Giáo án bài Sóng – Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng
* Thao tác 1 :
Bạn đang xem: Giáo án bài Sóng – Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
* GV đặt câu hỏi: Dựa vào Tiểu dẫn, hãy giới thiệu đôi nét về tác giả XQ ?
Trình chiếu các đoạn clip về XQ
* GV đặt câu hỏi:
? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
? Hãy xác định đề tài của bài thơ?
? Bài thơ của Xuân Quỳnh có phải chỉ nói về sóng biển ?
HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
+ HS đọc mục Tiểu dẫn, nêu cảm nhận về cuộc đời và phong cách thơ Xuân Quỳnh.
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ… thơ Xuân Quỳnh… về văn học nghệ thuật.
Bài thơ Sóng:
Kết quả chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền, Thái Bình (cuối 1967), đưa vào tập thơ Hoa dọc chiến hào – tập thơ riêng đầu tiên của Xuân Quỳnh (1968).
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
– Cuộc đời bất hạnh; luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử.
– Đặc điểm hồn thơ: tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị; nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác :
– Được viết tại biển Diêm Điền (Thái Bình) năm 1967.
b. Đề tài và chủ đề:
– Đề tài: Tình yêu.
– Chủ đề: Mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu của người phụ nữ. Sóng là ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu.
* Thao tác 1 :
Bạn đang xem: Giáo án bài Sóng – Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng
Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản
+GV lưu ý khi đọc: nhịp thơ khá đều đặn và biến đổi: 3/ 2; 2/1/2, 2/3… giọng thơ suy tư, chiêm nghiêm và không kém phần băn khoăn, day dứt và nồng nhiệt, chân thành.
+ GV cùng 3- 4 HS đọc toàn bài; nhân xét kết quả đọc.
Thao tác 2: Tổ chức cho HS tìm hiểu khổ 1 và 2
+ HS đọc diễn cảm lại 2 khổ thơ đầu.
+ GV hỏi:
Những tính từ dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ nói lên điều gì? của cái gì? nghĩa đen và nghĩa bóng (ẩn dụ)?
Vì sao câu trên là sông? câu dưới là sóng?
Quan niêm về tình yêu gắn liền với sông và sóng có ý nghĩa gì?
Khổ thơ thứ hai, nêu nhận xét gì mới về sóng và về tình yêu tuổi trẻ?
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
* HS trả lời cá nhân
– Các đặc điểm trái ngược và thống nhất của sóng theo không gian, theo thời gian.
– Đó cũng là tính khí thất thường, rắc rối của những cô gái mới lớn khi sắp bắt đầu một mối tình. Đó là quy luật của sóng nước, sóng biển cũng là quy luật tâm lí của thiếu nữ.
– Cách mở đầu bài thơ bằng nhận xét mô tả trực tiếp những đặc tính của thiên nhiên – những phẩm chất và quy luật của con người khiến người đọc ngỡ ngàng, ngạc nhiên và thú vị.
+ Sông và sóng chứ không phải sóng và sóng vì đó là nguyên bản của tác giả.
-Hơn nữa, sóng sông khác sóng biển. Có ra đến biển, có gặp sóng trên biển lớn mới trải hết mọi cung bậc của sóng .
* HS trả lời cá nhân
– Nhận xét về sóng: đó là quy luật vận động của tình yêu, của muôn đời, vĩnh hằng.
– Cũng như khát vọng tình yêu mãi mãi rung động, xao xuyến, bồi hồi trái tim tuổi trẻ. Nhận xét được nói lên thẳng thắn, mạnh bạo và chân thành.
II. Đọc – hiểu văn bản :
Xem thêm : UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào?
1/Sóng và em – những nét tương đồng:
a. Sóng là đối tượng để nhận thức tình yêu:
– Khổ 1:
+ Tiểu đối: Dữ dội – dịu êm; ồn ào – lặng lẽ
à mở đầu bằng 4 tính từ: Miêu tả trạng thái đối lập của sóng và liên tưởng đến tâm lí phức tạp của người phụ nữ khi yêu (khi sôi nổi, mãnh liệt khi dịu dàng, sâu lắng).
+ Phép nhân hoá:
“Sông – không hiểu mình”
“Sóng – tìm ra bể”
à Con sóng mang khát vọng lớn lao: Nếu “sông không hiểu nổi mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp để “tìm ra tận bể”, tìm đến nơi cao rộng, bao dung.
=> Hành trình “tìm ra tận bể” của sóng cúng chính là quá trình tự khám phá, tự nhận thức, chính bản thân, khát khao sự đồng cảm, đồng điệu, chủ động trong tình yêu.
– Khổ 2:
+ Quy luật của sóng: Sóng: ngày xưa, ngày sau: vẫn thế
à sự trường tồn của sóng trước thời gian: vẫn dạt dào, sôi nổi.
+ Quy luật của tình cảm:
“Khát vọng tình yêu – bồi hồi trong ngực trẻ”
à Tình yêu là khát vọng lớn lao, vĩnh hằng của tuổi trẻ và nhân loại.
=> Xuân Quỳnh đã liên hệ tình yêu tuổi trẻ với con sóng đại dương. Cũng như sóng, con người đã đến và mãi mãi đến với tình yêu. Đó là quy luật muôn đời. =>Yêu là tự nhận thức, là vươn tới miền bao la,vô tận.
* Thao tác 1 :
Bạn đang xem: Giáo án bài Sóng – Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng
Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1, 2 thảo luận khổ 3, 4 ?
GV: Cái hay của đoạn thơ là sự đầu hàng của nhận thức, là sự bất lực của lí trí: em cũng…..ta yêu nhau.
GV: Thơ Xuân Diệu: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”
Nhà toán học Pascan: “trái tim có những lí lẽ riêng mà lí trí không thể nào hiểu nổi”
? Nỗi nhớ trong tình yêu được diễn tả như thế nào?
+ Nhóm 3, 4 thảo luận khổ 5, 6, 7
GV: Nỗi nhớ trong tình yêu là cảm xúc tự nhiên của con người, đã được miêu tả rất nhiều trong thơ ca xưa cũng như nay:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than (Ca dao)
Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời (Chinh phụ ngâm)
Anh nhớ tiếng, anh nhơ hình, anh nhớ ảnh. Anh nhớ em, anh nhớ lắm. Em ơi!. (Xuân Diệu)
? Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng để tác giả thể hiện nỗi nhớ?
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
* HS đại diện nhóm trả lời
* Nhóm 1, 2
Hai khổ 3, 4:
Nghĩ về sóng và cội nguồn tình yêu lứa đôi.
+Điệp từ: “em nghĩ” và câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên”
à quay về lòng mình, nhu cầu tìm hiểu, phân tích, khám phá tình yêu
– Khổ 4: Đi tìm câu hỏi tu từ cho câu hỏi ở khổ 3:
Câu hỏi tu từ:
Gió bắt đầu từ đâu?
Khi nào ta yêu nhau?
à XQ dựa vào quy luật tự nhiên để truy tìm khởi nguồn của tình yêu nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bất ngờ, đầy bí ẩn, không thể lí giải.
Nhóm 3, 4 :
-Vẫn bắt đầu cảm xúc và suy nghĩ từ hình tượng sóng để nói về em.
-Tình yêu bao giờ cũng được thử thách trong sự xa cách trong không gian và trong thời gian. Và nỗi nhớ thương, trăn trở, khao khát được gặp gỡ là phẩm chất đặc biêt thường trực của tình yêu.
-Cái hay của khổ thơ là lại liên hệ đến sóng, nhân hoá sóng: con sóng nào cũng thao thức vỗ mãi suốt đêm ngày vì nhớ bờ không nguôi, không ngủ.
-Còn nỗi nhớ của em còn hơn thế: cả trong mơ còn thức.
-Nỗi nhớ thường trực, không khi nào chịu yên. Cách nói nhấn mạnh đến cái phi lí trong tâm lí mà có lí trong tình em: nhớ cả trong mơ, càng trong mơ càng dậy lên nỗi nhớ.
-Nhớ và hướng về anh, thuỷ chung như nhất với anh. Phẩm chất tình cảm này của em được diễn tả bằng cách nói tưởng chừng phi lí: xuôi bắc, ngược nam và cái phương anh đã chứng minh tấm lòng son sắt của trái tim cô gái đang yêu thời hiên đại..
-Sóng nào chẳng cố hướng vào bờ để tìm sự ngơi nghỉ, dừng chân? cũng như tình em chỉ hướng về anh, chỉ nghĩ về anh, không biết mêt mỏi, không nghĩ về mình, đầy sự chia sẻ, hi sinh.
Nhóm 5,6: cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu khổ 8, 9?
Xem thêm : Viết đoạn văn kể lại tâm trạng của em sau khi mắc lỗi với bạn lớp 9 hay nhất (30 Mẫu)
? Em hiểu như thế nào về khổ thơ này?
Cuộc đời tuy dài thế
…………………………..
Mây vẫn bay về xa
? Lo âu, trăn trở tất yếu dẫn đến khát khao gì ở XQ?
* HS đọc diễn cảm 2 khổ thơ cuối cùng.
Nhóm 5,6:
– Từ những suy nghĩ về tình yêu, hi sinh, và chung thuỷ suốt đời, nhà thơ mở rộng hơn, nghĩ về mối quan hê giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, giữa cuộc đời mỗi người, tình yêu mỗi lứa đôi và cuộc đời chung, và thiên nhiên vũ trụ và thời gian vô cùng.
– Câu hỏi day dứt thể hiên khao khát tình yêu cao cả và bất tử và tìm cách thực hiên chính là mong muốn được tan ra, được hoá thân và hoà nhâp thành trăm ngàn con sóng nhỏ giữa biển lớn tình yêu của nhân dân và nhân loại.
b. Sóng là đối tượng để suy tư về nguồn gốc và nỗi nhớ trong tình yêu đôi lứa:
– Khổ 3: Suy tư về tình yêu
à quay về lòng mình, nhu cầu tìm hiểu, phân tích, khám phá tình yêu
– Khổ 4: Đi tìm câu hỏi tu từ cho câu hỏi ở khổ 3:
=> Đây là cách cắt nghĩa tình yêu rất chân thành và đầy nữ tính.
– Khổ 5: Nỗi nhớ của sóng và em
+ Bao trùm cả không gian : dưới lòng sâu, sóng trên mặt nước
+ Thao thức trong mọi thời gian: ngày đêm không ngủ được
à Phép đối, phép điệp, nhân hóa, giọng thơ dào dạt, náo nức, mãnh liệt: diễn tả nỗi nhớ da diết, không thể nào nguôi, cứ cuồn cuộn, dào dạt như sóng biển triền miên.
+ Sóng nhớ bờ mãnh liệt, tha thiết, còn em nhớ anh đắm say hơn bội phần :
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
à Cách nói cường điệu nhưng hợp lí: nhằm tô đậm nỗi nhớ (choáng ngợp cõi lòng không chỉ trong ý thức mà thấm sâu vào trong tiềm thức).
=> Bày tỏ tình yêu một cách chân thành, tha thiết mà mạnh dạn, mãnh liệt.
– Khổ 6: Lòng chung thuỷ
+ Cách nói khẳng định :
++em : dẫu xuôi – phương bắc; dẫu ngược – phương nam,
++em : vẫn Hướng về anh một phương
→ Lời thề thủy chung tuyệt đối trong tình yêu : dù đi đâu về đâu vẫn hướng về người mình đang thương nhớ đợi chờ.
+ Các điệp ngữ : dẫu xuôi về, dẫu ngược về + điệp từ phương, cách nói ngược xuôi Bắc, ngược Nam
à Diễn tả hành trình vất vả của sóng nhằm khẳng định niềm tin đợi chờ trong tình yêu.
– Khổ 7 : Bến bờ hạnh phúc .
+ Mượn hình ảnh của sóng :
« Ở ngoài kia đại dương » – « Con nào chẳng tới bờ »
à quy luật tất yếu.
+ Sóng tới bờ dù cách trở: Tình yêu là sức mạnh giúp em và anh vượt qua gian lao, thử thách để đạt đến bến bờ hạnh phúc.
=> XQ thể hiện cái tôi của một con người luôn có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu.
3. Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu:
– cuộc đời tuy dài >< năm tháng vẫn đi qua.
– Biển dẫu rộng >< mây vẫn bay về xa.
-> Đó là sự nhạy cảm và lo âu, trăn trở của XQ về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc.
+ Làm sao ….. khao khát sẻ chia và hòa nhập
Thành trăm vào cuộc đời.
+ Giữa biển ….. khát vọng được sống mãi
Để ngàn ….. trong TY, bất tử với TY
=> khát vọng khôn cùng về tình yêu bất diệt
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu