Tra Cứu

AFF Cup là giải gì? AFF Cup bao nhiêu năm 1 lần? AFF Cup 2022 có bao nhiêu đội? AFF Cup có bao nhiêu đội?

AFF Cup là giải gì?

AFF Cup là giải gì? AFF Cup (tiếng Anh: AFF Championship, tên gọi khác tiếng Anh là ASEAN Football Championship) là tên gọi rút gọn của AFF Suzuki Cup. Đây chính là Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức.

Giải đấu này được diễn ra lần đầu tiên vào năm 1996 tại Singapore với sự tham dự của 10 đội tuyển nằm trong khu vực Đông Nam Á. Ban đầu, giải đấu này có tên là Tiger Cup và tên gọi này được sử dụng tới năm 2004. Sau đó giải đấu đã được đổi tên thành AFF Suzuki Cup và được sử dụng cho tới ngày nay. Giải đấu được tổ chức 2 năm một lần vào các năm chẵn, ngoại trừ các lần vào năm 2007 và 2020 (bị hoãn sang năm 2021 do đại dịch COVID-19).

AFF Cup bao nhiêu năm 1 lần? AFF Cup có bao nhiêu đội?

AFF Suzuki Cup sẽ diễn ra 2 năm 1 lần với 10 đội bóng có thành tích thi đấu tốt nhất tại khu vực Đông Nam Á. Trong đó 9 đội có thành tích cao nhất sẽ vào thẳng vòng chung kết, 2 đội xếp thứ 10 và thứ 11 sẽ thi đấu vòng loại hai lượt để giành tấm vé cuối cùng tham gia giải đấu.

10 đội bóng này sẽ chia ra làm hai bảng mỗi bảng 5 đội để thi đấu vòng tròn hai lượt. Mỗi đội sẽ thi đấu hai trận trên sân nhà và hai trận trên sân khách. Lễ bốc thăm được tổ chức để xác định hạt giống và thể thức của vòng đấu loại trực tiếp vẫn không thay đổi.

AFF Cup là giải gì? AFF Cup mấy năm 1 lần? Có bao nhiêu đội?
AFF Cup là giải gì? AFF Cup mấy năm 1 lần? Có bao nhiêu đội?

Lịch sử của AFF Cup

Sau khi tìm hiểu về khái niệm AFF cup là gì ở bên trên, trong phần này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về lịch sử hình thành của giải AFF cup này nhé!

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á được tổ chức lần đầu tiên là vào năm 1996 tại Singapore. Nhà vô địch đầu tiên là đội tuyển bóng đá Thái Lan. Dưới sự tài trợ của hãng bia đến từ Singapore – Asia Pacific Breweries (thương hiệu Tiger Beer) nên lúc đó giải đấu có tên gọi là Cúp Tiger (Tiger Cup) với 10 đội tuyển tham gia.

Cup Tiger là cái tên đã được sử dụng cho đến năm 2004 – giải AFF cup lần thứ 5. Sau khi nhà tài trợ chính Tiger Beer rút khỏi cuộc chơi thì liên đoàn bóng đá Đông Nam Á đã gặp phải khó khăn để tìm được nhà tài trợ cho giải đấu này. Vì vậy giải đấu này đã bị hoãn 1 năm và đổi tên thành AFF Cup sử dụng cho đến tận ngày nay.

Tại giải đấu lần thứ 6  vào năm 2007, AFF Cup đã được gọi là giải vô địch AFF. Đến năm 2008, AFF Cup lần thứ 7 được gọi với tên là Cúp AFF Suzuki 2008 (Tên tiếng Anh là AFF Suzuki Cup 2008). Do công ty Suzuki của Nhật Bản đã mua quyền lại và đặt tên cho giải đấu. Các lần tổ chức giải sau này đều luôn lấy tên từ lần thứ 7 cho đến tận nay và chỉ thay đổi về số năm tổ chức.

Theo thông tin mới nhất được cập nhật thì vào ngày 23/5/2022 vừa qua, AFF Cup đã tổ chức họp báo để công bố về giải đấu 2022. Đồng thời công bố nhà tài trợ mới là Mitsubishi Electric và giải đấu đổi tên thành AFF Mitsubishi Electric Cup 2022. Giải đấu AFF Cup 2022 sẽ được tổ vào tháng 12/2022 – tháng 1/2023.

Thành tích những đội tham dự AFF Cup

Từ khi bắt đầu tổ chức, giải vô địch AFF Cup đã chứng kiến sự lên ngôi của nhiều đội tuyển. Thành tích thi đấu của các đội bóng tham dự giải đấu như sau:

– Đội tuyển Thái Lan đang dẫn đầu với 5 lần lên ngôi vô địch AFF Cup vào những năm 1996, 2000, 2002, 2014, 2016 và 3 lần về nhì ở những năm 2007, 2008, 2012.

– Đội tuyển Singapore xếp ở vị trí thứ hai với 4 lần lên ngôi vô địch 1998, 2004, 2007, 2012.

– Đội tuyển Việt Nam đã vô địch AFF Cup 2 lần vào năm 2008, 2018 và giành Á quân năm 1998 và 7 lần lọt vào bán kết của giải

– Đội tuyển Malaysia là đội bóng tiếp theo với 1 lần vô địch vào năm 2010 và 3 lần giành hạng Á quân tại những năm 1996, 2014, 2018.

– Đội tuyển cuối cùng đó chính là Indonesia tuy chưa lần nào giành chức quán quân nhưng họ đã 5 lần tham dự trận chung kết vào những năm 2000, 2002, 2004, 2010, 2016.

– Các đội tuyển còn lại tuy chưa có nhiều thành tích tại giải đấu nhưng cũng đã đóng góp những trận bóng hay cho giải đấu này.

Năm Tên gọi Nước đăng cai Vô địch Á quân
1996 Tiger Cup Singapore Thái Lan Malaysia
1998 Tiger Cup Việt Nam Singapore Việt Nam
2000 Tiger Cup Thái Lan Thái Lan Indonesia
2002 Tiger Cup Indonesia – Singapore Thái Lan Indonesia
2004 Tiger Cup Việt Nam – Malaysia Singapore Indonesia
2007 AFF Cup Thái Lan – Singapore Singapore Thái Lan
2008 AFF Suzuki Cup Thái Lan – Indonesia Việt Nam Thái Lan
2010 AFF Suzuki Cup Việt Nam – Indonesia Malaysia Indonesia
2012 AFF Suzuki Cup Malaysia và Thái Lan Singapore Thái Lan
2014 AFF Suzuki Cup Việt Nam và Singapore Thái Lan Malaysia
2016 AFF Suzuki Cup Philippines và Myanmar Thái Lan Indonesia
2018 AFF Suzuki Cup Lào và Campuchia Việt Nam Malaysia
2021 AFF Suzuki Cup Singapore Thái Lan Indonesia
2022 AFF Mitsubishi Electric Cup Không có nước chủ nhà đăng cai vòng bảng Chưa xác định Chưa xác định

Nguồn gốc của giải bóng đá huyền thoại AFF Cup
Nguồn gốc của giải bóng đá huyền thoại AFF Cup

Một số thông tin liên quan về giải đấu AFF Cup

AFF Cup có giới hạn độ tuổi không?

Hiện tại, AFF Cup không còn bị giới hạn về độ tuổi. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để giúp huấn luyện viên của các đội tham dự có thể lựa chọn cho mình đội hình mạnh nhất để tham dự giải đấu này.

AFF Cup có được tính điểm FIFA không?

Trước đây AFF Cup chỉ được tính điểm xếp hạng trong hệ thống Đông Nam Á, tuy nhiên, nhờ sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng người xem giải bóng đá này trên truyền hình đã khiến FIFA thay đổi cách tính điểm xếp hạng của các đội tuyển quốc gia từ trước đến nay. Hiện tại, Liên đoàn bóng đá châu Á AFC đã tuyên bố AFF Cup là giải đấu tính điểm xếp hạng quốc tế.

AFF Cup có thuộc FIFA không?

Câu trả lời là không. Nói một cách chính xác thì AFF Cup thuộc Liên đoàn thành viên của FIFA.

AFF Cup 2022 có bao nhiêu đội?

Giải đấu bóng đá AFF Championship được tổ chức hai năm một lần bởi Liên đoàn bóng đá ASEAN (AFF) tổ chức. Trong năm 2022, giải đấu lần thứ 14 sẽ tiếp tục được diễn ra tháng 12.

Trong đó, 10 đội tuyển đủ điều kiện đại diện các quốc gia sẽ được bốc thăm, chia thành 2 bảng đấu với 5 đội mỗi bảng và thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm. Mỗi đội sẽ thi đấu 4 trận. Thể thức của vòng loại trực tiếp không thay đổi, với các trận bán kết và chung kết thi đấu theo thể thức hai lượt đi.

Giải đấu AFF Cup 2022
Giải đấu AFF Cup 2022

Mùa giải sẽ diễn ra từ ngày 23/12/2022 đến ngày 15/01/2023. Cụ thể:

  • Các trận trong vòng bảng sẽ bắt đầu từ ngày 23/12/2022 đến ngày 04/01/2023.
  • Trận bán kết sẽ diễn ra vào ngày 07/01/2023 cùng ngày 10/01/2023.
  • Trận chung kết sẽ diễn ra vào ngày 12/01/2023 và ngày 15/01/2023.

Bên cạnh đó, theo kết quả bốc thăm tại Băng Cốc vào ngày 30/08/2022, 10 đội bóng tham dự AFF Cup 2022 sẽ được chia thành 2 bảng như sau:

  • Bảng A: Thái Lan, Indonesia, Philippines, Campuchia, Brunei.
  • Bảng B: Việt Nam, Malaysia, Singapore, Myanmar, Lào.

AFF Cup 2022 trở lại với thể thức sân nhà, sân khách với 10 đội bóng chia thành 2 bảng.

AFF Cup 2022 sẽ là giải đấu cuối cùng mà Huấn luyện viên Park Hang Seo dẫn dắt Đội tuyển nước ta. Vì vậy, đây cũng chính là giải đấu mang nhiều cảm xúc nhất của Đội tuyển Việt Nam nói riêng cũng như người hâm mộ cả nước nói chung.

********************

Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button