Tra Cứu

Mold là gì

Mold là gì? tiếng Anh nghĩa là Molding hay Mold (Mould) and Die là một thuật ngữ thường sử dụng trong ngành cơ khí. Dùng để chỉ các loại khuôn đúc (khuôn mẫu). Khuôn mẫu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hầu hết các ngành công nghiệp sản xuất. Đây là sản phẩm thông dụng nhất để gia công các dụng cụ trong cuộc sống hằng ngày.

Khuôn đúc giúp định hình để tạo ra các sản phẩm từ đơn giản như: lược, cúc áo…. Đến các sản phẩm cho các ngành công nghiệp khác nhau bao gồm: tự động hóa, y tế, hàng không, dân dụng, đồ chơi, xây dựng, bao bì. Ngoài ra, khuôn đúc còn được sử dụng để tạo ra các vỏ bình sữa, bình nhựa, bảng điều khiển tự động và hầu hết các sản phẩm bằng nhựa ngày nay

Gia công khuôn mẫu là một trong những ngành công nghiệp quan trọng trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo sản phẩm.

Làm khuôn mẫu là công đoạn không thể thiếu nhằm tạo ra lớp khuôn bên ngoài. Giúp việc sản xuất sản phẩm diễn ra nhanh chóng, số lượng sản phẩm tạo ra nhiều và có kích thước, hình dạng đồng nhất.

Ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp nhiều loại khuôn mẫu sản phẩm khác nhau. Từ khuôn gia công các chi tiết bằng inox, đồng, nhôm, titan. Cho đến các chi tiết bằng nhựa POM, PU, PE cho đến các sản phẩm bằng gỗ.

Công Nghệ Gia Công Khuôn Mẫu

Gia công khuôn mẫu là việc thiết kế, sản xuất và gia công ra các loại khuôn mẫu. Phục vụ cho hoạt động sản xuất và chế tác thiết bị của doanh nghiệp.

Các loại khuôn mẫu hiện nay chủ yếu là khuôn mẫu dùng trong lĩnh vực thiết kế và chế tạo cơ khí chính xác như.

  1. Các khuôn mẫu đúc áp lực: bằng đồng, nhôm, gang, Antimon, khuôn đột dập, khuôn vuốt, khuôn kéo rút dây sắt, khuôn bọc dây cáp điện, viễn thông…
  2. Các máy gia công CNC, máy cắt dây CNC, máy xung, máy tiện, máy doa, máy chấn.

Ngoài ra, còn có các loại khuôn mẫu dùng trong ngành nhựa công nghiệp và nhựa dân dụng. Từ nhiều chất liệu như composite, silicon. Các khuôn mẫu này gồm:

  1. Khuôn nhựa công nghiệp: Khuôn sản xuất ổ cắm, phích cắm điện, nắp bình ắc quy, khuôn sản xuất cánh quạt, khay sơn, hộp điện, vỏ máy Ozone, vỏ máy massage…
  2. Khuôn nhựa gia dụng: Khuôn nắp chai, khuôn rổ nhựa, khuôn muỗng nhựa, khuôn các chi tiết nhựa các loại…

Quy Trình Gia Công Khuôn Mẫu

Khi khách hàng có nhu cầu gia công khuôn mẫu các chi tiết, bắt buộc phải trải qua các công đoạn nhất định. Hầu như các quy trình gia công khuôn mẫu hiện nay đều được thực hiện khép kín. Từ giai đoạn thiết kế khuôn mẫu cho đến khi sản phẩm hoàn thiện ra đời.

Trong đó, có nhiều công đoạn có ứng dụng công nghệ cao (phần cứng) và phần mềm .Để nâng cao hiệu quả trong công tác thiết kế. Giúp sản phẩm cho ra hoàn chỉnh, tỉ mỉ và đáp ứng chính xác nhất nhu cầu của khách hàng.

Các máy móc thực hiện gia công khuôn mẫu hiện nay. Thường là các máy CNC nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài.

Tham khảo: máy phay CNC 3 trục VF-2SE

Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến kết hợp với trình độ tay nghề của người nhân công. Một quy trình gia công khuôn mẫu đơn giản thường gồm các bước sau:

  1. Tiếp nhận cụ thể yêu cầu của Khách hàng.
  2. Tư vấn vật liệu, kích thước và kết cấu khuôn đáp ứng nhu cầu khách hàng cần.
  3. Lập bảng thiết kế sản phẩm dựa trên những yêu cầu của khách.
  4. Xem xét ký kết hợp đồng với những điều khoản rõ ràng. Quy ước chính xác về đặc điểm của sản phẩm.
  5. Tiến hành thiết kế, thực hiện khuôn ép, đùn, thổi theo bản thiết kế quy ước (hoặc theo mẫu khách hàng cung cấp).
  6. Kiểm thử sản phẩm, chỉnh sửa những chi tiết nhỏ để hoàn thiện khuôn. Cho ra sản phẩm với hình dáng và kích thước chính xác theo quy ước.
  7. Tiến hành giao hàng và nhận thanh toán.

Các Dịch Vụ Gia Công Khuôn Mẫu

Công nghệ gia công khuôn mẫu hiện nay ngày càng phát triển. Và đáp ứng những yêu cầu khác nhau trong lĩnh vực gia công thiết bị hoặc các chi tiết máy. Hiện nay, ngành công nghiệp gia công cơ khí. Cung ứng cho Khách hàng nhiều loại dịch vụ gia công khuôn mẫu khác nhau như:

  1. Gia công khuôn mẫu các chi tiết phức tạp. Đòi hỏi độ bóng và độ chính xác cao như gia công thân khuôn và lõi khuôn đúc, khuôn ép nhựa.
  2. Gia công hoàn chỉnh khuôn mẫu trên trung tâm đứng 3 trục.
  3. Gia công các chi tiết có kích cỡ lớn, hình dáng phức tạp trên trung tâm gia công 5 trục. Gồm gia công thân khuôn mẫu lớn, gia công các chi tiết có hình dạng cánh quạt. Gia công các chi tiết dạng trục xoắn, trục cán, trục in, gia công các chi tiết thân máy, chi tiết vỏ động cơ.
  4. Đo đạc, kiểm tra các sản phẩm sau công đoạn phay như đo đường kính, khoảng cách giữa các chi tiết, tọa độ điểm, độ tròn, độ côn…

Gia công khuôn mẫu mang lại lợi ích gì cho khách hàng

Việc gia công khuôn mẫu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Giúp cho khách hàng cũng như người gia công nắm bắt rõ hơn thông tin của sản phẩm. Độ chính xác của sản phẩm sẽ tuyệt đối hơn, phù hợp với yêu cầu cũng như khả năng làm ra sản phẩm. Gia công khuôn mẫu giúp tiết kiệm được quỹ thời gian để làm những công việc khác. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất cũng như làm việc.

Một khuôn mẫu tốt, chất lượng đảm bảo và đồng nhất. Phải chú ý đế việc loại thép làm ra khuôn mẫu là một yếu tố không xem nhẹ được

Độ bóng của khuôn (Mold)

Để sản phẩm được đúc ra có độ sáng bề mặt cao yêu cầu lòng khuôn củng phải đạt độ sáng bóng cao. Bề mặt khuôn có độ hoàn thiện càng tốt sản phẩm được tạo ra càng có độ thẩm mỹ càng tốt. Do đó, việc đánh bóng khuôn mẫu ngày càng đóng vai trò quan trọng. Và có thể xem là một nghề hái ra tiền trong thời buổi ngày nay.

Tuy nhiên, việc đánh bóng các bề mặt của khuôn không phải là điều đơn giản. Nó đòi hỏi người thực hiện công việc này phải có các kiến thức nhất định. Để có thể tiến hành công việc này một cách hiệu quả. Nếu không có đánh cả ngày khuôn cũng không thể bóng lên được. Đôi khi còn tạo ra nhiều vết xước mới

Riêng nói về vấn đề đánh bóng khuôn đã có rất nhiều vật liệu đi kèm như: Giũa kim cương, giũa thép, giấy nhám, giấy đánh bóng, dầu bôi trơn, bột kim cương, máy mài khuôn, máy đánh bóng siêu âm, đầu nỉ đánh bóng, đá mài…. Mỗi sản phẩm phù hợp cho một công đoạn khác nhau từ phần gia công thô đến đánh bóng tinh. Kết hợp và sử dụng nhuần nhuyễn các dụng cụ trên, sẽ giúp khuôn đạt độ sáng bóng cao. Do đó mới nói việc đánh bóng khuôn không hề dễ dàng

Một số bước đánh bóng khuôn thông dụng

Thông thường khuôn mẫu sau khi được cắt, tiện bằng các dòng máy CNC. Thường có độ chính xác và độ hoàn thiện cao. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng hoặc vận chuyển có thể để lại các vết xước trên bề mặt. Và gây ảnh hưởng cho sản phẩm được

Với kinh nghiệm bạn có thể chia quá trình loại bỏ vết xước thành hai giai đoạn mài thô và đánh bóng

  • Mài thô: Giai đoạn mài các vết xước lớn trên bề mặt có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi dùng tay xoa cho vết xước sẽ có cảm giác cấn tay. Đối với các vết xước này bạn có thể dùng các loại dũa kim cương hoặc giấy nhám mịn. Để làm để làm mờ vết xước. Thông thường nên sử dụng các loại dụng cụ có độ grit. Trong khoảng 200 – 800 cho quá trình mài thô tùy theo kích thước vết xước.
  • Đánh bóng: sau khi quá trình mài thô hoàn tất trên bề mặt khuôn. Chỉ còn những vết xước nhỏ bắt đầu bước quá trình đánh bóng. Ở giai đoạn này bạn sẽ sử dụng bột kim cương có hoặc các vật tư có độ grit trong khoảng 800 – 1200 grit. Và hoàn thiện tốt nhất bằng bột kim cương cho các khuôn đúc có độ cứng cao như (carbide, titanium, tungsten..)

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button