Tra Cứu

Của cải (Wealth) là gì? So sánh của cải và thu nhập

Hình minh họa. Nguồn: Forbes

Của cải (Wealth)

Định nghĩa

Của cải trong tiếng Anh là Wealth.

Của cải đo lường giá trị của tất cả các tài sản có giá trị thuộc sở hữu của cá nhân, cộng đồng, công ty hoặc quốc gia.

Đặc trưng

– Về cơ bản, của cải là sự tích lũy các nguồn lực có giá trị. Những cá nhân, tổ chức và quốc gia cụ thể được cho là giàu có khi họ có thể tích lũy nhiều tài nguyên hoặc hàng hóa có giá trị.

Của cải có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau. Của cải thuần túy bao gồm tất cả các nguồn lực thực sự dưới sự kiểm soát của con người. Về mặt tài chính, giá trị ròng là biểu hiện phổ biến nhất của của cải.

Của cải có thể được xác định bằng cách lấy tổng giá trị thị trường của tất cả tài sản hữu hình và vô hình trừ đi tất cả các khoản nợ.

So sánh của cải và thu nhập

Của cải là trữ lượng trong khi đó thu nhập là lưu lượng và thu nhập có thể được biểu hiện dưới dạng tuyệt đối hoặc tương đối.

Của cải đo lường lượng hàng hóa kinh tế có giá trị đã được tích lũy tính đến một thời điểm nhất định; thu nhập đo lường số tiền (hoặc hàng hóa) thu được trong một khoảng thời gian nhất định.

– Thu nhập đại diện cho sự thay đổi của của cải theo thời gian. Một người có thu nhập ròng dương theo thời gian sẽ ngày càng giàu có và ngược lại. Đối với các quốc gia, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được coi là thước đo thu nhập (biến lưu lượng), mặc dù nó thường được hiểu nhầm là thước đo của cải (biến trữ lượng).

Liên hệ thực tiễn

Việc định nghĩa và đo lường của cải khác nhau theo thời gian giữa các xã hội. Trong xã hội hiện đại, tiền là phương tiện phổ biến nhất để đo lường của cải. Đo lường của cải bằng tiền là một ví dụ về chức năng thước đo giá trị của tiền.

Mặt khác, đất đai thậm chí vật nuôi có thể được sử dụng để đo lường và đánh giá của cải. Ví dụ, người Ai Cập cổ đại đã từng đo lường của cải dựa trên lúa mì. Một số nền văn hóa thường sử dụng cừu, ngựa hoặc gia súc làm thước đo của cải.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button