Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tập 1: Bài 3. Gieo ngày mới trang 18
Hướng dẫn Soạn Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tập 1: Bài 3. Gieo ngày mới ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo tập 1 Tiếng việt lớp 4 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.
Gieo ngày mới
Bạn đang xem: Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tập 1: Bài 3. Gieo ngày mới trang 18
Đọc: Gieo ngày mới
>>> Xem bài đọc
Luyện từ và câu: Danh từ chung, danh từ riêng
1. Xếp các từ in đậm trong các câu ca dao sau vào nhóm thích hợp:
a.
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
Ca dao
b.
Bình Định có núi Vọng Phu
Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.
Ca dao
c.
Ai về Quảng Ngãi quê ta
Mía ngon, đường ngọt trắng ngà dễ ăn
Ca dao
Tên người:
Tên sông, núi, đầm:
Tên tỉnh:
Trả lời:
Xem thêm : Nội dung bài Tre Việt Nam
– Tên người: Lê Lợi, Lam Sơn
– Tên sông, núi, đầm: Bạch Đằng, Vọng Phu, Thị Nại
– Tên tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định
2. Xếp các từ sau vào các nhóm:
a. Nhóm từ là tên gọi của một sự vật cụ thể.
b. Nhóm từ là tên gọi chung của một loại sự vật.
Trả lời:
a. Tên gọi của một sự vật cụ thể: Lê Lợi, Bạch Đằng, Thị Nại, Lam Sơn, Quảng Ngãi, Vọng Phu, Bình Định.
b. Tên gọi chung của một loại sự vật: người, sông, tỉnh, đầm, núi,
3. Nhận xét cách viết các từ thuộc mỗi nhóm ở bài tập 2.
Trả lời:
– Nhóm từ là tên gọi của một sự vật cụ thể: viết hoa
– Nhóm từ là tên gọi chung của một loại sự vật: viết thường
4. Tìm 2 – 3 danh từ riêng cho mỗi nhóm dưới đây:
Trả lời:
– Tên nhà văn hoặc nhà thơ: Xuân Quỳnh, Nam Cao, Nguyễn Đình Thi.
– Tên sông hoặc núi: sông Lô, sông Hồng, sông Đồng Nai
– Tên tỉnh hoặc thành phố: Hà Nội, Tuyên Quang, Phú Thọ
5. Viết 3 – 4 câu giới thiệu về nơi em ở, trong câu có sử dụng danh từ riêng
Trả lời:
– Em sinh ra và lớn lên tại vùng đất Tuyên Quang yêu dấu, một mảnh đất thuộc khu vực miền núi phía Bắc nước ta. Tại nơi đây, giữa trung tâm thành phố có nhiều tòa nhà cao tầng. Các con đường rộng lớn, có nhiều xe cộ. Bên cạnh đó, thành phố còn có rất nhiều những di tích lịch sử nổi tiếng như: Thành nhà Mạc, khu di tích lịch sử Tân Trào…
Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện
Bài tập 1: Đọc hai đoạn văn dưới đây và cho biết:
1. Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện “Tích Chu”.
Xem thêm : Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tập 1: Bài 8. Mùa thu trang 37
2. Ngày còn bé, tối nào bà cũng kể chuyện cho em nghe. Qua giọng kể ấm áp của bà, câu chuyện nào cũng thật hấp dẫn. Nhưng em vẫn thích câu chuyện “Tích Chu” hơn cả.
a. Đoạn văn nào giới thiệu ngay câu chuyện chọn kể?
b. Đoạn văn nào dẫn vào câu chuyện từ một vấn đề liên quan?
Trả lời:
a. Đoạn văn giới thiệu ngay câu chuyện chọn kể: Đoạn văn 1
b. Đoạn văn dẫn vào câu chuyện từ một vấn đề liên quan: Đoạn văn 2
Bài tập 2: Đọc hai đoạn văn dưới đây và cho biết:
1. Được uống nước suối tiên, bà trở lại thành người. Tích Chu mừng rỡ ôm lấy bà. Từ đấy, Tích Chu luôn ở bên, hết lòng yêu thương, chăm sóc bà.
2. Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội xuối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.
a. Đoạn văn nào nêu kết thúc câu chuyện?
b. Đoạn văn nào bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện?
Trả lời:
a. Đoạn văn nêu kết thúc câu chuyện: Đoạn văn 1
b. Đoạn văn bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện: Đoạn văn 2
Bài tập 3: Viết đoạn mở bài trực tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.
Bài làm
Mở bài: Câu chuyện cổ tích em thích nhất đó là “Ba lưỡi rìu” với nhân vật chính là anh tiều phu và ông Tiên tốt bụng.
Kết bài: Qua câu chuyện “Ba lưỡi rìu”, em nhận thấy rằng: “Trung thực là một đức tính quý báu của con người”. Sống trung thực sẽ được mọi người yêu mến, nâng cao phẩm giá của bản thân. Đồng thời mang lại cho chúng ta nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Vận dụng
Trao đổi: Em sẽ làm gì để bắt đầu ngày mới có ý nghĩa?
Trả lời:
Để bắt đầu ngày mới có ý nghĩa em sẽ dậy sớm tập thể sục rèn luyện sức khỏe, tưới cây, dọn dẹp nhà cửa,…
>>> Xem toàn bộ: Giải Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo
————————————-
Trên đây THCS Hồng Thái đã cùng các bạn Soạn Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tập 1: Bài 3. Gieo ngày mới trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ THCS Hồng Thái để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 4