Lớp 4

Tiếng việt 4 Cánh Diều Tập 1: Bài 4. Kho báu của em trang 50

Hướng dẫn Soạn Chủ điểm 4. Kho báu của em Tiếng việt 4 Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 1 Tiếng việt lớp 4 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.

Bài 4: Kho báu của em

Chia sẻ

1. Em hiểu kho báu là gì?

a. Là nơi chứa rất nhiều của cải.

b. Là nơi rất bí mật.

c.  Là nơi rất khó tìm.

Trả lời: 

Đáp án A. 

2. Kể tên một vài câu chuyện về kho báu mà em đã được học hoặc được nghe.

Trả lời: 

Vừng ơi mở cửa ra, Alibaba và 40 tên cướp, Đảo hải tặc

3. Theo em, vì sao sách cũng là kho báu? Kho báu ấy quý giá như thế nào?

a. Của cải ở kho báu ấy là gì?

b. Vì sao có thể nói của cải ở kho báu ấy là vô tận?

c. Của cải thu được từ kho báu ấy giúp con người những gì?

Trả lời:

Theo em, sách cũng là kho báu vì sách là nguồn tri thức vô hạn. Kho báu ấy quý giá không gì so được

a. Của cải ở kho báu ấy là tri thức.

b. Bởi vì tri thức không bao giờ có giới hạn, nên ta có thể nói rằng kho tàng tri thức trong kho báu ấy là vô tận.

c. Các kho báu đó cung cấp những của cải cho con người, giúp họ có thêm kiến thức và sự hiểu biết về cuộc sống xung quanh.

Bài đọc 1: Những thư viện đặc biệt

>>> Xem bài đọc

Bài viết 1: Luyện tập tả cây cối

Dựa vào kết quả quan sát ở Bài 3, tìm ý và lập dàn ý cho bài băn tả một cây hoa ( hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.

Trả lời:

a. Mở bài: 

– Giới thiệu loại cây em muốn miêu tả

+ Đó là loại cây gì?

+ Cây đó được trồng ở đâu và do ai trồng?

+ Năm nay cây đó đã được bao nhiêu tuổi rồi?

b. Thân bài:

– Cây cao bao nhiêu so với các cây khác trong khu vườn?

– Thân cây thẳng hay cong? Kích thước của thân cây ra sao?

– Lớp vỏ trên thân cây có màu gì? Vỏ cây có đặc điểm gì?

– Rễ của cây có to không? Có bộ phận nào nhô lên mặt đất không?

– Cây có nhiều cành không? Các cành cây có đặc điểm gì?

– Lá cây có hình dáng như thế nào? Màu sắc của lá như thế nào? Có rụng hay không?

– Khi nào cây có quả? Quả có hình dáng như thế nào? Bao lâu thì quả chín? Khi chín, quả có mùi hương như thế nào? Vị của quả ra sao?

c. Kết bài:

– Em có những tình cảm gì dành cho loại quả và cây ăn quả này?

– Em thường chăm sóc cây như thế nào để cây phát triển tốt và cho quả ngọt?

Kể chuyện: Cô bé ham đọc sách

1. Nghe và kể lại câu chuyện

2. Trao đổi về câu chuyện

a. Những chi tiết nào cho thấy Ma-ri Quy-ri từ nhỏ rất ham đọc sách?

b. Theo em, sự ham mê đọc sách đã góp phần vào thành công của nhà bác học Ma-ri Quy-ri như thế nào?

Trả lời:

– Đang cập nhật

Bài đọc 2: Những trang sách tuổi thơ

>>> Xem bài đọc

Luyện từ và câu: Dấu ngoặc kép

I. Nhận xét

1. Tìm các dấu ngoặc kép trong bài đọc ” Những trang sách tuổi thơ”.

Trả lời

Các dấu ngoặc kép trong bài đọc ” Những trang sách tuổi thơ” là: ” Tấm cám”, ” Thạch Sanh”, ” Cây tre trăm đốt”, ” Đôi hài bảy dặm”, ” Tôn Ngộ Không”, ” Nghìn lẻ một đêm”, ” Không gia đình”, ” Những người khốn khổ”.

2. Các dấu ngoặc kép trong bài đọc nói trên được dùng làm gì?

Trả lời:

Các dấu ngoặc kép trong bài đọc nói trên được dùng để đánh dấu các tên tác phẩm truyện.

II. Bài học

– Ghi nhớ SGK trang 55

III. Luyện tập

1. Chép lại một câu kể tên các tập truyện, tập thơ hoặc bài thơ trong đoạn văn sau; dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các tác phẩm ấy.

Trả lời:

– Các tập truyện chính của ông: “Bê vò Sáo”, “Chuyện hoa chuyện quả”, “Lửa vàng lửa trắng”,…

– Các tập thơ: “Em thích em yêu”, “Những người bạn nhỏ”, “Bạn trong vườn,”… 

2. Trong sách in, người ta có thể đánh dấu tên tác phẩm bằng cách in nghiêng. Hãy chép lại một câu có chữ in nghiêng dưới đây, dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các bức tranh:

Trả lời:

” Cá chép trông trăng”, ” Công múa”

3. Chọn 1 trong 2 đề sau:

a, Viết một đoạn văn ( khoảng 4-5 câu) nói về một câu chuyện hoặc một bài văn, bài thơ mà em đã đọc trong tháng này.

b, Viết một đoạn văn ( khoảng 4-5 câu) nói về một bộ phim mà em đã xem trong tháng này.

Trả lời:

Vào tối chủ nhật vừa qua, em và anh trai đã cùng xem bộ phim hoạt hình “Chú khủng long tốt bụng” trên tivi. Đây là một bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Mỹ, nói về cuộc hành trình tìm đường về nhà của chú khủng long xanh tên Arlo. Trong hành trình đó, chú đã kết bạn với một cậu bé nhỏ loài người. Em rất thích nhân vật chú khủng long trong bộ phim này. Chú ban đầu rất sợ hãi và nhút nhát, nhưng sau đó đã trở nên mạnh mẽ và dũng cảm hơn rất nhiều sau khi trải qua những thử thách đầy nguy hiểm. Trong đó, việc chú và bạn của mình đã vượt qua được sự tàn bạo của những con khủng long ăn thịt và sống sót qua một trận lũ dữ đã để lại nhiều cảm xúc và bài học về tình bạn và tình yêu gia đình đối với em.

Bài viết 2: Luyện tập tả cây cối

1. Xếp các đoạn mở bài dưới đây vào nhóm thích hợp:

a) Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa…

THÉP MỚI, Cây tre Việt Nam

b) Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt.

NGUYÊN HỒNG, Bãi ngô

c) Ở đầu bản tôi có cây trám đen bên cạnh cây trám trắng.

VI HỒNG – HỒ THUỶ GIANG, Cây trám đen

d) Làng quê Việt Nam thường nhiều ao hồ. Vươn ra trên ao là giàn mướp hoa vàng, giàn bí hoa trắng, giàn đỗ ván hoa tím. Còn trên mặt nước ao hoặc con ngòi rìa làng thường là những bè rau muống bập bềnh.

BĂNG SƠN, Bè rau muống

Trả lời:

Mở bài trực tiếp: Đoạn văn a, b, c

Mở bài gián tiếp: Đoạn văn d

2. Viết mở bài cho bài văn tả cây cối mà em đã lập dàn ý:

a. Mở bài trực tiếp: 

Mỗi năm đến Tết, em và mẹ lại cùng nhau đến chợ hoa để chọn cho nhà một cây quất thật xinh để trang trí. Tại chợ hoa, em bắt gặp một dãy những chậu quất đầy màu sắc và đẹp mắt, được bày bán trên khắp góc chợ. 

b Mở bài gián tiếp:

Trong vườn nhà bác em, có rất nhiều loại cây ăn quả đẹp mắt, nhưng em đặc biệt thích mấy gốc cây quất. Dù nhỏ nhắn, cây quất lại có lá xanh tươi và tán hình chóp cầu tuyệt đẹp. Những mầm non tua tủa mọc lên đón chào cơn mưa xuân đầu mùa, phát tán hương thơm dịu ngọt. Hoa quất nở rộ với những chùm trắng tinh khiết, thơm ngát khắp góc vườn. Lá quất có màu xanh thắm, nổi bật với những đường vân nhỏ xinh. Trái quất ra đầy trên các cành, chi chít và đầy sức sống. Quả quất khi còn non có màu xanh đậm, khi chín trở thành màu cam, tô điểm cho khu vườn thêm rực rỡ và quả nào cũng to, bóng bẩy và mọng nước. Vị quất ngọt lành, thanh nhẹ và khi làm nước ép vào mùa hè thì còn tuyệt hơn nữa.

Bài đọc 3: Người thu gió

>>> Xem bài đọc

Bài viết 3: Luyện tập tả cây cối

1. Nội dung và số câu trong đoạn kết của bài văn dưới đây có gì khác đoạn kết của bài văn Cây si ( trang 35)?

Trả lời:

Đoạn kết của cây si có 2 câu và nói về lợi ích của cây si và tình cảm của tác giả với cây si còn đoạn kết của bài văn này lại nói về hình dáng của sầu riêng rồi đến tình cảm của tác giả.

2. Viết kết bài cho bài văn tả cây cối em đã lập dàn ý:

a, Một đoạn kết bài mở rộng

Trả lời:

Một đoạn kết bài mở rộng: Cây quất ngày tết tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy, mang đến niềm may mắn, sức sống và hy vọng cho gia chủ. Em rất thích cây quất và sẽ chăm sóc cây thật tốt để cây mãi xanh tươi như bây giờ.

b, Một đoạn kết bài không mở rộng

Trả lời:

Một đoạn kết bài không mở rộng: Nhìn những cây quất cho quả trĩu cành quanh năm, em càng thêm trân trọng công lao của những người nông dân như bác em.

Trao đổi: Em đọc sách báo

1. Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về việc đọc sách và ích lợi của sách.

Trả lời:

Việc đọc sách đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là trong thời đại hiện nay khi xã hội đang ngày càng phát triển. Trong các trang sách, chúng ta có thể tìm thấy những tri thức và kiến ​​thức về tự nhiên và xã hội được tích lũy qua hàng nghìn năm. Sách bao gồm tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, do đó chúng ta có thể coi sách là một nguồn tài nguyên vô tận để học hỏi và tìm tòi. Nó cũng là cơ sở cho mọi sáng tạo, giúp chúng ta tích lũy và nâng cao vốn kiến thức và học vấn. Với mỗi người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống, là sự chuẩn bị cho cuộc hành trình dài trên con đường học vấn, giúp chúng ta tích lũy tri thức và khám phá thế giới rộng lớn này.

2. Trao đổi về nội dung câu chuyện (hoặc bởi thơ, bởi văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:

a) Em thích nhân vật (hoặc chỉ tiết, hình ảnh) nào? Vì sao?

b) Câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?

– Học sinh tự trao đổi và nhận xét.

Bài đọc 4: Mỗi lần cầm sách giáo khoa

>>> Xem bài đọc

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Sách và thư viện

1. Kể tên một số quyển sách em đã đọc:

Trả lời:

a, Truyện: Dế Mèo phiêu lưu ký, nghìn lẻ một đêm

b, Thơ: Đất nước, Truyện Kiều

c, Sách giáo khoa: Hoạt động trải nghiệm, Tiếng Việt lớp 3

d, Sách phổ biến kiến thức: Nhà giả Kim, Hạt giống tâm hồn

2. Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp:

Trả lời:

– Hoạt động của thư viện:  trưng bày sách, giới thiệu sách, bảo quản sách, phân loại sách, cho mượn sách

– Hoạt động của em ở thư việc: đọc sách, mượn sách, trả sách

– Nhận xét của em về sách: hay, thú vị, bổ ích, hấp dẫn

3. Viết một đoạn văn ngắn (4-5 câu) kể chuyện em đến đọc sách ( hoặc mượn sách, trả sách) ở thư viện.

>>> Xem trả lời

Góc sáng tạo: Ngày hội đọc sách

Cùng các bạn tổ chức Ngày hội đọc sách của lớp em:

1. Mỗi tổ trưng bày một bàn:

– Những quyển sách từ tủ sách của học sinh trong tổ.

– Các bài viết của học sinh trong tổ từ đầu năm học ( bài tập làm văn, bài thơ, nhật ký,…) đóng thành quyển sách.

2. Các tổ cử người thuyết trình về gian sách, bàn sách của tổ mình.

3. Kể chuyện, đọc thơ hoặc biểu diễn văn nghệ.

Trả lời:

– Học sinh tự thực hiện hoạt động.

Tự đánh giá: Mẹ con cùng đọc

>>> Xem bài đọc

>>> Xem toàn bộ: Giải Tiếng việt 4 Cánh Diều

——————————–

Trên đây THCS Hồng Thái đã cùng các bạn Soạn Chủ điểm 4. Kho báu của em Tiếng việt 4 Cánh diều trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ THCS Hồng Thái để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button