Tra Cứu

Định nghĩa chức năng là gì? (Cập nhật 2022)

Chức năng là một cụm từ được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản pháp lý cũng như trong đời sống thường nhật. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu định nghĩa chức năng là gì, những thuật ngữ nào liên quan đến chức năng được sử dụng hiện nay? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Định nghĩa chức năng là gì
Định nghĩa chức năng là gì?

1. Căn cứ pháp lý

Hiến pháp 2013.

2. Định nghĩa chức năng là gì?

Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt thì chức năng có hai ý nghĩa, một là, dùng để chỉ khả năng của một cái gì đó, hai là dùng để miêu tả tính chất có thể hoạt động của sự vật hoặc do sự vật tạo ra.

Theo nghĩa Hán Việt, chức nghĩa là việc phần mình; năng là sức làm được.

Như vậy, theo các định nghĩa trên, chức năng bao gồm chức vụ và khả năng, bao quát hơn đó là những khả năng, những cái có thể làm được của vị trí hay sản phẩm, cá nhân, cơ quan, tổ chức nhất định. Nếu hiểu theo ý nghĩa trên, chức năng thường gắn liền với cụm từ “cơ quan”.

Ví dụ: Chức năng của Giám Đốc là đại diện cho công ty, điều hành hoạt động của công ty; chức năng của phòng kế toán là thực hiện quản lý tài chính, kê khai, báo cáo thuế cho doanh nghiệp; chức năng của giáo viên dạy kèm bao gồm dạy học sinh, đánh giá kiến thức của học sinh và tổ chức các bài học.

Ngoài ra, chức năng còn được hiểu là tác dụng, ảnh hưởng của một sự vật, hiện tượng đối với con người và môi trường sống xung quanh.

3. Trên phương diện pháp luật, định nghĩa chức năng là gì?

Như đã đề cập bên trên, chức năng được hiểu là phương diện, mặt hoạt động chủ yếu của một thiết chế (cơ quan, tổ chức). Như vậy, chức năng cũng còn được hiểu là hoạt động chủ yếu của một cơ quan, tổ chức đó.

Ví dụ: chức năng của Tòa án nhân dân là xét xử, nhân danh Nhà nước đưa ra các phán xét, phán quyết đối với các vụ án theo quy định của pháp luật (Điều 102 Hiến pháp 2013), Chức năng cơ bản của Quốc hội là lập pháp, làm luật và sửa đổi luật (Điều 69 và Điều 70 Hiến pháp 2013):

4. Chức năng có gì khác so với nhiệm vụ và quyền hạn?

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn là 3 khái niệm luôn gắn liền, song hành và tương hỗ, bổ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện bất kỳ công việc nào của một cơ quan nhà nước nhất định cũng như trong đời sống thực tiễn. Vì vậy, chúng thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau.

Để phân biệt được 3 thuật ngữ này, cần hiểu khái niệm của 3 thuật ngữ này. Cụ thể:

– Nhiệm vụ: là những công việc được giao và cần hay bắt buộc phải làm để có thể đảm bảo được chức năng cho vị trí của mình tránh những sai lệch trong công việc.

– Quyền hạn: là quyền của cơ quan, tổ chức trong phạm vi công việc được giao.

Quyền của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được xác định theo phạm vi nội dung, lĩnh vực hoạt động, cấp và chức vụ, vị trí công tác và trong phạm vi không gian, thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.

– Trách nhiệm: được hiểu đơn giản là những công việc mà người giữ vị trí đó phải đảm bảo hoàn thành. Trong trường hợp không đảm bảo được thì người giữ vị trí này sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm và sẽ chịu mọi hậu quả mà nó gây ra.

5. Vì sao cần có quy định về chức năng của các cơ quan nhà nước?

Bộ máy nhà nước được hiểu là hệ thống các cơ quan từ trung ương xuống địa phương, bao gồm nhiều loại cơ quan. Toàn bộ hoạt động của bộ máy nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước, phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị.

Bộ máy nhà nước bao gồm nhiều cơ quan, mỗi cơ quan cũng có những chức năng, nhiệm vụ riêng phù hợp với phạm vi quyền hạn được giao. Chức năng của một cơ quan chỉ là những mặt hoạt động chủ yếu của riêng cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện những chức năng và nhiệm vụ chung của nhà nước. Vì vậy cần phân biệt chức năng nhà nước với chức năng của mỗi cơ quan nhà nước cụ thể. Bởi nhà nước phân cấp thành các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp để đảm bảo tính minh bạch, công bằng, kiểm soát lẫn nhau và các cơ quan nhà nước được sinh ra với mục đích trợ giúp bộ máy nhà nước được vận hành một cách trơn tru nên mỗi một cơ quan sẽ có một chức năng riêng. Việc này giúp giảm tải khối lượng công việc của các cơ quan chính trong bộ máy nhà nước và cũng giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu về công việc trong các mối quan hệ hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật.

6. Chức năng của Nhà nước là gì?

Chức năng nhà nước là phương hướng hoạt động chủ yếu của Nhà nước, thể hiện bản chất, vai trò sứ mệnh xã hội và mục tiêu của Nhà nước. Nhà nước có hai chức năng chính phân theo đối tượng là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước. Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc khác.

Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định và thực hiện các chức năng đối ngoại luôn luôn phải xuất phát từ tình hình thực hiện các chức năng đối nội. Đồng thời, kết quả của việc thực hiện các chức năng đối ngoại sẽ tác động mạnh mẽ tới việc tiến hành các chức năng đối nội. Tùy từng thời kỳ khác nhau, tùy từng chính sách khác nhau mà Nhà nước sẽ có những chức năng đối nội và đối ngoại khác nhau để bảo vệ và thực hiện các lợi ích của Nhà nước phục vụ cho giai cấp thống trị.

Trên đây là những quy định pháp lý về định nghĩa chức năng là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng những nội dung trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và chính xác về định nghĩa chức năng là gì, phân biệt được 3 thuật ngữ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Nếu bạn đọc cần sự hỗ trợ tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ cho chúng tôi thông qua:

• Hotline: 19003330

• Zalo: 084 696 7979

• Gmail: [email protected]

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button