Tra Cứu

Tụ dịch màng đệm bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và phòng ngừa thế nào?

Tụ dịch màng đệm là hiện tượng bình thường ở nhiều bà bầu. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây nguy cơ bị sảy thai. Do đó, khi bị tụ dịch màng đệm, chị em cần chú ý đến tư thế nằm, các biện pháp phòng ngừa kịp thời và phương pháp điều trị hiệu quả.

Tụ dịch màng đệm là gì?

Trước khi tìm hiểu tụ dịch màng đệm bao lâu thì khỏi thì cần biết tụ dịch dưới màng đệm là gì?. Tụ dịch dưới màng đệm còn được gọi là tụ dịch màng nuôi, tụ máu dưới màng nuôi, đây là hiện tượng tụ máu xảy ra dưới lớp màng ngoài túi thai ở khu vực giữa nhau thai và tử cung.

Trong 2 tuần đầu, khi trứng đã thụ tinh bắt đầu làm tổ trong tử cung, phụ nữ mang thai có thể bị tụ máu dưới màng đệm. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Điều này thường không gây đau hoặc chảy máu. Phụ nữ mang thai không nên quá lo lắng nếu phát hiện khi siêu âm.

Tụ dịch dưới màng đệm bệnh lý xảy ra giữa tử cung và nhau thai do mép bánh rau bị bong trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là hiện tượng nguy hiểm có thể gây sảy thai nên mẹ bầu cần theo dõi cẩn thận.

Tụ dịch màng đệm bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và phòng ngừa? 1Tụ dịch màng đệm là tình trạng bình thường nhưng kéo dài cần đi khám gấp

Nguyên nhân tụ dịch màng đệm

Hiện tượng tụ dịch dưới màng đệm thường do:

  • Phụ nữ có lượng nội tiết tố thấp khi mang thai.
  • Phụ nữ mang thai vận động nhiều dễ dẫn đến bánh rau bị bong.
  • Phụ nữ mang thai muộn sau 35 tuổi.
  • Hoạt động tình dục và xuất tinh trong cũng có thể dẫn đến tích tụ dịch màng đệm.
  • Tụ máu dưới màng đệm cũng có thể xảy ra nếu mẹ bầu mang thai ngoài tử cung hoặc đang mang thai noãn.

Dấu hiệu của tụ dịch màng đệm

Tụ máu màng đệm sinh lý không có dấu hiệu bất thường, tình trạng này chỉ được phát hiện khi siêu âm. Tuy nhiên, nếu tình trạng nghiêm trọng, thai phụ có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Chảy máu âm đạo.
  • Chảy máu màu nâu hoặc đỏ tươi, xuất hiện cục máu đông.
  • Đau âm ỉ vùng bụng dưới.
  • Đau bụng có thể kèm theo đau lưng dưới.
  • Dịch tiết âm đạo bất thường.
  • Dịch tiết âm đạo màu hồng nhạt hoặc nâu có nghĩa mẹ bầu sắp chảy máu.

Các triệu chứng trên thường giống với nhiều tình trạng bệnh lý khác mà phụ nữ mang thai có thể gặp phải. Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu khi nhận thấy bất thường nên đi khám để được chẩn đoán chính xác.

Để chẩn đoán tình trạng tích tụ dịch màng đệm, bác sĩ sẽ siêu âm để kiểm tra vị trí của thai nhi, túi ối và khoảng trống giữa túi ối và tử cung, xem có sưng tấy hay không.

Tụ dịch màng đệm bao lâu thì khỏi? Có nguy hiểm không?

Tụ dịch màng đệm bao lâu thì khỏi? Thông thường đến tháng thứ tư thì hiện tượng này sẽ biến mất, nếu làm theo hướng dẫn của bác sĩ nên mẹ bầu không cần lo lắng quá. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp tụ máu dưới màng đệm trong 3 tháng đầu thai kỳ dẫn đến nhau bong non một phần. Thai phụ cần được theo dõi thường xuyên để đảm bảo tình trạng bệnh không tiến triển. Nếu hiện tượng tụ máu lan rộng, nhau thai có thể bong ra hoàn toàn khỏi tử cung, điều này có thể dẫn đến sảy thai.

Làm gì khi bị tụ dịch màng đệm?

Khi bị tụ máu dưới màng đệm, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy vào thể trạng và tình trạng của mẹ bầu mà bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ phương pháp điều trị phù hợp, ví dụ như sử dụng thuốc giảm co bóp tử cung hay thuốc nội tiết. Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

Tư thế nằm

Tư thế nằm tốt nhất mà bác sĩ khuyến khích cho mẹ bầu, đặc biệt là những người bị tích tụ dịch màng đệm là nằm nghiêng bên trái để giảm áp lực từ tử cung lên tĩnh mạch và tim thai, đồng thời giúp máu lưu thông từ dưới lên để thúc đẩy hoạt động của hệ thống tuần hoàn máu. Bạn vẫn có thể di chuyển nhẹ nhàng nếu nằm lâu và quá mệt mỏi.

Tụ dịch màng đệm bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và phòng ngừa? 2Tư thế nằm tốt nhất cho mẹ bầu là nằm nghiêng bên trái

Hạn chế căng thẳng

Theo thống kê, căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sức khỏe và tâm sinh lý bất thường ở bà bầu. Căng thẳng làm thay đổi nội tiết tố, làm cơ thể mệt mỏi, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, trong đó có tích tụ dịch màng đệm.

Tránh vận động mạnh

Phụ nữ mang thai bị tụ máu dưới màng đệm cần:

  • Tránh các hoạt động mạnh thường xuyên.
  • Không được mang vác vật nặng.
  • Không đi bơi, ngâm nước quá lâu.
  • Không quan hệ tình dục khi tích tụ dịch màng đệm.

Ở phụ nữ mang thai có khối máu tụ nhiều, cần hạn chế cử động nhiều, mẹ nên nằm nghỉ ngơi để nhau thai ổn định.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Phụ nữ mang thai nên tránh các thức ăn kích thích, rượu bia và các thức ăn gây co bóp tử cung. Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như đạm, protein, các vitamin và khoáng chất thiết cụ thể là vitamin A, C, D, K, B, canxi, sắt, magie, kẽm,… Ngoài ra mẹ bầu nên uống nước ép trái cây, rau củ để dễ tiêu, tốt cho sức khỏe.

Thăm khám thai định kỳ

Thăm khám thai định kỳ rất quan trọng để giúp mẹ bầu kiểm soát lượng dịch tích tụ màng đệm. Ngoài ra, thai phụ phải đi khám thai định kỳ đầy đủ ở các mốc quan trọng để theo dõi tình trạng sức khỏe thai kỳ. Các mốc này bao gồm 8 – 13 tuần, 16 – 22 tuần, 28 – 32 tuần và 36 tuần trở lên. Ngoài ra, mẹ phải lựa chọn những bệnh viện sản khoa uy tín để theo dõi suốt thai kỳ.

Tụ dịch màng đệm bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và phòng ngừa? 3Thăm khám thai định kỳ là điều cần làm để theo dõi sức khoẻ của mẹ và thai nhi

Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất về hiện tượng tụ máu dưới màng đệm đồng thời trả lời câu hỏi “tụ dịch màng đệm bao lâu thì khỏi?”. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp thai phụ hiểu rõ hơn về tình trạng này để phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe trong suốt thai kỳ một cách tốt nhất.

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button