Tra Cứu

Mẹ bầu bị nhau bám mặt sau là như thế nào? Có nguy hiểm không?

Nội dung

I. Tìm hiểu nhau bám mặt sau là gì?

1. Nhau bám mặt sau là gì?

2. Nhau bám thấp mặt sau

II. Nguy cơ nhau thai bám mặt sau với sức khỏe bà bầu

1. Nguy cơ với thai nhi

2. Nguy cơ với mẹ bầu

III. Cần làm gì nếu nhau bám thấp mặt sau?

Nhau là tên gọi tắt của nhau thai và còn được gọi với nhiều tên gọi khác như rau thai, bánh nhau. Đây là cơ quan quan trọng có chức năng giúp nhau thai có thể phát triển trong tử cung của mẹ bằng cách vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho thai nhi.

Nhau thai còn có tác dụng loại bỏ chất độc khỏi máu thai nhi. Và đóng vai trò là hàng rào bảo vệ thai nhi khỏi một số bệnh truyền nhiễm từ cơ thể của mẹ.

Nhau thai có thể phát triển ở bất cứ đâu trứng thụ tinh và bám vào thành tử cung. Trên thực tế, có 4 vị trí phổ biến nhau thai bám và thai nhi vẫn phát triển bình thường, an toàn với cả mẹ và bé:

  • Nhau bám mặt trước.
  • Nhau bám mặt sau tử cung.
  • Nhau bám phía trên lòng tử cung.
  • Nhau bám bên phải hoặc bên trái lòng tử cung.

Nhau bám mặt sau là tình trạng nhau bám trên thành sau của tử cung và gần với cột sống nhất. Đây là vị trí bình thường và giúp mẹ bầu có thể cảm nhận rõ ràng sự cử động của em bé. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên chủ quan và cần đi khám thai định kỳ để biết được vị trí nhau thai và có thể có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nhau thai bám mặt sau thường chia làm 2 nhóm chính:

  • Nhau bám mặt sau nhóm 1: bờ trên bánh nhau vượt qua được vị trí đáy tử cung hoặc ngay đáy.
  • Nhau bám mặt sau nhóm 2 (nhau bám thấp mặt sau): bờ trên của bánh nhau vượt trên 1/2 thân tử cung hoặc ngang thân.

Bản chất, nhau bám mặt sau không hề nguy hiểm và còn tốt đối với bà bầu. Tuy nhiên, nhau bám thấp mặt sau lại hoàn toàn ngược lại. Theo thời gian, kích thước nhau thai lớn lên, sẽ lan ra nhiều vị trí khác nhau và khó kiểm soát được đâu là vị trí an toàn.

Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhau bám thấp mặt sau thường dễ phát hiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Thai phụ 3 tháng cuối sẽ bị ra máu đột ngột, không rõ nguyên nhân. Đồng thời, thai phụ không có biểu hiện đau bụng và máu có màu đỏ tươi, khi đào thải ra ngoài sẽ đông và vón lại thành cục. Tình trạng chảy máu âm đạo sẽ diễn ra nhiều lần và máu lần sau thường ra nhiều hơn máu lần trước.

Tuy nhiên, chảy máu âm đạo không chỉ là biểu hiện của nhau bám thấp mặt sau. Nó còn cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe khác của sản phụ. Tốt nhất, khi bị chảy máu âm đạo, mẹ nên đi kiểm tra bác sĩ để xác định rõ tình trạng sức khỏe của mình.

Như đã nói, nhau bám mặt sau không nguy hiểm. Nhưng nhau bám mặt sau thường sẽ có nguy cơ cao dẫn đến nhau bám thấp mặt khi tuổi thai lớn dần. Chính vì vậy, mẹ cần biết những nguy cơ khi nhau bám thấp mặt sau để có kế hoạch theo dõi sức khỏe thai kỳ sát sao hơn.

  • Nguy cơ bào thai suy dinh dưỡng, chậm phát triển, thậm chí có thể gây suy thai.
  • Ngôi thai bất thường: Rau thai gần cổ tử cung. Vì vậy, thai nhi khó xoay ngôi thuận, dẫn đến ngôi thai bất thường như ngôi mông hay ngôi ngang.
  • Sinh non: Trường hợp mẹ bầu xuất huyết âm đạo nặng, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ sớm, dù thai nhi chưa đủ ngày đủ tháng. Khi sinh non bé sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, sức đề kháng với môi trường cũng kém hơn rất nhiều.
  • Thiếu máu thai kỳ, do tình trạng chảy máu âm đạo.
  • Xuất huyết khi sinh: trong quá trình chuyển dạ, nhau thai có nguy cơ bóc tách sớm làm sản phụ mất rất nhiều máu. Trong trường hợp, nhau thai bám gần cổ tử cung, sau sinh, nhau thai sẽ bóc tách và khiến cổ tử cung chảy nhiều máu. Nguy hiểm hơn, cơ thể sẽ cắt bỏ tử cung nếu băng huyết nặng.

Trong trường hợp, nhau bám thấp mặt sau, mẹ thường sẽ được bác sĩ chỉ định sinh mổ và nhập viện sớm để hạn chế tối đa tai biến sản khoa xảy ra.

Hiện tại, chưa có một phương pháp cụ thể nào giải quyết được những nguy hiểm bám mặt sau thấy gay ra. Tuy nhiên, đi thăm khám bác sĩ định kỳ, sẽ giúp mẹ bầu hạn chế thấp nhất rủi ro xấu với mẹ và bé. Mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt lời dặn của bác sĩ và chú ý những điều dưới đây.

  • Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng mệt mỏi.
  • Hạn chế vận động nhiều và vận động mạnh.
  • Không quan hệ tình dục.
  • Tránh tác động mạnh vào bụng, tránh tử cung bị kích thích hoặc gây chảy máu.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn đồ dễ tiêu, tránh táo bón cho bà bầu.

​Ngoài ra, mẹ nên tìm hiểu và bổ sung thêm sữa bầu, vitamin tổng hợp, viên uống canxi, thuốc sắt cho bà bầu. Từ đó, nâng cao sức khỏe tổng thể trong suốt thai kỳ và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

Lời kết: Bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về vấn đề nhau bám mặt sau. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết là hữu ích với mẹ bầu. Chúc mẹ bầu có thai kỳ thật khỏe mạnh và hạnh phúc.

>>>Cùng theo dõi nhiều thông tin sức khỏe mẹ bầu tại Nhà thuốc 365 nhé!

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button