Tra Cứu

Ngành quản lý tài nguyên và môi trường: Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp

Những thay đổi về khí hậu và môi trường sống của chúng ta đang diễn ra theo chiều hướng khá nghiêm trọng. Nếu bạn luôn đau đáu câu hỏi “Chúng ta có thể làm gì cho hành tinh này?” thì còn thời điểm nào tốt hơn bây giờ để bắt đầu bảo vệ môi trường và tạo ra sự khác biệt. Theo đuổi quản lý tài nguyên và môi trường là chọn một tương lai xanh hơn cho chính bạn và các thế hệ sau.

Quản lý tài nguyên và môi trường là gì?

Ngành quản lý tài nguyên và môi trường học gì?

Sinh viên ngành quản lý tài nguyên và môi trường được đào tạo “từ gốc đến ngọn”. Trước hết là hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, năng lượng, đất, nước, không khí, rừng, đa dạng sinh học, cũng như sự tác động của con người lên môi trường.

Tiếp đến, vì là ngành thiên hướng ‘quản lý’, sinh viên được làm quen với thao tác hệ thống máy tính kết nối với nguồn dữ liệu để luyện tập:

● Thu thập thông tin

● Xử lý dữ liệu đánh giá môi trường dựa vào vị trí và thuộc tính

● Thực hành ứng dụng quản lý dữ liệu

● Hiển thị dữ liệu thông tin địa lý cần phục vụ cho phân tích quản lý môi trường

Khi đã xác định được tình hình môi trường và tài nguyên thiên nhiên, sinh viên được trang bị kiến thức về:

● Quản lý ô nhiễm môi trường

● Quy hoạch môi trường

● Hoạch định chính sách và luật tài nguyên môi trường’

● Đánh giá tác động môi trường

● Công nghệ xử lý chất thải.

Đặc biệt, ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề cao phương châm học đi đôi với hành. Các cơ sở đào tạo, trường đại học thường dành trung bình 20-40% chương trình đào tạo cho thực hành cho các môn học, chẳng hạn như:

● Phân tích vi sinh

● Mô hình hóa môi trường

● Xử lý nước – chất rắn

Ngành quản lý tài nguyên và môi trường học ở đâu?

Hiện nay, ngành quản lý tài nguyên và môi trường được đào tạo khá phổ biến ở các trường đại học trải dài cả nước: ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, Đại học Thủ Dầu Một, ĐH Nông Lâm TP.HCM – Gia Lai, ĐH Nông Lâm – Thái Nguyên, ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Sinh viên thi đại học ngành này thường đăng ký các khối: A00 (Toán – Lý – Hóa), A01(Toán – Lý – Anh), B00(Toán – Hóa – Sinh), D07(Toán – Hóa – Anh).

Nếu bạn muốn khám phá nền giáo dục quản lý tài nguyên và môi trường trên thế giới, Hotcourses Vietnam sẽ gợi ý những điểm đến du học chất lượng sau đây:

● Các khóa đào tạo ngành Quản lý tài nguyên và môi trường ở Mỹ

● Các khóa đào tạo ngành Quản lý tài nguyên và môi trường ở Úc

● Các khóa đào tạo ngành Quản lý tài nguyên và môi trường ở Canada

● Các khóa đào tạo ngành Quản lý tài nguyên và môi trường ở Anh

Bạn lưu ý là bấm vào link “Xem [số] khóa học Quản lý tài nguyên và môi trường” để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường. Nếu bạn có thắc mắc về du học ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Tốt nghiệp ngành quản lý tài nguyên và môi trường ra làm gì?

Khi ngày càng nhiều doanh nghiệp, chính quyền địa phương và tổ chức tìm kiếm kiến thức chuyên môn về quản lý tài nguyên và môi trường, sinh tốt nghiệp ngành này đang bắt đầu đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết những thách thức lớn nhất của xã hội.

Suy nghĩ sự đa dạng công việc trong ngành quản lý tài nguyên và môi trường ít, từ đó cơ hội xin việc làm khó là quan điểm khá sai lầm. Thực tế, có đến 6 định hướng nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp ngành này, bao gồm:

  • Công nghệ môi trường: Công việc sẽ tập trung vào hướng nghiên cứu, chẳng hạn như nghiên cứu về chất thải, các quy trình công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, vật lý và thiết bị xử lí chất thải,… Đơn vị công tác sẽ là các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, công ty hoạt động trong lĩnh vực xử lí môi trường, môi trường đô thị, kỹ thuật hạ tầng, cấp thoát nước, an toàn lao động, các viện nghiên cứu, các trường học có đào tạo lĩnh vực tài nguyên môi trường.
  • Kỹ thuật môi trường: Nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề môi trường như và áp dụng các phát minh mới của Công nghệ sinh học, hóa học, vật lý học vào công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường và tìm kiếm tài nguyên tái tạo phục vụ đời sống. Sinh viên có thể làm việc tại khu công nghiệp và cơ sở sản xuất, sở khoa học và công nghệ, sở tài nguyên và môi trường, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở xây dựng, sở thủy sản, ủy ban nhân dân các huyện, thị, các công ty cấp thoát nước, tư vấn môi trường, nuôi trồng thủy sản, trường đại học, trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu.
  • Quản lý môi trường: Theo đuổi chính về các hoạt động quản lý môi trường, lập kế hoạch quản lý môi trường, triển khai hoạt động, quản lý chất lượng môi trường, quản lý chất thải, đánh giá tác động môi trường… của cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, cơ sở đang hoạt động và làng nghề…. Với công việc là cán bộ quản lý môi trường, bạn có thể làm việc tại sở khoa học và công nghệ, sở tài nguyên và môi trường, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở xây dựng, sở công nghiệp, sở thủy sản, ủy ban nhân dân các huyện, thị.
  • Quản lý tài nguyên rừng: Công việc hướng đến sinh thái môi truờng, hệ sinh thái rừng, kỹ thuật và công nghệ trong quản lý, kiểm tra, đánh giá tài nguyên rừng và môi trường,…. Với công việc này bạn có thể làm việc tại cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các cơ sở đào tạo, các cơ quan nghiên cứu và phát triển có liên quan đến quản lý tài nguyên và môi trường. Bên cạnh đó bạn có thể làm việc tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng,…
  • Quản lý môi trường và du lịch sinh thái: Yêu cầu những kiến thức về sinh học bảo tồn, cảnh quan địa lý du lịch, quản lý cảnh quan địa chất du lịch, thiết kế cảnh quan môi trường du lịch, quy hoạch và phát triển du lịch bền vững. Với chuyên ngành hẹp theo hướng nghiên cứu này, sinh viên có thể làm tại các viện nghiên cứu thuộc bộ ngành trung ương, sở khoa học và công nghệ, sở tài nguyên và môi trường, sở du lịch, công ty du lịch và du lịch, khu du lịch sinh thái, khu nghĩ dưỡng, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di tích lịch sử,…
  • Khoa học môi trường: Sinh viên cần trang bị những kiến thức về kỹ năng đánh giá, phân tích, phát hiện, và dự báo những vấn đề môi trường,… khi lựa chọn phát triển theo hướng khoa học môi trường. Đơn vị công tác là tại các trường đại học, cao đẳng, các bộ, cục, các sở ban ngành địa phương liên quan tới quản lý tài nguyên, quy hoạch môi trường,…

Mức lương ngành Quản lý tài nguyên và môi trường được đánh giá là chưa cao so với các ngành hot trên thị trường nhưng khá ổn định. Trung bình, thu nhập sẽ là từ 7 triệu đồng đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, lời khuyên của Hotcourses Vietnam là bạn hãy mạnh dạn theo đuổi nếu bạn yêu thích tìm hiểu về tài nguyên môi trường. Khi kinh nghiệm và kỹ năng ngày càng nâng cao, bên cạnh việc thu nhập cũng theo đó mà tăng lên, bạn còn thực sự ứng dụng kiến thức và nỗ lực của mình cho một hành tinh xanh – sạch – đẹp hơn.

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button