Trắc nghiệm Lịch sử 5 Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX
- Trái nghĩa với nhân hậu là gì?
- Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có kích thước ở trong lòng bể là
- Tác giả – Tác phẩm: Thư gửi các học sinh (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)
- Tác giả – Tác phẩm: Quang cảnh làng mạc ngày mùa (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)
- Đặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân
I. Trắc nghiệm
1. Chính sách khai thác của thực dân Pháp đối với nước ta?
a. Khai thác khoáng sản để chở về Pháp hay bán cho các nước khác.
Bạn đang xem: Trắc nghiệm Lịch sử 5 Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX
b. Các nhà máy được xây dựng để sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt ở nước ta, cướp đất, lập đồn điền trồng cao su, cà phê ……
c. Cả hai ý trên đều đúng.
2. Cuối thế kỷ XIX – Đầu thế kỷ XX ở Việt Nam xuất hiện những tầng lớp giâi cấp xã hội nào?
a. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức.
b. Quý tộc, nô lệ.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
3. Cuối thế kỷ XIX – Đầu thế kỷ XX xã hội Việt Nam có những thay đổi gì?
Xem thêm : Tác giả – Tác phẩm: Thư gửi các học sinh (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)
a. Bộ máy cai trị được hình thành, lần đầu tiên Việt Nam có đường ôtô, đường ray xe lửa.
b. Thành thị phát triển, buôn bán được mở rộng, các giai cấp, tầng lớp mới hình thành.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
4. Trước đây trong xã hội Việt Nam có những tầng lớp chủ yếu nào?
a. Phong kiến và nông dân.
b. Địa chủ phong kiến và nông dân.
c. Chủ xưởng, viên chức, công nhân.
II. Kiến thức trọng tâm
– Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác kinh tế mà lịch sử gọi là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, nhằm vơ vét tài nguyên và bóc lột sức lao động của nhân dân ta.
Xem thêm : Vòng eo và vòng bụng khác nhau như thế nào?
– Thực dân Pháp đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột, vơ vét tài nguyên của nước ta, chúng đẩy mạnh khai thác khoáng sản, nhất là than.
– Hệ thống giao thông vận tải được xây dựng, lần đầu tiên có đường ô tô, đường xe lửa.
– Mục đích xây dựng là phục vụ cho nhu cầu của Pháp.
– Đời sống nhân dân cực khổ, bị cướp hết đất nên phải đi làm thuê với giá rẻ mạt.
– Các giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện: Công nhân, chủ xưởng, viên chức, trí thức…
=> Từ cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tăng cường khai thác mỏ, lập nhà máy, đồn điền để vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân ta. Sự xuất hiện các ngành kinh tế mới đã tạo ra những thay đổi mới trong xã hội Việt Nam.
CH: Quan sát hình 3, em hãy nhận xét về tình cảnh người nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Trả lời:
– Quan sát hình ảnh em thấy, người nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX rất cực khổ. Nông dân phải chịu sự tù đày và bóc lột của thực dân Pháp, họ đã phải dùng sức người để kéo cày thay trâu.
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 5