Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 5, 6 SBT Toán 9 tập 2
- Nghị luận xã hội về lòng yêu thương
- So sánh hiện tượng cảm ứng của thực vật với động vật.
- Viết đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) nêu tình cảm của em với thầy cô giáo hoặc một người bạn. | Giải SBT Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo
- Đọc hiểu Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi (4 đề chọn lọc)
- Quan sát hình dưới đây và cho biết sự khác nhau về hình thái giữa cây sinh trưởng trong tối và cây sinh trưởng ngoài sáng.
Giải bài tập trang 5, 6 bài 1 Phương trình bậc nhất hai ẩn Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2. Câu 1: Cho các cặp số và các phương trình sau. Hãy dùng mũi tên (như trong hình vẽ) chỉ rõ mỗi cặp số là nghiệm của phương trình nào…
Câu 1 trang 5 Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2
Bạn đang xem: Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 5, 6 SBT Toán 9 tập 2
Cho các cặp số và các phương trình sau. Hãy dùng mũi tên (như trong hình vẽ) chỉ rõ mỗi cặp số là nghiệm của phương trình nào:
Bạn đang xem: Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 5, 6 SBT Toán 9 tập 2
Giải
Câu 2 trang 5 Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2
Viết nghiệm tổng quát và vẽ đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của mỗi phương trình sau:
a) \(2x – y = 3\)
b) \(x + 2y = 4\)
c) \(3x – 2y = 6\)
d) \(2x + 3y = 5\)
e) \(0x + 5y = – 10\)
f) \( – 4x + 0y = – 12\)
Giải
a) \(2x – y = 3\)\( \Leftrightarrow y = 2x – 3\) công thức nghiệm tổng quát (\(x \in R;y = 2x – 3\))
b) \(x + 2y = 4 \Leftrightarrow y = – {1 \over 2}x + 2\)
Công thức nghiệm tổng quát \((x \in R;y = – {1 \over 2}x + 2)\)
c) \(3x – 2y = 6 \Leftrightarrow y = {3 \over 2}x – 3\) công thức nghiệm tổng quát \((x \in R;y = {3 \over 2}x – 3)\)
d) \(2x + 3y = 5 \Leftrightarrow y = – {2 \over 3}x + {5 \over 3}\) công thức nghiệm tổng quát \(\left( {x \in R;y = – {2 \over 3}x + {5 \over 3}} \right)\)
e) \(0x + 5y = – 10 \Leftrightarrow y = – 2\) công thức nghiệm tổng quát \((x \in R;y = – 2)\)
f) \( – 4x + 0y = – 12 \Leftrightarrow x = 3\) công thức nghiệm tổng quát \((x = 3;y \in R)\)
Câu 3 trang 5 Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2
Trong mỗi trường hợp sau hãy tìm giá trị của m để:
a) Điểm M(1 ; 0) thuộc đường thẳng mx – 5y = 7
b) Điểm N(0 ; -3) thuộc đường thẳng 2,5x + my = -21
c) Điểm P(5; -3) thuộc đường thẳng mx + 2y = -1
d) Điểm P(5; -3) thuộc đường thẳng 3x – my = 6.
e) Điểm Q(0,5; -3) thuộc đường thẳng mx + 0y = 17,5
f) Điểm S(4; 0,3) thuộc đường thẳng 0x + my = 1,5
g) Điểm A(2; -3) thuộc đường thẳng (m – 1)x + (m + 1)y = 2m + 1
Giải
a) Điểm M thuộc đường thẳng mx – 5y = 7 nên tọa độ của M phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng
Ta có: \(m.1 – 5.0 = 7\)\( \Leftrightarrow m = 7\)
Vậy với m = 7 thì đường thẳng mx – 5y = 7 đi qua điểm \(M\left( {1;0} \right)\)
b) Điểm \(N\left( {0; – 3} \right)\) thuộc đường thẳng 2,5x + my = -21 đi qua điểm \(N\left( {0; – 3} \right)\)
Ta có: \(2,5.0 + m\left( { – 3} \right) = – 21\) \( \Leftrightarrow m = 7\)
Vậy với m = 7 thì đường thẳng 2,5x + my = -21 đi qua \(N\left( {0; – 3} \right)\)
c) Điểm \(P\left( {5; – 3} \right)\) thuộc đường thẳng \(mx + 2y = – 1\) nên tọa độ của điểm P nghiệm đúng phương trình đường thẳng
Ta có: \(3.5 – m\left( { – 3} \right) = – 1\) \( \Leftrightarrow m = 1\)
Vậy với m = 1 thì đường thẳng \(mx + 2y = – 1\) đi qua điểm \(P\left( {5; – 3} \right)\)
d) Điểm \(P\left( {5; – 3} \right)\) thuộc đường thẳng \(3x – my = 6\) nên tọa độ của điểm P nghiệm đúng với phương trình đường thẳng
Ta có: \(3.5 – m\left( { – 3} \right) = 6 \Leftrightarrow 3m = – 9\) \( \Leftrightarrow m = – 3\)
Vậy với = – 3 thì đường thẳng \(3x – my = 6\) đi qua điểm \(P\left( {5; – 3} \right)\)
e) Điểm \(Q\left( {0,5; – 3} \right)\) thuộc đường thẳng mx + 0y = 17,5 nên tọa độ của điểm Q nghiệm đúng phương trình đường thẳng
Ta có: \(m.0,5 + 0.\left( { – 3} \right) = 17,5 \Leftrightarrow m = 35\)
Vậy với m = 35 thì đường thẳng mx + 0y = 17,5 đi qua điểm \(Q\left( {0,5; – 3} \right)\)
Xem thêm : Hình hộp chữ nhật: Cách tính diện xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích
f) Điểm \(S\left( {4;0,3} \right)\) thuộc đường thẳng 0x + my = 1,5 nên tọa độ của điểm S nghiệm đúng phương trình đường thẳng
Ta có: \(0.4 + m.0,3 = 1,5 \Leftrightarrow m = 5\)
Vậy với m = 5 thì đường thẳng 0x + my = 1,5 đi qua điểm \(S\left( {4;0,3} \right)\)
g) Điểm \(A\left( {2; – 3} \right)\) thuộc đường thẳng \(\left( {m – 1} \right)x + \left( {m + 1} \right)y = 2m + 1\) nên tọa độ của điểm A nghiệm đúng phương trình đường thẳng
Ta có:
\(\eqalign{
& \left( {m – 1} \right).2 + \left( {m + 1} \right)\left( { – 3} \right) = 2m + 1 \cr
& \Leftrightarrow 2m – 2 – 3m – 3 = 2m + 1 \cr
& \Leftrightarrow 3m + 6 = 0 \cr
& \Leftrightarrow m = – 2 \cr} \)
Vậy với m = -2 thì đường thẳng \(\left( {m – 1} \right)x + \left( {m + 1} \right)y = 2m + 1\) đi qua điểm \(A\left( {2; – 3} \right)\).
Câu 4 trang 6 Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2
Phương trình nào sau đây xác định 1 hàm số dạng y = ax + b?
a) 5x – y = 7 c) 3x + 5y = 10
b) 0x + 3y = -1 d) 6x – 0y = 18
Giải
a) \(5x – y = 7 \Leftrightarrow y = 5x – 7\) Xác định hàm số có dạng y = ax + b
Với a = 5 ; b = -7
b) \(3x + 5y = 10 \Leftrightarrow y = – {3 \over 5}x + 2\) Xác định hàm số có dạng y = ax + b
Với \(a = – {3 \over 5};b = 2\)
c) \(0x + 3y = – 1 \Leftrightarrow y = – {1 \over 3}\) Xác định hàm số có dạng y = ax + b
Với \(a = 0;b = – {1 \over 3}\)
d) \(6x – 0y = 18 \Leftrightarrow x = 3\) Không xác định hàm số có dạng y = ax + b
Trường thcs Hồng Thái
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giải bài tập
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu