Tư duy là gì? Ví dụ về tư duy?
- 200+ Mẫu chữ ký tên Thu, Thư đẹp, hợp phong thủy | Chữ ký tên Thu, Thư đẹp nhất
- Hoàn cảnh sáng tác Bài ca ngất ngưởng
- Ý nghĩa tên Hoài An – cô gái xinh đẹp và có cuộc sống bình an
- Nghị luận xã hội về chủ quyền biển đảo
- Giải SBT bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào | SBT Khoa học tự nhiên 7 cánh diều
Tư duy là gì?
Có nhiều định nghĩa về tư duy theo các góc độ khác nhau, cụ thể:
Bạn đang xem: Tư duy là gì? Ví dụ về tư duy?
- Dưới góc độ sinh lý học, tư duy được biết đến là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh thể hiện qua việc tạo ra những liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ, chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực hiện sự nhận thức về thế giới xung quanh, từ đó định hướng cho hành vi tích cực, phù hợp với môi trường sống.
- Dưới góc độ tâm lý học thì tư quy là một quá trình nhận thức, phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ và liên hệ bên trong, có tính quy luật của sự vật, sự việc và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
Theo đó, tư duy không chỉ giải quyết những nhiệm vụ trước mắt mà còn giải quyết cả các vấn đề trong tương lai. Tư duy tiếp nhận, cải tạo và sắp xếp thông tin, làm cho những thông tin này có ý nghĩa hơn trong các hoạt động của con người.
Hoạt động của vỏ đại não chính là cơ sở sinh lý của tư duy, hoạt động tư duy đồng nghĩa với hoạt động của trí tuệ. Mục tiêu của tư duy chính là tìm ra những lý luận, triết lý, phương pháp luận và giải pháp trong các tình huống hoạt động của con người.
Bạn đang xem: Tư duy là gì? Ví dụ về tư duy?
Trong cuộc sống, chúng ta sử dụng khá nhiều từ “tư duy”. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được định nghĩa của “tư duy”. Tư duy là từ dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho con người có nhận thức đúng đắn về sự vật xung quanh và đưa ra cách ứng xử với các sự vật, sự việc đó. Dưới góc độ sinh lý học, tư duy được biết đến là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh thể hiện qua việc tạo ra những liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ, chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực hiện sự nhận thức về thế giới xung quanh, từ đó định hướng cho hành vi phù hợp với tình huống thực tế. Dưới góc độ tâm lý học, tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính, bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Quá trình này có một mức độ nhận thức cao hơn so vơi cảm giác và tri giác. Khác với các giác quan, tư duy phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng. Quá trình phản ánh này mang tính gián tiếp và khái quát, nảy sinh trên cơ sở hoạt động thực tiễn, từ sự nhận thức cảm tính nhưng vượt xa giới hạn của nhận thức cảm tính. Quá trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn, từ khi cá nhân gặp những tình huống có vấn đề và nhận thức vấn đề, đến khi đưa ra cách giải quyết vấn đề. Đó là các giai đoạn: Tiếp nhận vấn đề, xuất hiện và sàng lọc cách giải quyết, giải quyết nhiệm vụ tư duy
Đặc điểm của tư duy
Tư duy có tính vấn đề
Vấn đề là những hoàn cảnh, tình huống có mục đích nhất định, một vấn đề mới xảy đến nhưng ứng phó với vấn đề đó là những kiến thức và phương pháp hoạt động cũ không đủ sức giải quyết, mặc dù nó vẫn cần thiết.
Tư duy sẽ xuất hiện khi gặp phải những tình huống, hoàn cảnh có vấn đề. Với những vấn đề mới mẻ và phức tạp này, con người không thể áp dụng theo cách giải quyết cũ, thay vào đó là phải tìm ra cách thức giải quyết mới hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, không phải trong bất cứ hoàn cảnh nào tư quy cũng nảy sinh. Vấn đề chỉ trở thành tình huống mới và chưa từng có khi mà chủ thể nhận thức được tình huống có vấn đề, nhận thức được những mâu thuẫn đang chứa đựng trong vấn đề đó và chủ thể phải có nhu cầu giải quyết chúng, phải sở hữu tri thức liên quan tới vấn đề.
Tư duy có tính gián tiếp
Tư duy của con người không nhận thức được thế giới một cách trực tiếp mà là nhận thức gián tiếp. Tính gián tiếp của tư duy thể hiện ở chỗ để có được tư duy thì con người phải biết sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp con người sử dụng các kết quả của nhận thức (khái niệm, quy tắc, quy luật, công thức…) và những kinh nghiệm vốn có của bản thân vào quá trình tư duy (khái quát, so sánh, phân tích,…) để hiểu về bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Ngoài ra, tính gián tiếp của tư duy còn thể hiện qua quá trình con người sử dụng phương tiện, công cụ máy móc để nhận thức đối tượng mà không thể trực tiếp đụng vào chúng. Bên cạnh đó, tính gián tiếp của tư duy còn giúp con người có được những phán đoán mang tính khoa học với những sự vật, hiện tượng xảy ra trong cả quá khứ và tương lai. Ví dụ như: Dự báo thời tiết, dự báo về biến đổi khí hậu, dự báo về tình hình phát triển kinh tế,…
Tư duy có sự trừu tượng và khái quát
Trừu tượng là việc dùng trí óc để giữ lại những yếu tố quan trọng cho tư duy, đồng thời gạt bỏ đi những thứ không cần thiết. Khái quát là dùng tri thức hợp nhất những đối tượng khác nhau vào trong cùng một nhóm, dựa trên những thuộc tính, đặc điểm giống nhau.
Trừu tượng và khái quát của tư duy có mối liên hệ mật thiết với mức độ cao, không có trừu tượng thì con người không thể bắt đầu tiến hành khái quát, có trừu tượng mà không có khái quát thì hạn chế về quá trình tiếp nhận sự hiểu biết về vấn đề, sự vật và hiện tượng…
Tư duy có quan hệ với ngôn ngữ
Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng, là công cụ để diễn đạt kết quả của quá trình tư duy. Vì vậy để chủ thể và người khác tiếp nhận kết quả của quá trình tư duy như dự đoán, khái niệm,… về các sự vật, hiện tượng cần phải có ngôn ngữ.
Ngôn ngữ mà chúng ta đang sử dụng hiện nay chính là kết quả của quá trình phát triển tư duy lâu dài trong lịch sử nhân loại. Nếu không có tư duy thì ngôn ngữ cũng chỉ là thứ vô nghĩa, nếu không có ngôn ngữ thì mọi kết quả của tư duy sẽ không thể được tiếp nhận.
Vai trò và các cách phát triển tư duy:
Như đã được nhận định thì tư duy trong cuộc sống của mỗi con người thì nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động thực tiễn cũng như đối với hoạt động nhận thức của con người. Cũng chính bởi vì vai trò quan trọng của nó mà tư duy giúp con người nhận thức được quy luật khách quan xung quanh hình thàn phát triển và suy thoái nhu thế nào để từ đó có thể dự kiến một cách khoa học xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng và có kế hoạch biện pháp cải tạo hiện thực khách quan theo một chiều hướng phát triển tốt nhất.
Như vậy có thể nhận định một điều rằng khả năng tư duy là một trong những kỹ năng có giá trị nhất, tư duy nó sẽ có tính ứng dụng cao nhất mà mỗi người cần có để học tập, làm việc có hiệu quả. Bởi ngày này với sự phát triển của công nghệ và tri thức cao, người ta làm việc dựa trên kỹ năng tư duy, mà không dung nhiều cơ bắp vào công việc. Mỗi người cần vận dụng những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân vào công việc của mình làm để mang lại kết quả tốt hơn, có hiệu quả cao hơn.
Tư duy giúp con người thu thập, phân tích và sử dụng thông tin và đồng thời đưa ra quyết định cũng như hợp tác với người khác để giải quyết vấn đề, đóng góp ý tưởng, phát triển bản thân.
Xem thêm : Thừa số là gì? Cách phân tích một số sang thừa số
Tiềm năng của bộ não con người là rất lớn. Do đó, mỗi người hãy để cho não bộ làm việc thường xuyên, luôn rèn luyện kỹ năng tư duy cho bản thân để học tập làm việc có hiệu quả, đem đến năng suất cao.
Tư duy có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động thực tiễn cũng như đối với hoạt động nhận thức của con người. Tư duy giúp con người nhận thức được quy luật khách quan từ đó có thể dự kiến một cách khoa học xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng và có kế hoạch biện pháp cải tạo hiện thực khách quan.
Có thể nói, khả năng tư duy là một trong những kỹ năng có giá trị nhất, có tính ứng dụng cao nhất mà mỗi người cần có để học tập, làm việc có hiệu quả. Bởi ngày này với sự phát triển của công nghệ và tri thức cao, người ta làm việc dựa trên kỹ năng tư duy, mà không dung nhiều cơ bắp vào công việc. Mỗi người cần vận dụng những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân vào công việc của mình làm để mang lại kết quả tốt hơn, có hiệu quả cao hơn.
Tư duy giúp con người thu thập, phân tích và sử dụng thông tin, ra quyết định cũng như hợp tác với người khác để giải quyết vấn đề, đóng góp ý tưởng, phát triển bản thân.
Xem thêm : Thừa số là gì? Cách phân tích một số sang thừa số
Tiềm năng của bộ não con người là rất lớn. Do đó, mỗi người hãy để cho não bộ làm việc thường xuyên, luôn rèn luyện kỹ năng tư duy cho bản thân để học tập làm việc có hiệu quả, đem đến năng suất cao.
Để phát triển tư duy thì cần phải dựa trên các yếu tố sau:
– Độ sâu sắc và khái quát của tư duy.
– Khả năng cơ động, linh hoạt và mềm dẻo của tư duy.
– Tính logic, chặt chẽ của tư duy.
– Óc phê phán.
– Khả năng độc lập của tư duy.
Phẩm chất của tư duy
– Độ sâu sắc và khái quát của tư duy: Được thể hiện qua việc thấm nhuần những vấn đề từ chỉ tiết nhỏ nhất đến những cái chung bản chất về hàng loạt vấn đề, những biểu hiện có tính quy luật… được nhận ra nhờ sự bủa vây của những hiểu biết sâu và rộng của tri thức.
– Khả năng cơ động, linh hoạt và mềm dẻo của tư duy: Được thể hiện như một sự dễ dàng chuyển hướng suy nghĩ, không dập khuôn, không cứng nhắc, có khả năng vượt ra ngoài những quy định, theo lối đơn giản cần thiết và phức tạp của vấn đề.
– Tính logic, chặt chẽ của tư duy: Suy nghĩ có sự tuân thủ vào những quy luật thể hiện của sự việc, không bỗng dưng, gián đoạn, nhất thời. Khả năng gắn kết sự việc với hệ thống của nó với những quá khứ với hiện tại và tương lai.
– Óc phê phán: Là khả năng tiếp nhận vấn đề có sự so sánh với những vấn đề trước đây, so sánh, không dễ dàng chấp nhận mà có sự xem xét tìm minh chứng trước khi chấp nhận vấn đề, không dễ dàng chấp nhận sự việc một cách cảm tính.
– Khả năng độc lập của tư duy: Tự tìm ra cách giải quyết vấn đề, tự hình thành nhiệm vụ tư duy hoặc ở mức độ cao có thể đặt lại vấn đề tự tìm ra cách giải quyết một cách sáng tạo.
Các loại hình tư duy hiện nay
Phân loại theo cách thế hiện
Phân loại theo cách thể hiện được chia ra thành tư duy bằng hình tượng và tư duy bằng ngôn ngữ. Tư duy bằng hình tượng gồm có sự tư duy hình ảnh, âm thanh. Tư duy hình tượng còn được gọi bằng cái tên khác là tưởng tượng.
Tư duy bằng ngôn ngữ là tư duy bằng hệ thống tiếng nói. Tư duy bằng ngôn ngữ còn được gọi là suy nghĩ, nhiều khi tư duy ngôn ngữ cũng được gọi là tưởng tượng.
Trong tư duy hình tượng, các phần tử xuất hiện trong quá trình tư duy là các hình ảnh, còn tư duy ngôn ngữ là các lời văn. Các hoạ sỹ tưởng tượng về bố cục, các hình ảnh, màu sắc cho một bức tranh sẽ vẽ. Nhà văn tưởng tượng về các khung cảnh mà nhân vật hoạt động, suy nghĩ (hay tưởng tượng) về lời thoại của nhân vật, nhà hiền triết suy nghĩ về những điều mình sẽ nói.
Tư duy hình tượng có tính phổ biến cao hơn tư duy ngôn ngữ. Các con chó hoang nhìn hành vi của con đầu đàn là biết được con đầu đàn chọn con mồi nào trong đàn linh dương. Tư duy ngôn ngữ chỉ có ở loài người bởi chỉ có loài người có tiếng nói (và chữ viết).
Phân loại theo tính chất
– Tư duy rộng hay hẹp. Tư duy rộng hay hẹp (còn gọi là tư duy theo chiều rộng hay tư duy theo diện) được đánh giá qua số lượng các đối tượng, các vấn đề, các sự vật, sự việc khác nhau được đề cập trong một quá trình tư duy. Tính chất rộng hẹp của tư duy cho thấy mức độ xem xét đối tượng tư duy trong mối quan hệ với các đối tượng khác, trong các môi trường khác là nhiều hay ít. Đối tượng được xem xét kỹ càng hơn, đánh giá đúng đắn hơn về sự cân đối, hài hoà với các đối tượng khác, với môi trường khi tư duy tìm được càng nhiều các đối tượng có quan hệ tương hỗ với nó. Tư duy rộng cũng làm cho việc tiếp nhận những tri thức, kinh nghiệm mới, những sự thay đổi trong tư duy trở nên dễ dàng, tính sáng tạo dễ được thực hiện. Điều kiện để có tư duy rộng là hệ thần kinh phải được tiếp nhận tri thức về rất nhiều đối tượng khác nhau và phải tạo được những mối liên hệ giữa các đối tượng đó. Một đối tượng có thể phát huy hay hạn chế một số đặc điểm, tính chất, vai trò nào đó trong một số mối quan hệ với các đối tượng khác. Vì vậy khi cần phát huy hay hạn chế một số yếu tố nào đó của đối tượng, có thể đặt đối tượng vào những mối quan hệ tượng ứng. Nếu tư duy chỉ xác định được một số mối quan hệ nào đó (tư duy hẹp) thì đối tượng chỉ có thể phát huy hoặc bị hạn chế một số yếu tố tương ứng.
– Tư duy sâu hay nông. Loại tư duy này được đánh giá qua số lượng các yếu tố của một hay một nhóm đối tượng có liên quan trực tiếp được đề cập đến trong quá trình tư duy. Tư duy càng sâu khi các yếu tố của đối tượng được đề cập đến càng nhiều và khi đó đối tượng sẽ trở nên rõ ràng hơn, đầy đủ hơn trong nhận thức và ý thức, đối tượng được hiểu rõ hơn và đúng hơn. Tính chất tư duy sâu hay nông được thực hiện trên một hoặc một nhóm đối tượng, vì vậy tính chất này cũng được gọi là tư duy theo chiều sâu và có các khái niệm tư duy nông cạn hay sâu sắc và vai trò của tư duy cũng được thể hiện trong từng trường hợp cụ thể. Tư duy theo chiều sâu chịu ảnh hưởng của phương pháp thiết lập các mối liên kết thần kinh và . Nếu liên kết thực hiện chủ yếu giữa các yếu tố của đối tượng thì tư duy càng sâu khi có nhiều yếu tố được liên kết với nhau. Kích thích thần kinh được di chuyển từ các phần từ ghi nhớ này đến phần tử ghi nhớ khác trong não mà không cần có nhiều kích thích đến từ hệ thống cảm giác. Tư duy theo chiều sâu tạo nên sự tập trung trong tư duy.
– Tư duy lôgic. Tư duy lôgic là tư duy về mối quan hệ nhân quả mang tính tất yếu, tính quy luật. Vì vậy các yếu tố, đối tượng (gọi chung là các yếu tố) trong tư duy lôgic bắt buộc phải có quan hệ với nhau, trong đó có yếu tố là nguyên nhân, là tiền đề, yếu tố còn lại là kết quả, là kết luận.
– Tư duy phi lôgic. Tư duy phi lôgic là tư duy không dựa trên các mối quan hệ giữa các yếu tố của đối tượng hoặc giữa các đối tượng. Các yếu tố không thuộc đối tượng nhưng được gán cho đối tượng, các đối tượng không có quan hệ với nhau bị buộc cho những quan hệ nào đó và ngược lại những yếu tố thuộc đối tượng lại bị tách khỏi đối tượng, một số mối quan hệ tất yếu giữa các đôi stượng bị cắt bỏ. Tư duy phi lôgic có nguồn gốc từ sự lôgic của tư duy. Lôgic của tư duy là sự kết nối có những biểu hiện của lôgic. Lôgic của tư duy xuất hiện khi sự trùng lặp xuất hiện nhiều lần. Nếu sự trùng lặp mang tính quy luật thì tư duy theo sự trùng lặp này là tư duy lôgic. Nhưng nếu sự trùng lặp là kết quả của những quá trình riêng rẽ và không ảnh hưởng đến nhau thì tư duy sẽ là phi lôgic nếu tư duy gán cho các quá trình này những mối quan hệ. Đây là hậu quả của sự xuất hiện các liên kết thần kinh giữa các phần từ nhớ cùng được hình thành tại một thời điểm hoặc đang cùng được kích hoạt hoặc có những yếu tố để chúng dễ dàng liên kết với nhau. Tư duy phi lôgic xét trong một số giới hạn hay trường hợp cụ thể cũng biểu hiện đầy đủ tính chất của tư duy lôgic, do đó chúng tạo khó khăn khi phân biệt chúng với tư duy lôgic.
– Tư duy đơn giản hay phức tạp. Tính đơn giản hay phức tạp biểu hiện ở số lượng các yếu tố, các đối tượng, các mối quan hệ, các mối liên kết xuất hiện trong một quá trình tư duy. Số lượng càng lớn thì quá trinhg tư duy càng phức tạp. Tính chất này biểu hiện cho khả năng tư duy của cá nhân và phụ thuộc vào hai yếu tố: Phương thức hoạt động thần kinh và số lượng các yếu tố, các đối tượng, kinh nghiệm, tri thức mà bộ não ghi nhớ được. Với cùng một lượng tri thức được ghi nhớ, hệ thần kinh hoạt động trí tuệ sẽ có tư duy phức tạp hơn bới nó có thể tạo ra nhiều liên kết thần kinh hơn so với hệ thần kinh có phương thức phản ứng thần kinh. Nhưng nếu lượng tri thức thấp thì tư duy trí tuệ cũng không thể có được tư duy tốt. Tính phức tạp nói chung là biểu hiện của tư duy tốt, nhưng nếu phức tạp dẫn đến tình trạng không thể trình bày hay thể hiện ra được thì cũng không hay gì bởi sẽ không có ai hiểu và tiếp nhận được quá trình tư duy đó.
– Tư duy lý luận. Nếu tư duy lôgic xem xét các đối tượng trong mối quan hệ nhân quả, một chiều từ nguyên nhân tới kết quả thì tư duy lý luận xem xét mọi nguyên nhân dẫn đến cùng một kết quả và ngược lại, từ kết quả tìm đến các nguyên nhân, xem xét ảnh hưởng của sự kết hợp các nguyên nhân tới kết quả. Tư duy lý luận chỉ ra mọi yếu tố đã có và có thể có của đối tượng, chỉ ra các mối quan hệ đã có và có thể có giữa các đối tượng. Tư duy lý luận xem xét đối tượng trên mọi góc độ, mọi khía cạnh và theo chiều sâu của đối tượng. Tư duy lôgic có thể được thể hiện bằng hình ảnh hoặc bằng lời văn, còn tư duy lí luận chỉ được thể hiện bằng lời văn, điều này có nghĩa là tư duy lý luận chỉ có thể được thực hiện bằng lời văn. Tư duy lý luận là sự phát triển cao nhất của các quá trình tư duy.
Các thao tác cơ bản trong quy trình tư duy
Về bản chất thì tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện các thao tác nhất định để giải quyết một nhiệm vũ hay vấn đề đã được đặt ra.
Phân tích tổng hợp
Xem thêm : Chứng minh câu tục ngữ Nước chảy đá mòn
Phân tích: Là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành những thành phần, bộ phận khác nhau, giúp chủ thể nhận thức đối tượng sâu sắc và đầy đủ hơn.
Tổng hợp: Là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần, bộ phận đã được tách ra qua phân tích thành một chỉnh thể, cho phép chủ thể đưa các bộ phận thành phần vào chỉnh thể theo những liên hệ mới.
Mặc dù phân tích và tổng hợp là hai chức năng trái ngược nhau, nhưng chúng lại không hề tách rời trong quá trình tư duy thống nhất. Chúng mang mối quan hệ mật thiết và bổ sung cho nhau: Phân tích được tiến hành theo phương hướng của tổng hợp, còn tổng hợp thì được thực hiện trên kết quả của quá trình phân tích. Ngoài ra, phân tích và tổng hợp còn có mối quan hệ chặt chẽ với những thao tác tư quy khác, chúng có mặt ở mọi giai đoạn của quá trình tư duy và vận hành của các thao tác.
So sánh
Đây là quá trình dùng trí óc để xác định điểm giống hay khác, bằng nhau hay không bằng nhau, đồng nhất hay không đồng nhất giữa các sự vật, hiện tượng.
So sánh và các thao tác khác cũng sự liên quan chặt chẽ và có vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức, đặc biệt là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức ở trẻ nhỏ. Nó cho phép các bé nhận biết và phân biệt được các đối tượng khác nhau trong thế giới xung quanh.
Trừu tượng hóa và khái quát hóa
Trừu tượng hóa là quá trình dùng trí óc để giữ lại yếu tố cần thiết và gạt bỏ những dấu hiệu thứ yếu, không cần thiết cho tư duy.
Khái quát hóa là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm theo những dấu hiệu, đặc điểm chung nhất định.
Trừu tượng hóa và khái quát hóa có mối liên kết qua lại mật thiết với nhau: Trừu tượng hóa được tiến hành theo hướng của khái quát hóa, còn khái quát hóa thì được thực hiện dựa trên những kết quả của trừu tượng hóa. Đồng thời, chúng cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các thao tác tuy duy khác.
Mặc dù mỗi thao tác đều đảm nhận chức năng và nhiệm vụ riêng, tuy nhiên trong bất kỳ một quá trình tư duy cụ thể nào chúng đều xuất hiện dù ít, dù nhiều và tiến hành theo một chiều hướng thống nhất do chủ thể đặt ra.
Các phẩm chất của tư duy
Các phẩm chất của tư duy có thể kể đến như:
-
Độ sâu sắc và khái quát của tư duy: Thể hiện qua việc thấm nhuần các vấn đề từ chi tiết nhỏ nhất đến những cái chung bản chất của nhiều vấn đề, nhận biết sâu và rộng nguồn tri thức.
-
Khả năng cơ động, mềm dẻo và linh hoạt của tư duy: Thể hiện qua việc dễ dàng chuyển hướng suy nghĩ, không cứng nhắc và dập khuôn, có khả năng vượt ra ngoài các quy định theo cả hai lối đơn giản và phức tạp của vấn đề.
-
Tính chặt chẽ, logic của tư duy: Thể hiện qua việc suy nghĩ có sự tuân thủ vào các quy luật, không nhất thời, bỗng dưng, gián đoạn. Có khả năng liên kết sự việc với hệ thống của nó với quá khứ và tương lai.
-
Óc phê phán: Thể hiện qua việc tiếp nhận vấn đề và có sự so sánh với những vấn đề trước đây, không chấp nhận sự việc một cách cảm tính mà phải có sự xem xét tìm minh chứng trước khi chấp nhận vấn đề
-
Khả năng độc lập của tư duy: Thể hiện qua việc tự tìm ra cách giải quyết vấn đề, tự hình thành tư duy để đặt lại vấn đề và đưa ra phương hướng sáng tạo, hiệu quả.
Ví dụ thực tiễn
Giả sử đưa một bài toán 2x-2=0 với một học sinh lớp 2 với 1 học sinh lớp 5. Và bảo 2 học sinh “đọc to” bài toán. Thì 2 học sinh trên sẽ không xuất hiện tư duy bởi chúng không nhận được tính có vấn đề ở đây, chúng chỉ việc đọc những con số. Nhưng nếu bảo 2 học sinh “giải bài toán” thì chúng sẽ xuất hiện tư duy.
Tuy nhiên Tư duy của học sinh lớp 2 sẽ không xuất hiện bởi học sinh lớp 2 bởi vấn đề ở đây không trở thành “tình huống có vấn đề” bởi họ không có những tri tức liên quan tới vấn đề (chưa đọc học bài toán này)
Đối với học sinh lớp 5, trước hết học sinh phải nhận thức được yêu cầu, nhiệm vụ của bài toán, sau đó nhớ lại các quy tắc, công thức, định lí có liên quan về mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm, phải chứng minh để giải được bài toán. Khi đó tư duy xuất hiện.
********************
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Tổng hợp
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu