Tra Cứu

Mentor là gì? Nhiệm vụ và yêu cầu công việc của Mentor

Mentor là gì?

Như chúng ta đã biết, cố vấn là hành động hoặc quá trình hướng dẫn người khác Mục đích hỗ trợ họ phát triển (đa phần là phát triển sự nghiệp). Mentoring thường hoạt động giữa cấp trên với cấp dưới trong cùng một công ty.

Vậy mentor nghĩa là gì? Mentor được hiểu theo nghĩa tiếng Việt chính là người cố vấn. Họ đóng vai trò là người tư vấn, giám sát hoặc huấn luyện viên cố vấn (người được hướng dẫn) ít kinh nghiệm hơn. Mentor thường dành thời gian để thấu hiểu mentee và dùng sự hiểu biết của mình để giúp đỡ người đó, giải quyết vấn đề và cải thiện bản thân.

mentor là gì?

Xem thêm:

  • Admin là gì ? 6 Vị trí HOT và chi tiết thu nhập hiện nay
  • Leader là gì? 5 Kỹ năng cần có để thành Leader giỏi
  • Quản trị là gì? Liệu có quản trị có giống với quản lý?
  • Vai trò của trưởng nhóm, tầm quan trọng của trưởng nhóm trong công việc
  • Giải đáp ABM là gì? 7 Tố chất cần có của Assistant Brand Manager
  • Hiểu rõ về sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý
  • BDM là gì? Tổng quan về vị trí

4 Nhiệm vụ chính của Mentor là gì?

1. Đặt mối quan hệ cụ thể lên trên mối quan hệ cố vấn

Điều này có nghĩa là Mentor người cố vấn cần đặt các mối quan hệ lên trên cả quan hệ đơn thuần là người cố vấn. Để việc cố vấn đạt hiệu quả và thành công thì các bạn cần tạo ra mối quan hệ giao tiếp giữa người cố vấn với người đang khởi nghiệp. Mối quan hệ này sẽ được xây dựng chắc chắn dựa trên những giá trị thiết thực của người cố vấn.

Họ sẽ chọn những người có giá trị giống mình để tương tác, hỗ trợ và cùng hành động trên con đường sự nghiệp. Ngược lại, nếu như giá trị giữa người cố vấn và người được hướng dẫn khác nhau thì khó để hợp tác và mối quan hệ này nên dừng lại để có thể tạo điều kiện cho những mối quan hệ khác phát triển hơn.

2. Tập trung vào tính năng thay thế các yếu tố khả năng

Cần tập trung vào tính năng chỉnh sửa của người hướng dẫn và người được hướng dẫn chứ không chỉ tập trung vào khả năng. Người cố vấn cần có tâm và có thể giúp người được hướng dẫn có thể định hình thành tính cách phù hợp với giá trị. Đặc biệt, có sự thông cảm đối với nhiều trường hợp và có sự tôn trọng của những người khác.

Những người cố vấn giỏi sẽ hiểu được con đường mà họ cần phải đi về phía trước sự thật rất xa. Chỉ có khi bạn thực sự có những sản phẩm chất lượng tốt và phù hợp thì từ đó mới có thể nâng cao con người và giá trị của bạn lên tầm cao mới. Giá trị con người giúp bạn thành công chứ không phải chỉ dựa vào khả năng hay kỹ thuật.

3. Nói về sự lạc quan, truyền năng lượng tích cực cho người được cố vấn

Người cố vấn giỏi sẽ là người có thể truyền thêm nguồn năng lượng tích cực cho người cố vấn của mình. Họ dùng chính sự lạc quan của mình để truyền cảm hứng cho người cần được cố vấn.

Trong các cuộc trò chuyện, khi chúng ta có được sự lạc quan đồng nghĩa với việc sẽ lan tỏa và ảnh hưởng đến những người xung quanh, mang đến những cảm xúc tích cực, giúp đối diện với vấn đề và hoàn cảnh một cách tích cực.

4. Định hướng đúng đắn cho người đang được mentor

Những mentor thường sẽ nghĩ nhiều hơn cho người cần được tư vấn hơn là những lợi ích của một tổ chức lớn. Họ sẽ có những định hướng đúng đắn cho người cần được mentor và để họ có thể khởi nghiệp với chính khả năng tiềm ẩn trong con người họ. Những người mentor cần có cái nhìn tinh tế để có thể nhìn ra được điều này và giúp mentee có thể phát huy được các thế mạnh vốn có để đạt được sự thành công nhất định.

Mentor cần biết ghi nhận và trân trọng những sự nỗ lực của mentee, luôn hướng đến việc tạo ra các giá trị tốt đẹp mentee của mình. Một người mentee tốt là người luôn biết ơn về những bài học mà mentor để lại vì thấy được sự trân trọng ấy từ đối phương mà ngày càng phát triển không ngừng.

Kỹ năng và phẩm chất cần có của một mentor

Để có thể làm tốt vai trò của mình, là một mentor cần học hỏi, trau dồi và phát triển các kỹ năng cũng như phẩm chất sau:

Dày dặn kinh nghiệm

Thực tế thì mentor thường là người có nhiều kinh nghiệm. Họ thường có tuổi đời và tuổi nghề lớn hơn so với mentee, để dễ dàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, đồng thời đưa ra được những lời khuyên thích hợp và hữu ích đối với người mà mình hướng dẫn.

Có nhân cách tốt

Là những người làm công tác hướng dẫn, các mentor phải là những người có nhân cách tốt, khiến cho các mentee kính trọng và tin tưởng. Từ đó người được mentor có thể an tâm và cố gắng học hỏi theo những hoài bão cũng như tư duy cách sống của mentor, mang lại những giá trị tích cực hơn bởi họ là những cá nhân đặc biệt với tiêu chuẩn đạo đức tích cực, rõ ràng.

Có định hướng mục tiêu

Việc mentor có định hướng mục tiêu rõ ràng giúp mentee có thêm cơ hội thành công nhờ nhận được tư vấn và chỉ bảo tận tình. Nhờ vậy, người được tư vấn có thể tiết kiệm thời gian tiếp cận, dễ dàng làm quen cũng như xử lý nhuần nhuyễn các vấn đề xảy ra trong thực tế. Đặc biệt là việc nâng cao hiệu suất và giảm nguy cơ thất bại trong công việc.

Có thời gian và biết quản lý thời gian

Cả mentor và mentee đều cần có thời gian để có thể tương tác và hỗ trợ. Vì vậy, mentor cần biết cách sắp xếp thời gian để có thể hỗ trợ về mặt kiến thức và tinh thần cũng như kỹ năng cho mentee. Việc sắp xếp tốt thời gian sẽ giúp mentor làm tốt vai trò của mình.

Quan tâm và tin tưởng mentee

Bên cạnh các kỹ năng trong công việc, mentor cũng cần có mối quan hệ tốt đẹp và gắn kết với mentee là lợi thế lớn. Nhờ đó, người hướng dẫn có thể theo sát học trò của mình cũng như thúc đẩy quá trình thành công của họ. Sự động viên về mặt tinh thần và tình cảm còn mang lại giá trị lớn hơn cả những kiến thức chỉ dạy.

Là người lạc quan, cởi mở, trung thực

Mentor cần luôn mang đến thái độ tích cực lạc quan để có thể truyền năng lượng tích cực học trò của mình, từ đó biết cách đối mặt với những thách thức trong công việc cuộc sống.

Bên cạnh đó, mentor cần có niềm tin vào kỹ năng cũng như tiềm năng của học trò mình. Từ đó có thể dùng hết năng lực và kiến thức để truyền đạt lại trong quá trình hỗ trợ. Từ đó mentee có thêm động lực để phát huy bản thân và có được thành công. Sự chân thành và cởi mở giữa mentor và mentee sẽ giúp hai bên tin tưởng nhau hơn, tạo sự gắn bó chặt chẽ.

Tất nhiên, không phải mentor nào cũng có thể đáp ứng được những yêu cầu trên. Điều quan trọng là bạn cần biết cách suy xét và tìm được cho mình mentor thích hợp.

Kỹ năng và phẩm chất cần có của một mentor

Phân biệt Mentoring và Coaching

Mentoring Coaching Thời gian Đối với mentoring thì mối quan hệ giữa mentor và mentee thường có xu hướng kéo dài, từ 1 – 2 năm hoặc lâu hơn. Coaching thường diễn ra trong thời gian ngắn hơn (kéo dài từ 6 – 12 tháng). Trong vài trường hợp thì mối quan hệ có thể dài hơn, tùy vào mục tiêu và mong muốn của coachee. Mối quan tâm Hướng đến sự phát triển chung của mentee, không chỉ trong công việc mà cả hiện tại và tương lai. Thường thực hiện nhằm mục tiêu cải thiện hiệu suất công việc của người được huấn luyện. Cấu trúc Hình thức các cuộc họp cố vấn có xu hướng thân mật, mức độ cần thiết tùy theo nhu cầu của mentee. Tổ chức dưới hình thức các cuộc đối thoại huấn luyện và được lên lịch thường xuyên, hàng tuần, tháng,… Chuyên môn Mentor thường là những người có thâm niên và chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể nhiều hơn so với mentee. Người được cố vấn có cơ hội học hỏi và được truyền cảm hứng thông qua kinh nghiệm của người cố vấn. Coaching thường là chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định mà được huấn luyện mong muốn cải thiện: kỹ năng thuyết trình, lãnh đạo, giao tiếp, bán hàng,… Nội dung chương trình Người cố vấn đóng vai trò chúng coaching và coachee cùng phối hợp xây dựng Đặt câu hỏi Mentor thường có cơ hội đặt câu hỏi nhiều hơn để khai thác chuyên môn của người được cố vấn. Coachee đặt câu hỏi kích thích tư duy giúp coachee tự đưa ra các quyết định quan trọng, nhận thức rõ thay đổi hành vi cần thiết, từ đó lên chiến lược hành động. Kết quả Kết quả mong đợi có thể thay đổi theo thời gian. Trọng tâm không phải là kết quả cụ thể, có thể đo lường mà là sự phát triển chung của người được cố vấn. Kết quả mong đợi từ mối quan hệ huấn luyện thường cụ thể và có thể đo lường được thông qua các dấu hiệu cải thiện hoặc thay đổi tích cực trong lĩnh vực hoạt động và mong muốn của coachee.

Các mô hình mentoring phổ biến hiện nay

Dưới đây là chi tiết về các mô hình mentoring phổ biến hiện nay:

  • Mentoring 1:1: đây là hình thức mentoring phổ biến nhất hiện nay, mỗi mentor sẽ hướng dẫn cho chỉ một mentee. Vì số lượng ít nên thời gian và tâm sức người hướng dẫn dành cho mentee rất nhiều. Mối quan hệ này cũng sẽ phát triển nhanh nếu đôi bên cảm thấy phù hợp và đáp ứng kỳ vọng. Tất nhiên hình thức này cũng giúp dễ dàng chia sẻ khó khăn và vướng mắc của mình.
  • Mentoring dựa trên nguồn tiềm lực: Ở mô hình này, các mentee sẽ là người có quyền lựa chọn một mentor mình yêu thích có trong danh sách. Họ cũng sẽ là người tự đưa ta đề xuất, mong muốn, lộ trình của quá trình mentoring. Đó chính là mục tiêu để cả hai cùng làm việc với nhau.
  • Mentoring theo nhóm: Đây là mô hình giữ một mentor và nhiều mentee. Mentor sẽ phụ trách việc hướng dẫn, giúp đỡ cho cả một nhóm người trong một khoảng thời gian dài. Mô hình này sẽ khó khăn ở tính thống nhất và đồng bộ. Mỗi người cũng sẽ có một khả năng tiếp thu khác nhau nên dễ dẫn đến sự chênh lệch giữa các mentee. Tuy nhiên, nếu đủ tâm huyết và thời gian thì mô hình này sẽ tạo ra mentee có cùng chất lượng với số lượng nhiều, tiết kiệm được thời gian.
  • Mentoring dựa trên sự huấn luyện: Mô hình này sẽ gắn bó với một chương trình huấn luyện cụ thể. Thông qua chương trình, mentor sẽ khám phá và khai thác tiềm năng ở một mentee. Từ đó, tạo điều kiện cho mentee ngày một phát triển và thành thạo các kỹ năng, công việc của một lĩnh vực nào đó. Mô hình này thường tập trung vào một khía cạnh nhất định. Mô hình này sẽ tập trung vào chuyên môn cụ thể.
  • Mentoring cấp quản lý, điều hành: Đây là mô hình theo quy mô hệ thống từ bộ máy quản lý, điều hành xuống. Mô hình này mang tính đồng bộ cao và phát triển nhanh nếu như được thực hiện tốt. Ưu điểm của mô hình này chính là giúp hạn chế chảy máu chất xám ra bên ngoài, còn các mentee được học hỏi đa dạng từ nhiều mentor ở các lĩnh vực khác nhau.

Các mô hình mentoring phổ biến hiện nay

Tìm mentor ở đâu?

Mentor có thể là bất cứ ai có kinh nghiệm và kiến thức cũng như sự hiểu biết trong lĩnh vực nào đó, sẵn sàng kết nối, chia sẻ và giúp đỡ người khác. Mentor có thể có ở bất kỳ đâu như công ty, trường học, mối quan hệ trong cuộc sống.

Nếu như bạn đang cần một mentor cho riêng mình, có thể chủ động tìm hiểu trên các diễn đàn về mentoring hoặc tìm đến những người có tên tuổi trong ngành.

Trong công ty, bạn có thể trò chuyện với cấp trên hoặc đồng nghiệp cùng thảo luận và xây dựng mối quan hệ mentoring, điều đó sẽ rất tốt cho bạn trong việc nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức và kinh nghiệm.

Đặc biệt, bạn có thể tìm kiếm những người cố vấn riêng cho mình hoặc tìm hiểu thêm những chia sẻ thú vị và hữu ích từ những người cố vấn trên nền tảng VietnamWorks hiện nay. Tại đây, bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm và cập nhật những thông tin cực kỳ thú vị. Chỉ cần bạn sẵn sàng làm một người cố vấn đúng nghĩa, muốn được học hỏi, hoàn thiện bản thân thì chắc chắn sẽ có người bằng lòng trở thành người cố vấn của bạn.

Chắc chắn qua bài viết bạn đã hiểu cố vấn là gì và phân biệt được hình thức huấn luyện cố vấn rồi đúng không nào. Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích cho mình. Theo dõi ngay HR Insider để cập nhật thêm cho mình những bài viết thú vị khác nhé!

— HR Insider — VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button