Tra Cứu

Livosil 140mg hỗ trợ trị bệnh lý về gan (8 vỉ x 15 viên)

Mọi thông tin dưới đây đã được Dược sĩ biên soạn lại. Tuy nhiên, nội dung hoàn toàn giữ nguyên dựa trên tờ Hướng dẫn sử dụng, chỉ thay đổi về mặt hình thức.

1. Thành phần

Mỗi viên có chứa:

Hoạt chất: 140 mg silymarin

Tá dược: Calci hydrophosphat khan, tinh bột carboxymethyl natri loại A, talc, magnesi stearat, colloid silicon dioxide khan, vỏ nang (gelatin, titan dioxid (E 171), màu đỏ sắt oxid (E 172)).

2. Công dụng (Chỉ định)

Hỗ trợ trong điều trị viêm gan mạn tính, xơ gan, rối loạn chức năng gan và gan nhiễm độc bởi rượu, hóa chất, thuốc hại gan.

3. Cách dùng – Liều dùng

Người lớn: 1 viên x 2-3 lần/ngày.

Không nhai viên, uống thuốc với một cốc nước lớn.

Uống thuốc trong thời gian hơn 3 tháng để có kết quả tốt.

Không cần điều chỉnh liều ở người già. Bệnh nhân suy chức năng thận. Tuy nhiên cần giám sát khi dùng thuốc cho người già bị suy chức năng thận, giảm liều nếu cần thiết.

Trẻ em: Theo chỉ định của bác sĩ.

– Quá liều

Không ghi nhận thấy trường hợp nào quá liều Silymarin.

4. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng Livosil ở bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

5. Tác dụng phụ

Thuốc dung nạp tốt. Các tác dụng phụ thường hiếm gặp.

Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc: Đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, ngứa…

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

6. Lưu ý

– Thận trọng khi sử dụng

Silymarin có thể gây giảm đường huyết. Do đó cần giám sát khi dùng cho bệnh nhân tiểu đường hoặc đường huyết thấp và bệnh nhân đang sử dụng các chế phẩm có tác dụng đối với nồng độ đường máu.

– Thai kỳ và cho con bú

Chưa có các nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng Livosil ở phụ nữ có thai và cho con bú. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng Livosil cho phụ nữ có thai và cho con bú.

– Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Không ảnh hưởng.

– Tương tác thuốc

Các nghiên cứu không thấy có tương tác dược động học giữa silymarin với indinavir, irinotecan, digoxin và midazolam.

Các nghiên cứu chưa kết luận được liệu có tương tác giữa silymarin với các thuốc chuyển hóa bởi cytochrom P450 CYP3A và CYP2C9. Do đó cần thận trọng khi sử dụng đồng thời Livosil với các thuốc này.

7. Dược lý

– Dược động học (Tác động của cơ thể với thuốc)

Silymarin ít tan trong nước, do đó hấp thu kém qua dạ dày ruột, sinh khả dụng thấp.

Nồng độ cao nhất của Silymarin trong huyết thanh ở người tình nguyện khỏe mạnh đạt được sau khi uống Silymarin là 1,3-1,8 giờ. Hầu hết lượng Silymarin (75-90%) nhanh chóng liên hợp với nhóm sulfat và acid glucuronic. Thời gian bán thải của Silymarin là khoảng 6 giờ.

Chỉ 1-5% lượng Silymarin sau khi uống được bài tiết ra dưới dạng không đổi trong nước tiểu.

Dược động học của Silymarin ở bệnh nhân suy gan là tương tự với người tình nguyện khỏe mạnh. Không có các dữ liệu về dược động học của Silymarin ở bệnh nhân suy thận, người già và trẻ em.

– Dược lực học (Tác động của thuốc lên cơ thể)

Silymarin là hoạt chất có nguồn gốc thảo dược từ hạt cây sữa kế (Silybum marianum). Silymarin là hỗn hợp của 4 flavonoid. Silymarin có tác dụng bảo vệ gan.

Tác dụng của silymarin trên gan:

– Tác dụng chống oxy hóa; tăng tổng hợp glutathione nội tế bào.

– Ổn định và điều hòa tính thẩm màng tế bào.

– Kích thích sự tạo thành ARN trong ribosom cũng như kích thích sự hồi phục tế bào gan.

– Ức chế quá trình chuyển đổi từ tế bào gan vào myofibroblast-là quá trình gây nên sự tích tụ các sợi collagen trong bệnh xơ gan.

Do đó silymarin được xem là chất có tác dụng bảo vệ gan.

Silymarin còn có tác dụng ức chế viêm gan và chống ung thư.

Ở các nghiên cứu trên động vật, silymarin có tác dụng trung hòa ethanol, paracetamol, và carbon tetrachlorid-là những chất độc với gan.

Bệnh nhân phải điều trị lâu dài với các thuốc hại gan khi dùng Silymarin nhận thấy có sự tăng chức năng gan.

8. Thông tin thêm

– Đặc điểm

Viên nang cứng.

– Bảo quản

Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

– Hạn dùng

36 tháng kể từ ngày sản xuất.

– Thương hiệu

Aconitum.

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button