Tra Cứu

Giải SBT bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí | SBT Địa lí 10

Câu 1: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng

1. Thành phần cấu tạo nên vỏ địa lí không bao gồm

A. khí quyển 

B. sinh quyển

C. thủy quyển 

D. tầng badan 

Trả lời: D

2. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng

A. 30-35 km.

B. 5 – 70 km.

C. 15 – 2 900 km.

D. 2 900 – 6 370 km.

Trả lời: A

3. Nguyên nhân sinh ra quy luật thống nhất và hoàn chỉnh là do các thành phần của vỏ địa lí

A. có sự tồn tạo độc lập và riêng lẻ

B. xâm nhập và trao đổi với nhau

C. không gắn bó mật thiết với nhau

D. chỉ chịu ảnh hưởng của nội lực

Trả lời: B

4. Trong tự nhiên, nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ, đó là

A. khái niệm về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

B. nguyên nhân sinh ra quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

C. biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa li

D. ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa li

Trả lời: C

5. Ý nghĩa quan trọng của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh trong vỏ địa lí là giúp con người ở mọi nơi trên Trái Đất

A. gia tăng sản xuất và phát triển kinh tế

B. đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên 

C. không tác động vào các yếu tố tự nhiên 

D. khai thác và sử dụng tự nhiên hợp lí

Trả lời: D

6. Mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên trong vỏ địa lí bị can thiệp chủ yếu bởi

A. sự biến đổi của khí hậu toàn cầu 

B. mực nước biển ngày càng dâng cao

C. các hoạt động du lịch của con người 

D. sản xuất và sinh hoạt của con người 

Trả lời: D

Câu 2: Mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên trong vỏ địa lí bị can thiệp chủ yếu bởi

Trả lời: 

Sơ đồ: Nhiệt độ Trái Đất tăng lên => Băng tan => Nước biển dâng => Ngập lụt ở các vùng ven biển.

Câu 3: Dựa vào hình 17 trong SGK, em hãy so sánh sự khác nhau giữa vỏ địa lí với vỏ Trái Đất.

Trả lời: 

 

Vỏ địa lí

Vỏ Trái Đất

Giới hạn

– Ở lục địa: từ giới hạn dưới của tầng ô dôn đến hết lớp vỏ phong hóa.

– Ở đại dương: từ giới hạn dưới của tầng ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương.

– Từ 5 km ở đại dương đến 70 km ở lục địa.

Chiều dày

Khoảng 30 – 35 km

Khoảng 5 – 70 km

Thành phần cấu tạo

Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển và sinh quyển.

Tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.

Câu 4: Vì sao trước khi khai thác bất kì lãnh thổ nào cũng nên nghiên cứu toàn diện điều kiện tự nhiên của lãnh thổ đó?

Trả lời: 

– Trước khi khai thác bất kì lãnh thổ nào cũng nên nghiên cứu toàn diện điều kiện tự nhiên của lãnh thổ đó vì trong tự nhiên, bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc lẫn nhau.

– Nếu có một thành phần thay đổi cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. Khi khai thác lãnh thổ đồng nghĩa với việc con người can thiệp vào các mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên.

– Sự can thiệp đó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên xung quanh, thậm chí có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Việc nghiên cứu toàn diện điều kiện tự nhiên của lãnh thổ đó sẽ giúp con người dự báo được những thay đổi của các thành phần tự nhiên trong lãnh thổ, từ đó đề xuất được những giải pháp khai thác và sử dụng một cách hợp lí.

 

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button