Sâu răng là gì? Cách điều trị và phòng ngừa răng bị sâu
Được Colgate Global Scientific Communications đánh giá về mặt y khoa.
- Cảm nhận những thay đổi của nhân vật người vợ nhặt từ khi theo Tràng về nhà
- Tại sao gọi là Mĩ La Tinh? Những điều cần biết về khu vực Mã La Tinh
- Dàn ý phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám
- Bảng quy đổi điểm TOEIC sang bằng A B C chính xác nhất
- Giải SBT bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Âu | SBT Lịch sử và Địa lí 7 cánh diều
Theo thống kê của Bộ Y Tế Việt Nam (2022), Việt Nam có hơn 90% người có bệnh về răng miệng. Quan trọng hơn, chiếm tỉ lệ cao đến 85% trẻ em mắc sâu răng sữa và hơn 80% người có sâu răng vĩnh viễn. Qua những con số trên cho thấy, sâu răng là một bệnh lý thường gặp và càng ngày gia tăng trong xã hội hiện đại. Vậy sâu răng là gì? Cùng Colgate tìm hiểu nhanh về bệnh lý sâu tăng và nguyên nhân, cách điều trị, ngăn ngừa hiệu quả ngay trong bài viết sau đây.
Bạn đang xem: Sâu răng là gì? Cách điều trị và phòng ngừa răng bị sâu
Sâu răng là gì?
Sâu răng là do sự tác động của vi khuẩn nằm trong mảng bám trên bề mặt răng, ăn nhiều thực phẩm có đường và cấu trúc răng yếu gây tổn thương đến men răng. Vi khuẩn này có tên gọi là “Streptococcus mutans”, khả năng phá hủy lớp men bảo vệ bên ngoài nhanh chóng, sau đó sẽ lan rộng vào mô cứng bên trong, hình thành các lỗ sâu màu đen từ nhỏ li ti đến lớn.
Sâu răng để lâu ngày sẽ trở thành bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Những lỗ sâu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều bệnh lý khác về răng miệng nghiêm trọng hơn. Điển hình: nhiễm trùng nướu, chết tủy răng, áp xe răng, viêm nha chu, mất răng… Trong đó, đến khi bị áp xe răng, bạn chỉ có thể phải rút tủy tăng hoặc nhổ răng để thay thế bằng răng giả.
Các loại sâu răng thường gặp
Bất kể chiếc răng nào của bạn cũng có thể bị sâu, nhưng phổ biến nhất vẫn là sâu răng hàm và sâu răng cửa với vị trí khác nhau trên răng.
-
Sâu răng cửa. Sâu răng cửa là loại sâu răng phổ biến nhất thường gặp ở trẻ em xảy ra trên bề mặt nhai của răng cửa hoặc giữa các kẽ răng.
-
Sâu chân răng. Khi tuổi càng cao, nướu răng càng yếu nên dễ bị tụt lợi, khiến cho một phần của chân răng bị lộ ra ngoài. Vì không có men răng bao phủ, những khu vực chân răng này dễ bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng.
-
Sâu răng hàm. Sâu răng hàm là tình trạng khi các răng trong hàm bị tổn thương do vi khuẩn và axit gây ra.
-
Sâu răng thứ phát. Răng bị sâu thứ phát hình thành xung quanh những khu vực răng đã được trám hoặc mão răng. Tình trạng này xảy ra là do các khu vực này thường có xu hướng tích tụ mảng bám và vi khuẩn.
5 nguyên nhân phổ biến khiến răng bị sâu
1. Vi khuẩn
Vi khuẩn trong miệng được hình thành do tích tụ mảng bám à nguyên nhân chính gây sâu răng. Chúng sống và chuyển đổi đường thành axit, gây phá hủy men răng.
2. Vệ sinh răng miệng kém
Khi chăm sóc răng miệng không đúng cách, mảng bám có thể tích tụ trên bề mặt răng, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và tạo ra axit. Các thói quen vệ sinh răng miệng kém làm tăng nguy cơ bị sâu răng mà có thể bạn không để ý:
-
Không sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng.
-
Đánh răng không đủ 2 phút.
-
Đánh răng không đều đặn, cách ngày.
-
Chải răng không đúng kỹ thuật.
-
Không sử dụng kem đánh răng chứa fluoride.
3. Nạp thức ăn có đường nhiều
Vi khuẩn sẽ sử dụng đường trong thức ăn làm nguồn cung cấp năng lượng để tạo axit. Tiêu thụ quá nhiều thức ăn và đồ uống có chứa đường, đặc biệt là các loại bánh kẹo ngọt và đồ uống có ga, có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của sâu răng.
4. Mảng bám
Mảng bám là một lớp màng bám dính trên răng, bao gồm vi khuẩn, thức ăn thừa và các khoáng chất khác. Khi mảng bám không được loại bỏ đầy đủ, nó sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và tạo ra axit.
5. Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền có thể gây sâu răng bao gồm di truyền gen từ cha mẹ tới con cái, ảnh hưởng đến độ bền của men răng và khả năng chống lại sự phá hủy của vi khuẩn. Một số người có chất lượng men răng cao hơn, khiến chúng kháng lại vi khuẩn và sự tác động của axit tốt hơn. Trong khi đó, người khác có men răng yếu hơn và dễ bị phá hủy bởi vi khuẩn và axit.
Triệu chứng sâu răng và dấu hiệu nhận biết khi răng bị sâu
Các triệu chứng sâu răng thường gặp:
-
Đau răng: Cảm giác đau nhói răng, nhức hoặc âm ỉ là triệu chứng chính của sâu răng. Đau răng có thể xuất hiện khi sâu răng đã phá hủy men răng và tiếp cận phần ngà răng. Mức độ đau răng sâu nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào mức độ phá hủy và nhiễm trùng.
-
Răng sâu nhạy cảm do đường: Răng bị sâu sẽ đau và nhạy cảm hơn khi bạn ăn các loại thức ăn hoặc đồ uống có chứa đường như kẹo, nước ngọt hoặc đồ uống có ga.
-
Đau khi ăn: Răng sâu bị đau khi cắn hoặc nhai thức ăn. Đau có thể tập trung vào khu vực bị sâu và trở nên rõ rệt khi có áp lực lên răng.
-
Biến đổi về màu sắc trên răng: Răng bị sâu lỗ to, lỗ nhỏ li ti trên răng mặc dù không thấy đau hoặc răng đổi màu đen, nâu, trắng ngà.
-
Răng ê buốt với nhiệt độ nóng/lạnh.
Sâu răng có thể phát triển bên dưới bề mặt răng, nơi bạn không thể nhìn thấy chúng. Cho dù sâu răng hình thành ở bất kỳ vị trí nào, cách tốt nhất để phát hiện và điều trị trước khi chúng trở nên nghiêm trọng là đến nha sĩ để kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần.
Cách điều trị răng bị sâu
Nha sĩ thường khuyến nghị các phương pháp điều trị răng sâu theo mức độ sâu răng:
-
Phương pháp tái khoáng hóa để làm cứng men răng bằng Canxi hoặc Flour, thường áp dụng cho giai đoạn đầu của sâu răng.
-
Làm sạch mảng bám và lỗ răng sâu
Xem thêm : Đặc điểm nào sau đây không đúng với gương phẳng?
Nha sĩ sẽ sử dụng các công cụ như mũi khoan và bàn chải điện để loại bỏ mảng bám và phần răng bị phá hủy. Sau đó, họ sẽ làm sạch và làm phẳng các lỗ răng để chuẩn bị cho quá trình trám răng.
-
Phương pháp trám răng
Đây là phương pháp áp dụng cho răng bị sâu nhưng chưa đến tủy hoặc dây thần kinh răng. Lúc này, nha sĩ sẽ loại bỏ phần sâu và lấp đầy răng bị sâu lỗ to bằng nhựa composite hoặc amalgam.
-
Phương pháp chụp tủy răng
Khi sâu răng đã lan đến tủy hoặc dây thần kinh nhưng vẫn có khả năng phục hồi tự nhiên bạn sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp chụp tủy.
-
Lấy tủy răng
Nha sĩ sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của dây thần kinh răng và lấy tủy răng nếu như răng bị tổn thương hoặc nhiễm trùng vừa phải hoặc nghiêm trọng.
-
Phương pháp nhổ răng sâu
Trong trường hợp sâu răng quá nghiêm trọng và không thể khôi phục, việc nhổ răng có thể là lựa chọn cuối cùng. Răng bị sâu sẽ được nhổ để ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng đến các răng khác. Sau khi nhổ răng, bạn có thể chọn lắp cầu răng hoặc trồng răng implant để thay thế răng bị nhổ giúp khôi phục chức năng nhai và thẩm mỹ.
Cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả
Sâu răng khiến cuộc sống sinh hoạt của bạn bị đảo lộn. Do đó, hãy ngăn ngừa sâu răng ngay từ bây giờ bằng những cách sau:
-
Chăm sóc răng miệng đúng cách: Chải răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ mảng bám ở kẽ răng và bên dưới đường viền nướu.
-
Thăm khám răng nha khoa thường xuyên: Kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/1 lần có thể giúp phát hiện và ngăn chặn các vấn đề về răng miệng không để chúng phát triển thành tình trạng nghiêm trọng hơn.
-
Sử dụng kem đánh răng chứa Fluoride: Bạn có thể hỗ trợ cho men răng chống sâu răng tốt hơn bằng cách sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride và phương pháp điều trị bằng fluoride do nha sĩ chỉ định. Sử dụng kem đánh răng có chứa chất fluoride được ADA phê duyệt như Colgate Total® để đảm bảo kết quả tốt nhất trong việc làm chắc khỏe men răng.
-
Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế các loại thực phẩm giàu tinh bột hoặc đường.
Trên đây là thông tin liên quan về sâu răng là gì và nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa sâu răng. Hy vọng bạn sẽ chăm sóc răng miệng tốt để có một nụ cười luôn khỏe mạnh ngay hôm nay!
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu