Dàn ý phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
- Điển cố là gì? Đặc điểm và ý nghĩa của điển cố trong văn học
- Một cái bể sâu 1,2 m chứa đầy nước. Một tia sáng Mặt Trời rọi vào mặt nước bể, dưới góc tới i, $\tan i = \frac{4}{3}$.
- Lập công thức hoá học và tính khối lượng phân tử của hợp chất được tạo thành bởi:
- Ở động vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao nhiêu quá trình dưới đây? a) Hấp thụ calcium.
- Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội Châu
Dàn ý phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
I. Dàn ý phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, mẫu 1 (Chuẩn)
1. Mở bài:
Bạn đang xem: Dàn ý phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
2. Thân bài:
a. Hoàn cảnh và tình huống truyện:
– Khởi nguồn từ một cuộc hôn nhân kỳ lạ, không mai mối của anh Tràng, anh tình cờ “nhặt” được vợ trong một lần đi đẩy xe bò thuê.
– Cái sự kiện kỳ lạ đó diễn ra ngay giữa nạn đói kinh hoàng:
+ Người chết đói la liệt đầy đường, không khí ảm đạm, chết chóc tang thương bao trùm khắp làng quê.
+ Kẻ sống thì “xanh xám như bóng ma”, người thoi thóp “nằm ngổn ngang khắp lều chợ”, còn “người chết như ngả rạ”.
b. Nhân vật Tràng:
– Gia cảnh nghèo khó, xấu xí, tính tình vô tư, là dân ngụ cư, sống bằng nghề kéo xe bò thuê, trong nhà còn có thêm một mẹ già, cuộc sống vô cùng bấp bênh vất vả.
– Chăm chỉ lao động kiếm sống, chấp nhận làm công việc kéo xe vất vả để kiếm tiền nuôi bản thân và chăm sóc người mẹ già yếu trong nhà.
– Nhân hậu, biết thấu hiểu và thông cảm cho những số phận cùng cảnh ngộ, mà tiêu biểu nhất là thị, sẵn sàng bỏ tiền ra đãi thị ăn no một bữa tận 4 chén bánh đúc.
– Xót xa, thương cảm cho người đàn bà tội nghiệp, cái lòng nhân hậu đã khiến anh muốn được che chở, chăm sóc, cầu hôn bằng câu: “Này nói đùa chứ có về cùng tớ thì khuân hàng lên xe rồi cùng về”.
– Sau khi có vợ Tràng dường như trưởng thành hơn:
+ Biết săn sóc, để ý đến cảm nhận của người vợ mới cưới.
+ Trân trọng và mong chờ vào cuộc hôn nhân, một cuộc sống mới hứa hẹn sẽ cho Tràng cảm giác hạnh phúc, một mái ấm gia đình trọn vẹn, tràn ngập yêu thương.
+ Sau đêm tân hôn, Tràng nhận thức được những trách nhiệm và vị trí của bản thân trong gia đình “Hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”.
– Tràng nghĩ về việc phá kho thóc Nhật, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng bộc lộ những suy nghĩ mới, lối đi mới trong tương lai của Tràng.
c. Nhân vật thị:
– Xuất hiện không gây được mấy thiện cảm, bởi cái sự cong cớn, sưng sỉa, bất chấp liêm sỉ vì miếng ăn.
=> Thị đã đi đến bước đường cùng, đang bước dần đến nghĩa địa, thị khao khát sống đến mãnh liệt, bằng mọi giá phải sống.
– Nhờ sự đanh đá, chỏng lỏn mà thị được ăn, được sống, thậm chí có cả một người chồng, một mối nhân duyên có phần kỳ lạ giữa cái nạn đói khủng khiếp.
– Vẻ đẹp nữ tính:
+ Chứng kiến cái “nhà” thực chất chỉ là một căn lều rách nát của Tràng, mắt thị tối lại, nhưng chẳng hề tỏ ra sự thất vọng, ảo não trong lòng.
+ Thị trở nên khép nép, lễ phép khi gặp bà cụ Tứ. Trước sự dặn dò, thương xót của bà cụ Tứ, thị dịu dàng, yên lặng lắng nghe.
+ Sau đêm tân hôn cảnh thị dậy sớm chuẩn bị cơm nước, quét dọn nhà cửa, vườn tược đã mang đến hình ảnh đẹp của một người phụ nữ biết vun vén cho gia đình.
d. Bà cụ Tứ:
– Nghèo khổ, có cuộc đời nhiều đắng cay vất vả.
– Luôn sống trong cảnh dằn vặt với nỗi khổ tâm tự trách vì bản thân nghèo quá không thể lo nổi cho người con trai một tấm vợ tử tế.
– Tấm lòng yêu thương con sâu sắc:
+ Lo lắng cho tương lai của các con “liệu rằng chúng nó có nuôi nổi nhau qua cơn đói này không”.
+ Nhanh chóng sốc lại tinh thần, giấu nhẹm đi những lo lắng trong lòng để tác thành cho mối duyên của các con.
+ Hết lòng an ủi, động viên Tràng và thị với những lời nói đầy hy vọng “Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?”.
– Tấm lòng nhân hậu, bao dung biết thương cảm cho những số kiếp người bất hạnh, mà tiêu biểu nhất là thị, người con dâu mới cưới:
+ Nghĩ rằng “Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mấy lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được”.
+ Giục thị ngồi xuống cho đỡ mỏi chân, rồi tỉ tê, tâm sự chuyện hoàn cảnh gia đình, về chuyện không thể làm dăm ba mâm cỗ cưới khiến thị thiệt thòi, mong rằng thị có thể hiểu và cảm thông.
– Vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn.
3. Kết bài:
Nêu cảm nhận chung.
II. Dàn ý phân tích Vợ nhặt của Kim Lân, mẫu 2 (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu nhà văn Kim Lân
– Giới thiệu chung về tác phẩm Vợ nhặt
2. Thân bài
a. Phân tích tình huống truyện
– Hoàn cảnh: Nạn đói năm 1945, người chết như ngả rạ, người sống là những cái bóng vật vờ,…
– Tình huống truyện: Anh Tràng nhặt được vợ ngay trong nạn đói khủng khiếp.
– Ý nghĩa tình huống truyện:
+ Tình huống độc đáo, éo le
+ Góp phần thể hiện tư tưởng tác phẩm.
+ Là một yếu tố làm nên sự chặt chẽ trong kết cấu tác phẩm.
+ Thể hiện tình người trong gian khó và khát khao hạnh phúc của con người.
b. Phân tích hệ thống nhân vật trong tác phẩm
* Nhân vật Tràng
– Ngoại hình: xấu xí,
– Tính tình: cục mịch, ngờ ngệch
– Hoàn cảnh: dân ngụ cư, nghèo khổ.
– Những phẩm chất tốt đẹp trong Tràng:
+ Hiền lành, vui vẻ: Thường xuyên trêu đùa lũ trẻ con xóm ngụ cư.
+ Chăm chỉ, chịu khó làm ăn: đẩy xe bò thuê kiếm sống
+ Giàu tình cảm: sẵn sàng cưu mang người khác lúc khó khăn.
+ Nhiều chuyển biến nhận thức khi có vợ: thấy bản thân trưởng thành và có trách nhiệm hơn.
+ Lạc quan, tin tưởng vào tương lai.
* Nhân vật thị
– Ngoại hình: gầy guộc, quần áo rách như tổ đỉa.
– Hoàn cảnh: đói khổ
– Tính tình: chua chát, chỏng lỏn
– Những phẩm chất tốt đẹp:
+ Có khát khao sống mãnh liệt.
+ Lễ phép, chu đáo, đảm đang khi cùng bà cụ Tứ dọn dẹp lại căn nhà, khu vườn vào sáng hôm sau.
+ Có trách nhiệm, biết sống vì gia đình.
* Nhân vật bà cụ Tứ
+ Yêu thương, lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con.
+ Người mẹ mẫu mực, giàu lòng bao dung và đức hi sinh.
+ Lạc quan, có niềm tin vào cuộc sống.
* Giá trị nghệ thuật của tác phẩm
– Xây dựng tình huống truyện đặc sắc .
– Nghệ thuật đối thoại, độc thoại nội tâm sâu sắc .
– Ngôn từ giản dị mà giàu sức biểu đạt.
Xem thêm : 99+ Hình ảnh nhậu một mình buồn nhất
* Giá trị nhân đạo của tác phẩm
– Tiếng nói thiết tha, thương cảm với nỗi khổ của những người nông dân nghèo trong xã hội giữa nạn đói những năm 1945.
– Trân trọng những khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người.
– Mở ra một con đường để nhân dân vượt qua tăm tối, vươn tới những điều tốt đẹp, đó là con đường đấu tranh cách mạng.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề phân tích.
III. Dàn ý phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, mẫu 3 (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
2. Thân bài:
a. Bối cảnh truyện ngắn:
– Câu chuyện diễn ra trong nạn đói kinh hoàng những năm 1944-1945 đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu đồng bào chỉ trong vài tháng ngắn ngủi.
– Không gian ảm đạm, tiêu điều của làng quê :
+ Người dân từ khắp nơi bồng bế, dìu dắt nhau đi tản cư.
+ Cả không gian làng quê bị bao trùm bởi sự chết chóc.
+ Con người tuyệt vọng và bất lực “khó ai có thể tin mình sống nổi.
b. Tình huống truyện:
– Câu chuyện bắt đầu từ sự kiện Tràng bất ngờ lấy được vợ giữa lúc nạn đói dữ dội nhất.
– Đám cưới của Tràng mang đến một luồng gió mới cho cuộc sống của người dân xóm Ngụ Cư.
=> Hôn nhân của Tràng và thị là biểu hiện của sự sống bất diệt, niềm khao khát hạnh phúc muôn đời của con người, dù trong bất kỳ hoàn cảnh khốn cùng nào con người vẫn khao khát được yêu thương, có mái ấm, chốn dừng chân.
c. Nhân vật Tràng:
* Hoàn cảnh:
– Là dân ngụ cư, sống trong căn nhà tồi tàn, rách nát cùng người mẹ già.
– Làm công việc kéo xe thuê với đồng lương rẻ mạt, công việc bấp bênh không ổn định.
– Ngoại hình xấu xí “hai mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, thân hình to lớn vập vạp”, thêm cái tật “vừa đi vừa lảm nhảm những điều mà mình nghĩ”.
=> Tràng phải chịu cảnh ế vợ.
* Vẻ đẹp tâm hồn:
– Chăm chỉ, luôn nỗ lực lao động kiếm sống, tâm tính yêu đời, sự lạc quan trong cuộc sống khi vừa đẩy xe vừa có sức nói những câu bông đùa.
– Tấm lòng nhân hậu, thương cảm cho người đồng cảnh ngộ.
– Sống tình nghĩa, luôn khát khao hạnh phúc.
– Từ khi có vợ Tràng bắt đầu ý thức được trách nhiệm, bổn phận của người đàn ông trong gia đình.
– Khao khát đổi đời, nghĩ đến chuyện Việt Minh cướp phá kho thóc Nhật, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới cứ quanh quẩn trong óc Tràng.
=> Dấu ấn cho sự chuyển biến trong nhận thức của Tràng, là đại diện cho sự giác ngộ cách mạng của người nông dân trong nạn đói năm 1945.
d. Nhân vật thị:
– Dáng vẻ cong cớn, sưng sỉa, đầy đanh đá khi mắng nhiếc Tràng chỉ vì miếng ăn “Điêu! Người thế mà điêu!”.
– Thị là một trong những hình ảnh điển hình cho người nông dân đang chết mòn dưới cái đói kinh hoàng, không tên không tuổi, không lai lịch rõ ràng.
– Ngoại hình tàn tạ, thê thảm“áo quần tả tơi như tổ đỉa”, “gầy xọp”, “trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”.
– Chấp nhận theo không Tràng chỉ vì một câu nói đùa, vì miếng ăn
=> Điều đó bộc lộ khao khát được sống mãnh liệt của thị, đồng thời cũng là ước mong có được một mái ấm, một người đàn ông đủ sức chở che, cho thị được dựa vào những lúc khó khăn tuyệt vọng nhất.
– Vẻ đẹp nữ tính:
+ Trên đường về nhà chồng, bắt gặp những ánh mắt tò mò, dò xét thị đã không giấu nổi sự ngượng ngùng, bẽn lẽn, kéo chiếc nón rách che đi gương mặt xấu hổ của mình.
+ Khi về đến nhà Tràng, nhìn cảnh tượng rách nát, sơ sài của căn “nhà”, dù thất vọng nhưng thị cố nén không bộc lộ ra bên ngoài.
+ Lễ phép chào mẹ chồng, rồi yên lặng lắng nghe những lời dặn dò vun vén của bà cụ Tứ.
+ Cùng bà mẹ chồng dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa cơm ngày đói.
e. Bà cụ Tứ:
– Tấm lòng yêu thương con sâu sắc:
+ Thương con vì lập gia đình giữa thời đói khát, lo lắng cho cuộc sống tương lai của các con..
+ Chấp nhận cuộc hôn nhân chóng vánh của anh con trai “ừ thôi, các con đã phải duyên phải kiếp với nhau thì u cũng bằng lòng”.
+ An ủi, động viên các con “Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?”.
– Vẻ đẹp của một tâm hồn nhân hậu, bao dung, biết đồng cảm cho số phận con người.
+ Thấu hiểu, đồng cảm cho hoàn cảnh của người con dâu mới.
+ Tìm cách thân thiết, gần gũi để xóa đi những sự e thẹn, rụt rè của thị.
– Lạc quan, tin tưởng vào một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai.
3. Kết bài:
Nêu cảm nhận chung.
IV. Dàn ý Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, mẫu 4 (Chuẩn)
1. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề: Đi từ chức năng của văn học: Phản ánh hiện thực một cách khách quan, chính xác.
– Nêu vấn đề: Giới thiệu vài nét cơ bản về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt.
2. Thân bài
a) Phân tích nhan đề tác phẩm
– “nhặt” là hành động thu lượm những thứ rơi vãi ở dưới đất, những vật có giá trị không cao.
– “vợ nhặt”: Phản ánh hiện thực đau xót lúc bấy giờ trong nạn đói năm 1945, thân phận con người trở nên rẻ rúng, tầm thường hơn bao giờ hết, chỉ cần vài câu bông đùa của anh Tràng mà người phụ nữ đó đã theo không về nhà.
=> Thảm cảnh của người dân trong nạn đói + Sự cưu mang lẫn nhau, bộc lộ khát vọng sống, niềm tin của con người trong hoàn cảnh khốn cùng.
b) Phân tích tình huống truyện
– Tình huống vừa bi vừa hài: Trong không gian thê thảm của nạn đói, anh cu Tràng lại lấy được vợ chỉ bằng một câu nói bông đùa.
=> Tình huống éo le đã cho thấy tính nhân bản và nhân văn của tác phẩm, tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã đẩy con người vào bước đường cùng.
c) Phân tích cụ thế tác phẩm
* Nhân vật anh cu Tràng:
– Hoàn cảnh: Là một người nông dân nghèo khổ, lại là dân ngụ cư, nơi ở là “cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”, “những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất”.
– Ngoại hình: Xấu xí “hai con mắt gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, bộ mặt thô kệch, cái đầu trọc nhẵn, cái lưng to rộng”.
– Tính tình: Dở hơi, ngộc nghệch, hay “ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch”, “vừa đi vừa nói nhảm”, trở thành “đối tượng bông đùa của những đứa trẻ xóm ngụ cư”.
– Phẩm chất tốt đẹp:
+ Tràng là người có tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương con người: Thấy người đàn bà đói, anh cho ăn “một chặp bốn bát bánh đúc”; lấy vợ vì lòng thương người.
+ Sự khát khao hạnh phúc gia đình, hạnh phúc lứa đôi: Có ý thức chăm sóc người phụ nữ của mình “mua hai hào dầu để thắp sáng ngôi nhà lạnh lẽo”.
+ Là người sống tình cảm: Đi bên cạnh người vợ “rách như tổ đỉa” nhưng vẻ mặt anh chàng rất “phớn phở”; muốn làm cho vợ mình được vui, “có lúc muốn thân mật… tay nọ xoa vào tay kia”; Tràng quên hết “cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa”; Tràng thấy sự kiện mình có vợ là sự kiện quan trọng cần nâng niu…
+ Sống có trách nhiệm và có sự lạc quan, tin tưởng mãnh liệt vào tương lai tươi sáng: Tâm lí thay đổi sau khi có vợ “cảnh tượng… cảm động”; “Tràng thấy mình nên người từ khi có vợ”; trong tâm trí hiện lên hình ảnh đám người và lá cờ đỏ sao vàng đi phá kho thóc của Nhật.
* Nhân vật thị (người vợ nhặt):
– Nhân vật sở hữu 3 không:
+ Không tên: Chỉ được gọi là “thị”, “người đàn bà”, “người con dâu”.
=> Cách gọi mang tính khái quát, có vô vàn người đàn bà cũng rơi vào cảnh ngộ đáng thương như thế.
+ Không lai lịch, gốc gác: Chỉ biết thị “ngồi vêu ra ở cửa kho, nhặt hạt rơi, hạt vãi hay ai có việc gì gọi đến thì làm”.
+ Không quá khứ.
=> Hiện thân cho một kiếp người lênh đênh, trôi dạt trong thảm họa đói khát.
– Ngoại hình: “cái nón rách… nửa mặt”; “áo quần tả tơi như tổ đỉa”; “gầy sọp hẳn đi”; “trên gương mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”.
=> Ngoại hình tiều tụy, bần cùng đói khát.
– Tính cách: “chao chát, chỏng lỏn”, vì đói mà trở nên trơ trẽn “ton ton chạy lại đẩy xe” cho một người lạ, liếc mắt cười tít để tạo thiện cảm với Tràng; xưng xỉa trách móc “người thế mà điêu” để được ăn => Táo tợn không cần giữ danh dự.
+ Khi được mời ăn, thị “hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên…. quệt ngang miệng”.
=> Vì đói mà con người quên đi sĩ diện, quên đi ý tứ, bản năng sinh tồn đã vượt lên trên tất cả.
– Liều lĩnh hơn khi thị chấp nhận theo không Tràng về làm vợ, không hề biết gia cảnh, tính tình của người đàn ông đó.
=> Tự hạ thấp giá trị của mình đến rẻ rúng.
– Phẩm chất tốt đẹp còn ẩn chứa trong thị:
+ Lòng ham sống mãnh liệt: Bỏ hết danh dự, sĩ diện chỉ để được một bữa ăn, để được tồn tại.
+ Vẻ đẹp nữ tính dịu dàng đúng mực: Trách chồng bỏ ra hai hào để mua dầu “hoang nó vừa chứ”.
+ Bản tính dịu dàng, nữ tính trở lại: “Cắp cái thúng e thẹn”, “lẳng lặng nén tiếng thở dài” khi nhìn thấy căn nhà lụp xụp của Tràng; “ngồi mớm ở mép giường”, “tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần”.
+ Ý thức vun vén cuộc sống hôn nhân: Sáng dậy sớm làm đủ mọi việc, cùng bà cụ Tứ “dọn dẹp… sạch sẽ”; thị ra dáng là người con dâu hiền, vợ đảm đến mức Tràng ngạc nhiên “Tràng nom thị… ngoài tỉnh”.
+ Mang lại cho Tràng, cho bà cụ Tứ sự lạc quan, niềm tin vào cuộc sống: Kể cho cả nhà nghe truyện trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta đi phá kho thóc Nhật.
* Nhân vật bà cụ Tứ:
– Cảnh ngộ: Nghèo khổ, chồng và con gái đã mất, đứa con trai lớn tuổi ế vợ, gia đình thuộc hạng cùng đinh trong xóm ngụ cư
– Ngoại hình: Già nua, tiều tụy, lọng khọng, ốm yếu
– Diễn biến tâm trạng bà cụ khi thấy con trai lấy vợ:
+ Ngạc nhiên: Khi thấy Tràng reo lên như một đứa trẻ vồn vã chào mời khác thường “bà lão phấp phỏm… ngạc nhiên hơn”; trước cảnh một cô gái xuất hiện trong nhà mình “quái sao lại… Ai thế nhỉ?”; “bà lão hấp háy… nhoèn ra thì phải”.
+ Giàu tình yêu thương con: Nấu nồi cháo cám dù chát đắng nhưng vẫn thốt lên “ngon đáo để” => An ủi, động viên các con.
+ Truyền tinh thần lạc quan, niềm tin vào tương lai cho các con: “Ai giàu… ba đời”; sáng sớm cùng con dâu dọn dẹp nhà cửa; bữa cơm đón nàng dâu mới toàn nói chuyện vui…
d) Phân tích đặc sắc nghệ thuật của Vợ nhặt
– Xây dựng nhan đề truyện độc đáo, tình huống truyện éo le, đặc sắc.
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
– Nghệ thuật trần thuật mới mẻ, ngôi kể thứ ba khách quan, điểm nhìn trần thuật luôn di chuyển.
– Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị; giọng điệu hóm hỉnh, đôn hậu.
– Sáng tạo các chi tiết truyện đắt giá…
3. Kết bài
– Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm Vợ nhặt.
– Nêu suy nghĩ của bản thân về truyện ngắn.
V. Dàn Ý Phân Tích Tác Phẩm Vợ Nhặt Của Kim Lân, mẫu 5 (Chuẩn)
Xem thêm : Apple Watch: A Closer Look at Design, Dimensions, and Build Quality
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
– Kim Lân (1920- 2007) là cây bút chuyên viết truyện ngắn, ông có những trang viết đặc sắc và độc đáo về phong tục và đời sống làng quê với những am hiểu sâu sắc về cảnh ngộ và tâm lí của người nông dân, nổi bật trong tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ nhưng vẫn lạc quan yêu đời.
– “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân được in trong tập “Con chó xấu xí” viết về người nông dân trong tình trạng thê thảm của nạn đói năm 1945 với bản chất tốt đẹp, lương thiện.
2. Thân bài
– Nhan đề: “Vợ nhặt”
+ Độc đáo, gây ấn tượng mạnh, thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói năm 1945, bộc lộ sự cưu mang, khát vọng sống, và niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.
– Tình huống truyện:
+ Khái niệm tình huống truyện: Tình huống truyện là tình thế, thể hiện tính cách nhân vật, số phận nhân vật, qua đó, thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
+ Tình huống truyện trong “Vợ nhặt”: Bắt đầu ở thời điểm cái đói mà tác giả gọi là hiểm họa tràn đến, phản ánh nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu. Trong không gian thê thảm của nạn đói, tình huống Tràng lấy vợ đã tạo nên cảnh vừa bi vừa hài, chỉ mấy câu bông đùa mà lấy được vợ thật.
+ Ý nghĩa tình huống truyện: Tình huống truyện cho thấy tính nhân bản và tình cảm nhân đạo, hoàn cảnh đã làm thay đổi con người, tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã đẩy con người vào bước đường cùng.
– Phân tích nhân vật:
a. Nhân vật Tràng:
– Tràng là người nông dân có cuộc sống nghèo khổ:
+ Tên gọi, ngoại hình:
~ Tên gọi: Gợi sự lam lũ, vất vả, tên của một dụng cụ lao động.
~ Ngoại hình: “Hai con mắt gà gà đắm vào bóng chiều”, “hai bên quai hàm bạnh ra”, “bộ mặt thô kệch”, “cái đầu trọc nhẵn”, “cái lưng thô kệch”.
+ Tính cách:
~ “Hay ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch”, “vừa đi vừa nói nhảm”, “đối tượng bông đùa của những đứa trẻ ngụ cư”, “tính tình ngờ nghệch”.
+ Hoàn cảnh sống:
~ Nơi ở: “Cái nhà vắng teo, nhiều búi cỏ dại trong nhà”
~ Là người dân xóm ngụ cư, gia cảnh thuộc hạng cùng đinh.
– Vẻ đẹp tâm hồn Tràng
+ Nhân hậu, có tính thương người:
+ Khao khát hạnh phúc gia đình, hạnh phúc lứa đôi.
+ Thay đổi theo hướng tích cực sau khi lấy vợ.
+ Có niềm tin vào tương lai tươi sáng.
-> Tràng là người nông dân nghèo khổ nhưng giàu tính yêu thương, khao khát mái ấm gia đình và có niềm tin vào tương lai tươi sáng.
b. Nhân vật người “vợ nhặt”:
– Tên gọi, lai lịch, gốc gác của người “vợ nhặt”:
+ Tên gọi: Nhân vật này không có tên, được gọi là “thị”, “người đàn bà”, “người con dâu”, đây là cách gọi khiến cho tính khái quát càng rộng, trong hoàn cảnh bấy giờ có muôn vàn người đàn bà rơi vào cảnh ngộ đáng thương như thế.
+ Lai lịch, gốc gác: Không được giới thiệu cụ thể, không ai biết gốc tích của chị, “ngồi vêu ra ở cửa kho, nhặt hạt rơi, hạt vãi hay ai có việc gì gọi đến thì làm”.
+ Người “vợ nhặt” không quê hương, không quá khứ, một thân phận lênh đênh,trôi dạt trong thảm họa đói khát.
– Ngoại hình: Miêu tả rất tỉ mỉ:
+ “Cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt”.
+ Tác giả quay lại lần thứ hai gặp Tràng: “Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái gương mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”
-> Người phụ nữ đã phải chịu đói nhiều ngày, sự đói khát đã làm chị mất đi những nét nữ tính.
– Cử chỉ, hành động:
+ Cử chỉ: “điệu bộ chao chát, chỏng lỏn mất hết vẻ dịu dàng, nữ tính”.
+ Hành động:
~ Lần đầu nghe câu hò của Tràng: “Ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng”, “Thị liếc mắt, cười tít”.
~ Lần khác gặp lại Tràng: sưng sỉa, trách móc “điêu, người thế mà điêu”.
~ Khi được Tràng mời ăn: “Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sang lên”, “Thị ngồi sà xuống ăn thật, thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì, ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng thở”.
~ Cái đói thử thách nhân cách của người phụ nữ thật ghê gớm, nạn đói như một cơn lũ khủng khiếp.
– Diễn biến tâm lí người “vợ nhặt” sau khi theo Tràng về nhà.
+ Người “vợ nhặt” mang vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng, đúng mực.
+ Niềm lạc quan: Đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.
-> Người “vợ nhặt” đã góp phần thể hiện được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
c. Nhân vật bà cụ Tứ:
– Bà cụ Tứ là người phụ nữ nghèo khổ:
+ Dáng vẻ gầy gò.
+ Có cảnh ngộ đáng thương.
– Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ khi Tràng nhặt được vợ:
+ Sự ngạc nhiên khi có người theo không Tràng về làm vợ.
+ Niềm vui mừng khi con trai lấy được vợ.
+ Tâm trạng tủi hổ và lo lắng về tương lai.
+ Chi tiết “bát cháo cám”.
+ Niềm tin vào một tương lai tươi sáng.
-> Bà cụ Tứ là điển hình về người mẹ nông dân nghèo khổ, từng trải, thương con, hiểu biết, nhân hậu và bao dung.
d. Đặc sắc nghệ thuật:
– Nhan đề độc đáo.
– Tình huống truyện đặc sắc, éo le.
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
– Nghệ thuật trần thuật.
e. Giá trị tác phẩm:
– Giá trị nhân đạo:
+ Dựng lại bức tranh hiện thực đương thời.
+ Trân trọng, cảm thông trước số phận bi thảm của nhân vật.
+ Phát hiện và khẳng định vẻ đẹp con người.
+ Khám phá và chỉ ra con đường cách mạng cho người nông dân.
– Giá trị hiện thực:
+ Tái hiện được một thực trạng bi thảm của chế độ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
+ Phản ánh chân thực số phận cũng quẫn của con người trong nạn đói.
+ Phản ánh hiện thực cơ bản đó là lòng người dân hướng tới cách mạng.
f. Đánh giá:
– Khẳng định tài năng sáng tác của tác giả, qua đó cho thấy sự đồng cảm của nhà văn đối với số phận đáng thương của nhân vật.
– Để lại cho chúng ta bài học về sự yêu thương, đùm bọc.
– Ngợi ca truyền thống “tương thân tương ái” của dân tộc ta.
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ: Qua tác phẩm “Vợ nhặt”, nhà văn Kim Lân đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng người đọc. Nhà văn đã tái hiện thành công bối cảnh nạn đói năm 1945 qua các nhân vật Tràng, người “vợ nhặt”, bà cụ Tứ với một niềm tin yêu, luôn hi vọng vào một ngày mai tươi sáng.
VI. Bài văn mẫu phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân (Chuẩn)
Kim Lân là một trong những cây bút tiêu biểu nhất của nền văn học hiện thực Việt Nam, với số lượng tác phẩm không nhiều nhưng đã để lại những dấu ấn sâu sắc, có tầm ảnh hưởng lớn trong nền văn học hiện đại nước nhà thế kỷ XX. Trong số gia tài các tác phẩm ít ỏi của Kim Lân, Vợ Nhặt là một trong số những tác phẩm nổi bật và xuất sắc nhất khi nói về số phận người nông dân trong nạn đói kinh hoàng năm 1944-1945 làm hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói. Tuy nhiên Kim Lân không như những cây bút hiện thực cùng thời, đi sâu vào hiện thực tàn khốc của xã hội, mà trái lại tác phẩm của ông chú trọng nhiều vào các giá trị nhân văn, nhân đạo, khai thác và làm sáng rõ những vẻ đẹp của con người thông qua nghịch cảnh cuộc sống để mang đến ánh sáng, niềm tin hy vọng trong những tháng ngày tăm tối nhất.
Nói về Vợ nhặt Kim Lân từng chia sẻ “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người”. Thực vậy Vợ nhặt của Kim Lân là một câu chuyện với tình huống truyện đặc biệt,…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích tác phẩm Vợ nhặt tại đây.
——————–HẾT———————–
Truyện ngắn vợ nhặt của nhà văn Kim Lân được sáng tác sau cách mạng tháng tám biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 12. Thông qua cảnh gia đình Tràng trong truyện ngắn, Kim Lân đã không chỉ thể hiện sự cảm thông sâu sắc của mình dành cho những người nghèo khổ. Cùng với Dàn ý phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, các bài văn mẫu hay được giáo viên yêu cầu với tác phẩm này bao gồm: Sự sống đối mặt với cái chết trong Vợ nhặt, Soạn Văn Bài Vợ Nhặt ngắn gọn, Nghệ thuật đặc sắc của Vợ Nhặt, Phân tích nghệ thuật dựng truyện trong truyện Vợ nhặt;…
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu