Tra Cứu

Sinh đôi cùng trứng và khác trứng: Mẹ bầu cần biết những gì?

Đặc điểm sinh đôi cùng trứng

Sinh đôi cùng trứng được phân chia từ một phôi gốc thành hai cá thể riêng biệt nên sẽ giống nhau về cả giới tính cũng như ngoại hình. ADN của 2 trẻ sinh đôi sẽ có thể giống nhau lên đến 100%. Một số trường hợp sinh đôi cùng trứng tuy được nằm trong 2 túi ối riêng biệt nhưng cả 2 lại cùng 1 nhau thai.

Đặc điểm sinh đôi khác trứng

sinh đôi cùng trứng và khác trứng

Với trường hợp sinh đôi khác trứng thì thường sẽ có sự khác biệt về mặt di truyền. Cặp song sinh khác trứng sẽ có cấu trúc ADN chỉ giống khoảng 50%. Do đó, dẫn đến việc các bé tuy sinh đôi nhưng lại có ngoại hình và giới tính không giống nhau.

Một số vấn đề cần lưu ý khi mang thai đôi

sinh đôi cùng trứng và khác trứng

Quá trình mang thai và sinh nở của người mẹ mang song thai có nhiều nguy cơ biến chứng hơn so với những người mang thai đơn thông thường. Vì vậy, khi mang thai đôi, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Tuân thủ khám thai

Việc tuân thủ lịch khám thai sẽ giúp mẹ bầu mang song thai biết được sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn nhất định. Khi mang thai đôi, mẹ bầu nên kiểm tra siêu âm cứ sau 4 – 6 tuần/lần, bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai. Mẹ bầu nên thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra thường xuyên khi nghi ngờ hoặc có dấu hiệu bất thường nào đó.

Việc mang song thai sẽ khiến mẹ bầu gặp nhiều vất vả và nguy hiểm bởi lúc này tử cung đang có 2 thai nhi cùng phát triển. Do đó, mẹ bầu cần theo dõi kỹ lưỡng để phòng tránh được những rủi ro cho cả mẹ và bé trong suốt thời gian thai kỳ.

Dinh dưỡng khi mang song thai

Sự phát triển của thai nhi ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ ăn uống của mẹ. Thông thường, phụ nữ mang song thai sẽ cần nhiều năng lượng hơn để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả 2 thai nhi. Do đó, mẹ bầu mang song thai cần phải bổ sung dinh dưỡng gấp đôi để giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, đồng đều. Tuy nhiên dù mang thai đôi mẹ chỉ nên bổ sung vừa đủ không nên ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Mẹ nên bổ sung đầy đủ 4 nhóm sau: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra, mẹ bầu song thai cũng cần bổ sung thêm axit folic để làm giảm nguy cơ dị tật và tăng cường canxi để bé phát triển hệ xương. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên hạn chế các món ăn kém lành mạnh và đồ uống có cồn để tránh làm ảnh hưởng xấu đến song thai.

Bổ sung đủ nước

Việc đảm bảo cho cơ thể nhận đủ nước đóng vai trò rất quan trọng đối với mẹ bầu. Nếu trong quá trình mang thai mà mẹ bầu bị thiếu nước thì rất dễ sinh non, thậm chí nguy hiểm đến sự sống của thai nhi. Ngoài ra, tình trạng táo bón cũng thường xuyên xảy ra ở mẹ bầu mang song thai, nên hãy bổ sung đủ nước để phòng tránh tình trạng này. Việc bổ sung đủ nước khi mang song thai cũng giúp mẹ giảm nguy cơ nhiễm trùng do sự thay đổi của nội tiết tố và đường tiết niệu.

Mang thai đôi: Mẹ bầu và bé có thể gặp phải những rủi ro nào?

Sinh sớm, nhẹ cân

Vì hình thành cùng lúc 2 bé nên trẻ sinh đôi dễ gặp phải tình trạng sinh sớm, nhẹ cân. Điều này sẽ khiến việc chăm sóc các con sẽ khó khăn hơn bởi hệ thống cơ quan của trẻ có thể vẫn chưa phát triển đầy đủ. Ngoài ra, trẻ sinh sớm, thiếu cân còn dễ gặp phải các vấn đề như chậm phát triển trí tuệ, bại não, giảm thị lực và giảm thính lực.

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button