Từ đồng nghĩa với từ to lớn
Câu trả lời đúng nhất:
- Đọc Vệt phấn trên mặt bàn Tiếng việt 4 Cánh Diều tập 1 trang 12
- Ví dụ từ láy
- Trắc nghiệm Lịch sử 4 Bài 3: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
- Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tập 1: Bài 1. Những ngày hè tươi đẹp trang 10
- Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 23 có đáp án
Từ đồng nghĩa với từ to lớn: to tướng, to kềnh, to đùng, khổng lồ, vĩ đại, lớn, to…
Bạn đang xem: Từ đồng nghĩa với từ to lớn
Cùng THCS Hồng Thái tìm hiểu các kiến thức liên quan nhé:
Từ đồng nghĩa là gì?
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Những từ chỉ có nghĩa cấu trúc nhưng không có nghĩa và biểu thức cơ bản chẳng hạn như bù và nhìn trong con bù nhìn không có từ đồng nghĩa.
Những từ có nghĩa cấu trúc và nghĩa tượng trưng và thuộc loại hỗ trợ nghĩa như lẽo trong lạnh lẽo hoặc đất trong đất đai cũng không có từ đồng nghĩa.
Các từ có nghĩa cấu trúc và nghĩa chuyển (thường là từ) như sẽ, tuy, với… thường đóng vai trò công cụ biểu thị quan hệ cú pháp trong câu nên chủ yếu được nghiên cứu trong ngôn ngữ học ngữ pháp. , việc học từ vựng không chú ý đến những từ loại này.
Những từ độc lập về nghĩa và hoạt động tự do hoặc những từ không phụ thuộc vào nghĩa nhưng hoạt động tự do đều có từ đồng nghĩa. Nhóm từ độc lập về nghĩa nhưng hoạt động tự do thường là từ Hán Việt. Như vậy, có thể nói từ đồng nghĩa xuất hiện trong từ thuần Việt và từ Hán Việt.
Từ trái nghĩa là gì?
Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau.
Ví dụ:
– Cao – thấp, béo – gầy, sống – chết
Trái nghĩa với to lớn là gì?
– Trái nghĩa với to lớn là: Nhỏ bé, nhỏ nhắn, nhỏ con, nhỏ xíu, nhỏ tí…
Đặt câu với từ to lớn
– Dáng vẻ anh ấy rất to lớn
– Tòa nhà này thật to lớn
– Tôi đã phạm phải một sai lầm to lớn
– Đứng trước tôi là một cái cây to lớn
– Cây đa to lớn đứng sừng sững ở giữa đình làng
Bài tập về từ đồng nghĩa
Bài 1. Khoanh vào chữ các đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Đồng nghĩa với từ hạnh phúc là từ:
A. Sung sướng
B. Toại nguyện
C. Phúc hậu
D. Giàu có
Câu 2. Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại?
A. Cầm.
B. Nắm
C. Cõng.
D. Xách.
Câu 3. Dòng nào có từ mà tiếng nhân không cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại?
a. Nhân loại, nhân tài, nhân lực.
b. Nhân hậu, nhân nghĩa, nhân ái.
c. Nhân công, nhân chứng, chủ nhân.
d. Nhân dân, quân nhân, nhân vật.
Câu 4. Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với những từ còn lại?
A. phang
B. đấm
C. đá
D. vỗ
Câu 5: Dòng nào chỉ các từ đồng nghĩa:
A. Biểu đạt, diễn tả, lựa chọn, đông đúc
B. Diễn tả, tấp nập, nhộn nhịp, biểu thị.
C. Biểu đạt, bày tỏ, trình bày, giãi bày.
D. Chọn lọc, trình bày, sàng lọc, kén chọn.
Câu 6: Từ nào không đồng nghĩa với từ “quyền lực”?
A. quyền công dân
B. quyền hạn
C. quyền thế
D. quyền hành
Câu 7: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ gọn gàng?
A. ngăn nắp
B. lộn xộn
C. bừa bãi
D. cẩu thả
Câu 8: Từ ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với từ trẻ em?
A. Cây bút trẻ
B. Trẻ con
C. Trẻ măng
D. trẻ trung
Câu 9: Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ “hoà bình” ?
A. Thái bình, thanh thản, lặng yên.
B. Bình yên, thái bình, hiền hoà.
C. Thái bình, bình thản, yên tĩnh.
D. Bình yên, thái bình, thanh bình.
Câu 10: Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?
A. Leo – chạy
B. Chịu đựng – rèn luyện
C. Luyện tập – rèn luyện
D. Đứng – ngồi
Bài 2: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân) trong các dòng thơ sau:
a. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến) ………………………………………………………..
b. Tháng Tám mùa thu xanh thắm. (Tố Hữu) ………………………………………………………..
c. Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du) ………………………………………………………..
d. Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên) ………………………………………………………..
e. Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu) ………………………………………………………..
Bài 3: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: (khoanh tròn)
a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.
b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn.
Bài 4: Tìm từ khác nghĩa trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:
a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.
b) Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.
c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.
Bài 5: Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.
Cảnh vật trưa hè ở đây ………….., cây cối đứng………….., không gian………., không một tiếng động nhỏ.
Bài 6: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây: (gạch chân câu đúng)
a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích
b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng).
c) Dòng sông chảy rất (hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
Bài 7: Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm:
a) Cắt, thái, …
b) To, lớn,…..
c) Chăm, chăm chỉ,…..
Bài 8: Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng “hoà” có trong mỗi nhóm: Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn.
Bài 9: Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau:
Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa …, tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà…., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng … vì một lá cỏ non vừa …, hình như mỗi giọt khí trời cũng…., không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.
(theo Nguyễn Đình Thi)
(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh.
(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy.
(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng, chuyển mình, cựa mình, chuyển động.
(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở, nảy nở, xuất hiện, hiển hiện.
(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.
Bài 10: Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các từ dưới đây:
Bảng…………… ; vải……………….. ; gạo…. ……….; đũa……………. ; mắt……………. ; ngựa……………. ; chó……..
Bài 11:
a) Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: cho, chết, bố
b) Đặt câu với mỗi nhóm từ đồng nghĩa tìm được ở câu a.
Bài 12:
a) Tìm từ đồng nghĩa với từ đen dùng để nói về: Con mèo ; Con chó ; Con ngựa ; Đôi mắt;
b) Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được.
Bài 13: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in đậm) trong các tập hợp từ sau :
– “… những khuôn mặt trắng bệch, những bước chân nặng như đeo đá.”
– Bông hoa huệ trắng muốt.
– Đàn cò trắng phau.
– Hoa ban nở trắng xóa núi rừng.
Bài 14: Tìm từ đồng nghĩa trong những câu sau:
– Vua Hùng kén rể làm chồng cho Mị Nương.
– Họ đang lựa những cây cột có độ cao giống nhau.
– Chúng tôi đang chọn những con dế khỏe nhất để chọi.
– Công ty vừa tuyển người lao động.
Bài 15: Thay thế từ ngữ in đậm trong các câu sau bằng từ đồng nghĩa.
– Nơi chúng tôi ở còn chật hẹp.
– Con vật bỗng xuất hiện.
– Nó không ăn uống gì cả.
Bài 16: Tìm từ đồng nghĩa với từ nhanh thuộc hai loại:
– Cùng có tiếng nhanh
– Không có tiếng nhanh
Bài 17: Tìm thêm các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm:
– chọn, lựa,
– diễn đạt, biểu đạt,
– đông đúc, tấp nập
Bài 18: Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ đồng nghĩa cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau đây:
Đêm trăng trên Hồ Tây
Hồ về thu, nước (1), (2). Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng (3). Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn (4) mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (5). Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng (6). Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề (7).
Theo Phan Kế Bính
(1) trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng.
(2) bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi.
(3) nhấp nhô, lan tỏa, lan rộng, lăn tăn, li ti.
(4) thưa thớt, lưa thưa, lác đác, lơ thơ, loáng thoáng.
(5) thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát.
(6) trống trải, bao la, mênh mang, mênh mông.
(7) yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ.
Đáp án Bài tập Từ đồng nghĩa lớp 5
Bài 1 .
Câu 1. A
Câu 2. C
Câu 3. C
Câu 4. D
Câu 5: C
Câu 6: A
Câu 7: A
Câu 8: B
Câu 9: D
Câu 10: C
Bài 2:
– xanh ngắt: màu xanh thuần túy, không pha trộn, hay đậm nhạt trên toàn bộ không gian
– xanh thẳm: màu xanh đậm có chiều sâu, có cảm giác hút hết ánh sáng vào
– xanh rì: xanh đậm do có rất nhiều sự vật màu xanh đứng gần nhau, chồng lên nhau
– xanh biếc: màu xanh tươi sáng, ánh lên ánh sáng
– xanh mướt: màu xanh dịu nhẹ, dễ nhìn, đem đến cảm giác thích thú cho mắt
Bài 3: Từ không cùng nhóm với các từ còn lại là:
a) Tổ tiên
b) Quê mùa
Bài 4 : Tìm từ khác nghĩa trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:
a) Từ khác nghĩa: lão nông
Tên nhóm từ còn lại: nghề nghiệp
b) Từ khác nghĩa: thủ công nghiệp
Tên nhóm từ còn lại: nghề nghiệp, các loại thợ
c) Từ khác nghĩa: nghiên cứu
Tên nhóm từ còn lại: nghề nghiệp, lao động trí óc
Bài 5: Điền như sau:
Cảnh vật trưa hè ở đây vắng lặng, cây cối đứng im lìm, không gian yên tĩnh, không một tiếng động nhỏ.
Bài 6 :
a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa , vót, bào) cho trong sáng và súc tích
b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói , đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng).
c) Dòng sông chảy rất ( hiền hoà , hiền lành, hiền từ, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
Bài 7:
a) Cắt, thái, băm, xẻo, chém, chặt, cưa…
b) To, lớn, khổng lồ, bự…
c) Chăm, chăm chỉ, cần cù, siêng năng, cần mẫn…
Bài 8 :
– Nhóm 1: hòa bình, hòa giải, hòa vốn, hòa tấu, hòa thuận → Từ “hòa” có nghĩa là bằng nhau, ngang nhau
– Nhóm 2: hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa vốn → Từ “hòa” có nghĩa là hòa tan, trộn lẫn, dung nhập vào nhau
Bài 9:
Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa hồi sinh, tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà sinh sôi, nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng xốn xang vì một lá cỏ non vừa vươn cao, hình như mỗi giọt khí trời cũng lay động, không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.
(theo Nguyễn Đình Thi)
Bài 11:
a) Từ đồng nghĩa với từ:
– cho: tặng, biếu, đưa…
– chết: từ trần, hi sinh, ra đi, nghẻo…
– bố: cha, tía, ba, bọ…
b) Gợi ý:
– Sinh nhật, chị Hai tặng bé một hộp bánh rất ngon.
– Các chú bộ đội đã hi sinh anh dũng vì độc lập tự do của đất nước.
– Cuối tuần, bố em cùng các chú trồng một vườn cây ăn quả ở sau hà.
Bài 12:
a) Con mèo – hắc miêu ; Con chó – chó mực ; Con ngựa – ngựa ô ; Đôi mắt – mắt đen
b) Gợi ý:
– Nhà dì Năm nuôi một con chó mực rất ngoan.
– Trên màn hình tivi, là chú ngựa ô dũng mãnh đang lao nhanh về vạch đich.
Bài 13: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in đậm) trong các tập hợp từ sau :
– trắng bệch: trắng nhợt nhạt, thiếu sức sống
– trắng muốt: màu trắng đều, ánh lên ánh sáng
– trắng phau: trắng tuyệt đối, không pha lẫn tạp chất
– trắng xóa: trắng đến lóa mắt trên một diện rộng
Bài 14:
Vua Hùng kén rể làm chồng cho Mị Nương (rể – chồng)
(3 câu sau không có từ đồng nghĩa)
Bài 15:
– Nơi chúng tôi ở còn chật chội.
– Con vật bỗng nhiên xuất hiện.
– Nó chẳng ăn uống gì cả.
Bài 16: Tìm từ đồng nghĩa với từ nhanh thuộc hai loại:
– Cùng có tiếng nhanh: nhanh nhẹn, nhanh chóng
– Không có tiếng nhanh: lẹ
Bài 18 :
Đêm trăng trên Hồ Tây
Hồ về thu, nước (1) trong vắt, (2) mênh mông. Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng (3) lăn tăn. Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn (4) lác đác mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (7) thoang thoảng. Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng (6) trống trải. Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề vắng lặng.
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 4