Soạn bài Trăng sáng trên đầm sen lớp 11 trang 21, 22, 23 Chân trời sáng tạo
Hướng dẫn Soạn bài Trăng sáng trên đầm sen lớp 11 trang 21, 22, 23 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.
- Soạn bài Chiều xuân lớp 11 trang 19, 20 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Cõi lá lớp 11 trang 17, 18 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới lớp 11 trang 37, 41 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Hình tượng con người chinh phục thế giới trong “Ông già và biển cả” lớp 11 trang 46, 47, 48 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Công nghệ hiện tại của AI và tương lai lớp 11 trang 44, 45 Chân trời sáng tạo
Nội dung chính bài Trăng sáng trên đầm sen
Tác phẩm Trăng sáng trên đầm sen ca ngợi vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên và con người trong một đêm trăng sáng. Bức tranh đầm sen trong đêm tĩnh lặng được tác giả mô tả đặc sắc, với vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của đầm sen và hương thơm ngào ngạt của hoa sen. Tác giả đã khéo léo sử dụng những bút pháp nghệ thuật qua đó khắc họa cảnh tượng đêm trăng sáng trên đầm sen, tạo nên một khoảnh khắc rất đẹp và cảm động.
Soạn bài Trăng sáng trên đầm sen ngắn nhất
Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh gợi tả vẻ đẹp hòa hợp giữa ánh trăng với hoa lá trên đầm sen.
Trả lời:
– Các hình ảnh và chi tiết gợi tả vẻ đẹp hòa hợp giữa ánh trăng với hoa lá trên đầm sen có trong văn bản là:
+ “ánh trăng như nước chảy, lặng lẽ tỏa xuống mặt lá sen và hoa sen”.
+ “Ánh trăng trên đầm sen không đồng đều, thế nhưng giữa ánh sáng và hình bóng tạo nên một giai điệu hài hoà, như bản nhạc vi-ô-lông (violin) nổi tiếng…”
+ “lá sen và hoa sen như vừa được tắm gội bằng sữa bò”, “lại được bao trùm trong giấc mộng bằng dải lụa mỏng”
Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nêu một vài chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình; cho biết tác dụng của sự kết hợp ấy trong văn bản.
Trả lời:
Chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình:
– “Trên mặt đầm sen quanh co uốn khúc là những tán lá sen san sát. Lá sen nhô lên mặt nước rất cao, như là váy của nàng vũ nữ yêu kiều…”
– “Ánh trăng xuyên qua kẽ lá từ trên những rặng cây cao rọi xuống, bóng lá cây màu đen loang lổ từng lớp trông như ma; hình bóng của những cành liễu thưa thớt, cong cong, như vẽ lên mặt lá sen.”
– “Một làn gió nhẹ thổi qua, đưa hương thơm man mác, thoang thoáng như tiếng hát trên tòa nhà cao tầng từ xa vọng tới… trở nên duyên dáng.”
→ Tác dụng:
+ Nhờ sự kết hợp tinh tế giữa các thành phần trong câu văn, văn bản trở nên sống động, hấp dẫn và thể hiện được tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên ở nơi đây.
+ Bằng cách kết hợp các yếu tố trong văn bản một cách khéo léo, tác giả đã mang lại sự gần gũi giữa thiên nhiên và con người.
Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Người viết tùy bút, tản văn thường có những liên tưởng, biểu cảm bất ngờ và thú vị. Nêu dẫn chứng trong văn bản cho thấy đặc điểm đó.
Trả lời:
Qua văn bản ta thấy người viết tùy bút, tản văn thường có những liên tưởng, biểu cảm bất ngờ và thú vị thông qua những văn bản sau:
+ “Thoát khỏi bản thân vào lúc bình thường, như bước vào một thế giới khác hẳn”
+ “Lá sen nhô lên mặt nước rất cao, như là váy của nàng vũ nữ yêu kiều…”
+ “Ánh trăng trên đầm sen không đồng đều, thế nhưng giữa ánh sáng và hình bóng tạo nên một giai điệu hài hoà, như bản nhạc vi-ô-lông (violin) nổi tiếng”
+ “Những bông sen màu trắng lốm đốm tô điểm trên những lớp lá sen, có bông vừa dịu dàng hé nở, có bông còn e thẹn chúm chím, chúng như những hạt ngọc châu, lại như những cánh sao trên bầu trời đêm thăm thẳm, hoặc lại như những cô gái xinh đẹp vừa tắm xong”.
Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Theo bạn, cảm hứng chủ đạo của văn bản trên là gì?
Trả lời:
– Tác giả đã lấy cảm hứng chủ đạo từ sự giản dị, trong trẻo của cảnh vật tự nhiên và con người nơi đây. Những nét đẹp đơn giản này đã truyền cảm hứng viết ra một tác phẩm thể hiện được vẻ đẹp của tự nhiên.
– Cảm hứng chủ đạo của tác giả cũng xuất phát từ tình yêu và lòng trắc ẩn của tác giả đối với thiên nhiên, cũng như sự đẹp đẽ và thanh nhã của cảnh vật tự nhiên nơi đây. Những cảm xúc này đã được tác giả khéo léo truyền tải vào từng câu văn, mang lại cho độc giả một trải nghiệm đầy cảm hứng và sâu sắc về sắc thái tinh tế của tự nhiên.
Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Trình bày đặc điểm của thể loại tản văn được thể hiện qua văn bản Trăng sáng trên đầm sen.
Trả lời:
Đặc điểm của thể loại tản văn được thể hiện qua văn bản Trăng sáng trên đầm sen:
– Chất trữ tình trong tản văn là yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật để tạo nên những rung động cho người đọc
– Cái tôi trong bài tản văn là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả
– Ngôn ngữ được sử dụng là ngôn ngữ có tính nghệ thuật tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật tự nhiên và tình cảm con người.
– Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa… Các biện pháp này đã tạo ra những hình ảnh đẹp và sống động, giúp cho độc giả có thể tưởng tượng và chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của thiên nhiên.
Soạn bài Trăng sáng trên đầm sen lớp 11 trang 21
Xem thêm : Soạn bài Chiều xuân lớp 11 trang 19, 20 Chân trời sáng tạo
Câu 1: Chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh gợi tả vẻ đẹp hòa hợp giữa ánh trăng với hoa lá trên đầm sen
Trả lời:
Những từ ngữ và hình ảnh gợi tả vẻ đẹp hòa hợp giữa ánh trăng với hoa lá trên đầm sen:
+ “…Ánh trăng như nước chảy, lặng lẽ tỏa xuống mặt lá sen và hoa sen.”
+ “Lớp sương mong mỏng phủ trên đầm sen”.
+ “…Ánh trăng xuyên qua kẽ lá từ trên những rặng cây cao rọi xuống….giữa ánh sáng và hình bóng tạo nên một giai điệu hài hòa, như bản nhạc vi-ô-lông (violin) nổi tiếng”
Câu 2: Nêu một vài chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình; cho biết tác dụng của sự kết hợp ấy trong văn bản.
Trả lời:
Chi tiết trong văn bản cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong văn bản:
– “…Những bông sen màu trắng lốm đốm tô điểm trên những lớp lá sen, có bông vừa dịu dàng hé nở, có bông còn e thẹn chúm chím, chúng như những hạt ngọc châu, lại như những cánh sao trên bầu trời đêm thăm thẳm, hoặc lại như những cô gái xinh đẹp vừa tắm xong”
– “Ánh trăng xuyên qua kẽ lá từ trên những rặng cây cao rọi xuống, bóng lá cây màu đen loang lổ từng lớp trông như ma; hình bóng của những cành liễu thưa thớt, cong cong, như vẽ lên mặt lá sen.”
– “…Ánh trăng trên đầm sen không đồng đều, thế nhưng giữa ánh sáng và hình bóng tạo nên một giai điệu hài hòa, như bản nhạc vi-ô-lông (violin) nổi tiếng”
Tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong văn bản Trăng sáng trên đầm sen:
– Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình đã làm cho đoạn văn bản trở nên sống động và gợi cảm hơn, mang lại cho độc giả những trải nghiệm cảm xúc sâu sắc.
– Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình đã tạo nên một khung cảnh thơ mộng, với hình ảnh trăng hòa quyện với cảnh vật tự nhiên tuyệt đẹp. Khung cảnh ấy mang lại cho độc giả cảm giác rung động trước vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên.
– Trăng sáng trên đầm sen kết hợp tinh tế giữa yếu tố tự sự và trữ tình, tạo nên một không gian tưởng tượng đầy cảm hứng và sắc màu. Vẻ đẹp thiên nhiên đêm trăng được tả một cách tinh tế và dịu ngọt, mang đến cho độc giả cảm giác thư giãn và yên bình.
Câu 3: Người viết tùy bút, tản văn thường có những liên tưởng, biểu cảm bất ngờ và thú vị. Nêu dẫn chứng trong văn bản cho thấy đặc điểm đó.
Trả lời:
Những dẫn chứng trong văn bản cho thấy người viết tùy bút, tả văn thường có những liên tưởng, biểu cảm bất ngờ và thú vị:
– “.. Lá sen nhô lên mặt nước rất cao, như là váy của nàng vũ nữ yêu kiều”
– “…Những bông sen màu trắng lốm đốm tô điểm trên những lớp lá sen, có bông vừa dịu dàng hé nở, có bông còn e thẹn chúm chím, chúng như những hạt ngọc châu, lại như những cánh sao trên bầu trời đêm thăm thẳm, hoặc lại như những cô gái xinh đẹp vừa tắm xong”
– “Lớp sương mỏng nhẹ phủ trên tán lá và cánh hoa làm cho chúng như mới được “tắm gội bằng sữa bò” hay “lại như được bao trùm trong giấc mộng bằng dải lụa mỏng”
– “…Ánh trăng trên đầm sen không đồng đều, thế nhưng giữa ánh sáng và hình bóng tạo nên một giai điệu hài hòa, như bản nhạc vi-ô-lông (violin) nổi tiếng”
Câu 4: Theo bạn, cảm hứng chủ đạo của văn bản trên là gì?
Trả lời:
Vẻ đẹp tuyệt vời của đêm trăng bên hồ sen là cảm hứng chủ đạo xuyên suốt văn bản tạo nên một không gian thơ mộng và trữ tình. Tác phẩm cũng thể hiện được sự xao xuyến và rung động của con người trước cảnh vật hữu tình, sự rung động khi được được tận hưởng toàn bộ hương sắc, vẻ đẹp của thiên nhiên.
Câu 5: Trình bày đặc điểm của thể loại tản văn được thể hiện qua văn bản Trăng sáng trên đầm sen
Trả lời:
Đặc điểm của thể loại tản văn được thể hiện qua văn bản Trăng sáng trên đầm sen:
– Sử dụng ngôn ngữ tinh tế, giàu hình ảnh: Văn bản sử dụng ngôn ngữ tinh tế và giàu hình ảnh để tả cảnh vật thiên nhiên và truyền tải cảm xúc, suy nghĩ của tác giả.
– Thể hiện cái tôi của tác giả: Tác giả sử dụng cái tôi để thể hiện cảm xúc và suy nghĩ riêng của mình. Nhờ vậy, người đọc cảm nhận được sự chân thành và tâm hồn tinh tế của tác giả.
– Chất trữ tình: Trong văn bản, tác giả sử dụng những câu văn trữ tình, tình cảm để thể hiện sự xao xuyến, rung động của mình trước cảnh vật thiên nhiên.
– Thiên nhiên là chủ đề chính: Văn bản tập trung miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, đặc biệt là cảnh đêm trăng bên hồ sen, tạo nên một không gian thơ mộng và trữ tình.
Soạn bài Trăng sáng trên đầm sen chi tiết
Câu 1. Chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh gợi tả vẻ đẹp hoà hợp giữa ánh trăng với hoa lá trên đầm sen.
Trả lời:
Một số từ ngữ, hình ảnh gợi tả vẻ đẹp hòa hợp giữa ánh trăng với hoa lá trên đầm sen:
+ “Ánh trăng như nước chảy, lặng lẽ tỏa xuống mặt lá sen và hoa sen”;
Xem thêm : Soạn bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều lớp 11 trang 62, 68 Chân trời sáng tạo
+ “Ánh trăng trên đầm sen không đồng đều, thế nhưng giữa ánh sáng và hình bóng tạo nên một giai điệu hài hoà, như bản nhạc vi-ô-lông (violin) nổi tiếng…”
+ “Ánh trăng xuyên qua kẽ lá từ trên những rặng cây cao rọi xuống, bóng lá cây màu đen loang lổ từng lớp trông như ma; hình bóng của những cành liễu thưa thớt, cong cong, như vẽ lên mặt lá sen.”
Câu 2. Nêu một vài chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình; cho biết tác dụng của sự kết hợp ấy trong văn bản.
Trả lời:
Một vài chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình:
+ “Ánh trăng xuyên qua kẽ lá từ trên những rặng cây cao rọi xuống, bóng lá cây màu đen loang lổ từng lớp trông như ma; hình bóng của những cành liễu thưa thớt, cong cong, như vẽ lên mặt lá sen.”
+ “Ánh trăng xuyên qua kẽ lá từ trên những rặng cây cao rọi xuống, bóng lá cây màu đen loang lổ từng lớp trông như ma; hình bóng của những cành liễu thưa thớt, cong cong, như vẽ lên mặt lá sen.”
Tác dụng: Những chi tiết kết hợp giữa yếu tố tự sự với yếu tố trữ tình tạo nên một khung cảnh nên thơ, thơ mộng làm cho hình ảnh trăng hòa quyện với cảnh vật, khung cảnh tuyệt đẹp ấy làm rung động lòng người. Vẻ đẹp thiên nhiên đêm trăng thật dịu ngọt, thơ mộng ấy thật đẹp biết bao.
Câu 3. Người viết tuỳ bút, tản văn thường có những liên tưởng, biểu cảm bất ngờ và thú vị. Nếu dẫn chứng trong văn bản cho thấy đặc điểm đó.
Trả lời:
Những dẫn chứng trong văn bản cho thấy sự liên tưởng, biểu cảm bất ngờ và thú vị:
+ “Thoát khỏi bản thân vào lúc bình thường, như bước vào một thế giới khác hẳn”
+ “Trên mặt đầm sen quanh co uốn khúc là những tán lá sen san sát. Lá sen nhô lên mặt nước rất cao, như là váy của nàng vũ nữ yêu kiều”
+ “Có bông vừa dịu dàng hé nở, có bông còn e thẹn chúm chím, chúng như những hạt ngọc châu, lại như những cánh sao trên bầu trời đêm thăm thẳm, hoặc lại như những cô gái xinh đẹp vừa tắm xong”.
+ “Một làn gió nhẹ nhàng vô tình thổi qua, đưa hương thơm của những bông sen tỏa khắp đất trời, mùi hương được nhà thơ tinh tế mà khéo léo so sánh với “tiếng hát trên tòa nhà cao tầng từ xa vọng tới”
+ “Lớp sương mỏng nhẹ phủ trên tán lá và cánh hoa làm cho chúng như mới được “tắm gội bằng sữa bò” hay “lại như được bao trùm trong giấc mộng bằng dải lụa mỏng”
+ “Ánh trăng xuyên qua kẽ lá từ trên những rặng cây cao rọi xuống, bóng lá cây màu đen loang lổ từng lớp trông như ma; hình bóng của những cành liễu thưa thớt, cong cong, như vẽ lên mặt lá sen”
+ “Ánh trăng trên đầm sen không đồng đều, thế nhưng giữa ánh sáng và hình bóng tạo nên một giai điệu hài hoà, như bản nhạc vi-ô-lông (violin) nổi tiếng”
Câu 4. Theo bạn, cảm hứng chủ đạo của văn bản trên là gì?
Trả lời:
Cảm hứng chủ đạo xuyên suốt văn bản là vẻ đẹp thiên nhiên đêm trăng thật thơ mộng đồng thời thể hiện niềm xao xuyến, sự rung động của con người khi được thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của hương sắc, cảnh vật nơi đây.
Câu 5. Trình bày đặc điểm của thể loại tản văn được thể hiện qua văn bản Trăng sáng trên đầm sen.
Trả lời:
– Chất trữ tình trong tản văn là yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật để tạo nên những rung động cho người đọc:
+ “Trên mặt đầm sen quanh co uốn khúc là những tán lá sen san sát. Lá sen nhô lên mặt nước rất cao, như là váy của nàng vũ nữ yêu kiều”
+ “Có bông vừa dịu dàng hé nở, có bông còn e thẹn chúm chím, chúng như những hạt ngọc châu, lại như những cánh sao trên bầu trời đêm thăm thẳm, hoặc lại như những cô gái xinh đẹp vừa tắm xong”
+ “Ánh trăng xuyên qua kẽ lá từ trên những rặng cây cao rọi xuống, bóng lá cây màu đen loang lổ từng lớp trông như ma; hình bóng của những cành liễu thưa thớt, cong cong, như vẽ lên mặt lá sen”
+ “Ánh trăng trên đầm sen không đồng đều, thế nhưng giữa ánh sáng và hình bóng tạo nên một giai điệu hài hoà, như bản nhạc vi-ô-lông (violin) nổi tiếng”
– Cái tôi trong bài tản văn là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả gửi gắm qua văn bản:
+ “Vầng trăng đang từ từ nhô lên, đã không còn nghe thấy tiếng nô đùa của bọn trẻ chơi trên đường cái bên ngoài bức tường” trong khoảnh khắc dịu êm, tĩnh lặng như thế, nhưng dường như nhân vật trữ tình đang có nỗi tâm sự gì đó mà “cảm thấy trong lòng bồn chồn không yên”.
+ Một mình tác giả như dạo bước trên con đường quen thuộc và cảm thấy bản thân như đang: “ Thoát khỏi bản thân vào lúc bình thường, như bước vào một thế giới khác hẳn”
+ “Như trong đêm đi dưới ánh trăng mênh mang, tôi có thể suy tư bất cứ điều gì, và cũng có thể không nay, một mình suy nghĩ gì cả, thế là tôi cảm thấy mình là con người tự do.”
– Ngôn ngữ tản văn rất tinh tế và sống động đồng thời mang hơi thở giàu hình ảnh và chất trữ tình:
+ “Một làn gió nhẹ thổi qua, đưa hương thơm man mác, thoang thoáng như tiếng hát trên toà nhà cao tầng từ xa vọng tới”: gió thổi hương sen được so sánh như tiếng hát trên toà nhà cao tầng từ xa vọng tới cho ta cảm nhận rõ hơn mùi hương sen thơm ngát, khiến cho độc giả thêm ấn tượng với những bông hoa sen xinh tươi.
+ “Ánh trăng như nước chảy, lặng lẽ toả xuống mặt lá sen và hoa sen. Lớp sương mong mỏng phủ trên đầm sen. Lá sen và hoa sen như vừa được tắm gội bằng sữa bò, lại như được bao trùm trong giấc mộng bằng dải lụa mỏng”: cảnh sắc đầm sen trở nên thơ mộng, ánh trăng được có như nước chảy lặng lẽ tỏa xuống đầm sen, nhân hóa hình ảnh lá sen, bông sen như vừa được tắm gội bằng sữa bò.
Phân tích bài Trăng sáng trên đầm sen Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
>>> Phân tích Trăng sáng trên đầm sen
—————————–
Trên đây THCS Hồng Thái đã cùng các bạn Soạn bài Trăng sáng trên đầm sen trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ THCS Hồng Thái để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 11