Tra Cứu

Năng lực trách nhiệm pháp lý là gì (cập nhật 2023)

Năng lực trách nhiệm pháp lý là: Khả năng của cá nhân hay tổ chức gánh chịu hậu quả bất lợi, biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật. Đối với tổ chức, năng lực trách nhiệm pháp lý xuất hiện từ khi có quyết định thành lập tổ chức và chấm dứt khi tổ chức đó giải thể… Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về năng lực trách nhiệm pháp lý là gì mời bạn tham khảo!

3vv-1
Năng lực trách nhiệm pháp lý là gì (cập nhật 2022)

1. Khái niệm năng lực trách nhiệm pháp lý

Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của cá nhân hay tổ chức gánh chịu hậu quả bất lợi, biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật.

Có thể hiểu Trách nhiệm pháp lí: là một loại quan hệ đặc biệt giữa nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm, trong đó nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật đối với chủ thể vị phạm pháp luật và chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần do hành vi của mình gây ra.

2. Mấy loại trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý được chia thành 04 loại theo đó:

– Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm pháp lý hình sự là trách nhiệm mà người phạm tội phải chịu hình phạt theo quy định và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. Trách nhiệm này sẽ do tòa án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự.

Ví dụ: Nội dung bản án hình sự định tội và định hình phạt cho người phạm tội chỉ thể hiện ý chí đơn phương của Hội đồng xét xử mà không phụ thuộc vào ý chí của người phạm tội và có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với người phạm tội.

– Trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của người hoặc là của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự và phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.

Cá nhân, tổ chức khi có hành vi vi phạm pháp luật dân sự thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành.

– Trách nhiệm hành chính

Là trách nhiệm của người hoặc là của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm những nguyên tắc quản lí nhà nước và phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.

– Trách nhiệm kỷ luật

Là trách nhiệm của người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức xử lý kỉ luật do thủ trưởng cơ quan xí nghiệp, trường học áp dụng với cán bộ, công nhân viên, học sinh của cơ quan, tổ chức mình.Chủ thể áp dụng trách nhiệm kỷ luật là thủ trưởng, cơ quan đơn vị, xí nghiệp.

3. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý

Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý gồm:

– Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định, đây là quy định khác biệt so với các loại trách nhiệm như trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm đạo đức…

– Trách nhiệm pháp lý luôn gắn với các biện pháp cưỡng chế của nhà nước. quy định rõ ràng trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật. Đây cũng được coi là 1 điểm khác biệt lớn giữa trách nhiệm pháp lý và các biện pháp cưỡng chế khác của Nhà nước như: bắt buộc chữa bệnh, giải phóng mặt bằng…

Truy cứu trách nhiệm pháp lý là việc cá biệt hoá các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật, tức là áp dụng một biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật tuỳ theo mức độ vi phạm của họ.

4. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý giúp ngăn ngừa, giáo dục và cải tạo những hành vi vi phạm pháp luật, chủ thể phải chịu hậu quả về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật trước pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý sẽ giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng theo quy định pháp luật.

Từ những quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý , mọi người dân có lòng tin và tin tưởng pháp luật.

5. Truy cứu trách nhiệm pháp lý

Truy cứu trách nhiệm pháp lý là một hoạt động thể hiện tính quyền lực của nhà nước do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.

Đây là hoạt động có trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ do pháp luật quy định để có thể bảo đảm được tính nghiêm minh của pháp luật, tính chính xác của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý, hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm có thể xảy ra, tránh hiện tượng oan sai, bỏ lọt vi phạm.

6. Công ty luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về năng lực trách nhiệm pháp lý là gì của chúng tôi về cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về năng lực trách nhiệm pháp lý là gì thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail: [email protected]
  • Website: accgroup.vn

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button