Chân thật, Chân tình
Thật thà, Thật sự, Thật tình
Đáp án:
a) Từ là từ láy là: Ngay ngắn, Thẳng thắn,
b) Những từ không phải từ ghép: Thật thà,
Xem thêm : Nội dung bài Mẹ ốm
Bài 3: Từ láy “xanh xao” dùng để tả màu sắc của đối tượng:
A. Da người
B. Lá cây còn non
C. Lá cây đã già
D. Trời.
Đáp án: A
Bài 4: Tìm các từ láy có 2, 3, 4 tiếng
Đáp án:
Từ láy có 2 tiếng: long lanh, lung linh, lả lướt, xinh xẻo
Từ láy có 3 tiếng: sạch sành sanh, tất tần tật
Từ láy có 4 tiếng: kẽo kà kẽo kẹt, đỏng đà đỏng đảnh
Bài 5: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
Tay nhè nhẹ chút, người ơi
Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình
Nắng già hạt gạo thơm ngon
Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.
Đáp án:
Các từ láy trong các dòng thơ là: chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, bưng lưng, thơm tho
Từ láy bộ phận: chói chang, long lanh, xập xình, bưng lưng, thơm tho
Từ láy toàn bộ: nhè nhẹ.
——————————-
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu ví dụ về từ láy và một số khái niệm về từ láy. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 4