Lớp 5

Trái nghĩa với hiền lành

Hiền lành là tỏ ra rất hiền và tốt bụng, không hề có những hành động gây hại cho bất kì ai. Đây là một từ dùng để chỉ những người hiền lành, luôn muốn mang những điều tốt đẹp đến cho mọi người.

Trái nghĩa với hiền lành là gì?

– Trái nghĩa với hiền lành là: Độc ác, gian ác, tàn ác…

Đồng nghĩa với hiền lành là gì?

– Đồng nghĩa với hiền lành là: Hiền dịu, hiền hậu, hiền từ…

Đặt câu với từ hiền lành

1. Cô Lan ăn ở rất hiền lành

2. Mẹ em là một người hiền lành

3. Ông Bụt trong truyện tấm cám là một người rất hiền lành

4. Hiền lành là một đức tính cần thiết đối với mỗi người

5. Cô Tấm là một người vừa hiền lành vừa tốt bụng

Hiền lành là động từ hay tính từ?

Trong Tiếng việt, từ HIỀN LÀNH là một tính từ vì nó là từ chỉ đặc điểm tính cách của một con người

Kiến thức tham khảo về tính từ trong Tiếng việt

Khái niệm về tính từ

Tính từ là từ dùng để chỉ tính chất, tính cách,  màu sắc, trạng thái, mức độ, phạm vi…của người hoặc vật. Tính từ bổ nghĩa cho danh từ, đại từ và liên động từ.

Trái nghĩa với hiền lành

Tính từ được chia làm 2 loại: tính từ mô tả và tính từ giới hạn.

Cách phân biệt tính từ với các từ loại khác.

a. Danh từ :

– Kết hợp với các từ chỉ số lượng: mọi, một, hai, ba, những, các,…

– Kết hợp được với các từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ ,đó,..

– Có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “ nào” đi sau (chỗ nào? khi nào?…)

– Kết hợp với các ĐT và TT đi kèm: sự, cuộc, nỗi, niềm, cái,… ở phía trước thì tạo thành một DT mới

– Thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại

b. Động từ :

– Kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh: hãy , đừng , chớ,…

– Tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này) (đến bao giờ? chờ bao lâu?…)

c. Tính từ : 

– Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như: rất , hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,… (rất tốt, đẹp lắm,…)

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button