Giải SBT bài 9: Hành trang cuộc sống | SBT Ngữ Văn 10 tập 2 kết nối
- Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh
- Quy tắc biến đổi phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn
- Học phí Acet TPHCM mới nhất bao nhiêu?
- Số orbital trong các phân lớp s, p, d lần lượt bằng | SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức
- Sơ đồ tư duy Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương
Bài tập 5. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Bạn đang xem: Giải SBT bài 9: Hành trang cuộc sống | SBT Ngữ Văn 10 tập 2 kết nối
Trong lựa chọn, đáng sợ nhất là đẩy người thân yêu của mình vào vai “thủ phạm” đã làm mình mù loà để tự huyễn hoặc thất bại đã qua. Tồi tệ nhất là tự tay đẩy sự lựa chọn đó vào tay ai khác không phải bản thân mình. Dối lừa nhiều nhất là kinh hoàng nhận ra ta mãi chẳng trưởng thành được vì cứ đưa tay cầu xin cuộc đời lựa chọn thay mình, để chẳng bao giờ phải soi gương xem mình đã hành xử ra sao trước hai ngả đường lạ lẫm. Khi chạy trốn những chọn lựa, ta chỉ là đứa trẻ mãi bơi trong cái bể cao su do người thân yêu thổi sẵn cho chơi trong sân nhà. Vậy, nếu mình phải tự chọn tất cả, và lỡ chân chọn sai thì sao? Tôi đã trải qua cảm giác khó chịu đó suốt nhiều tháng dài. Đầu tiên là đối mặt với ý nghĩ: Mình sai chứ không phải lỗi của ai hết. Thừa nhận sai lầm của chính mình khó hơn nói xin lỗi bạn bè. Tôi thường quá kiêu ngạo để nhận ra mình đã sai và nhu cầu tự xin lỗi đến như một cuộc vật lộn. Sau khi thừa nhận đó là một lựa chọn sai, tôi bắt đầu suy nghĩ vì sao mà mình chọn sai. Việc này có thể làm lúc nhàn rỗi. Tôi cứ nhấm nhẳng nhai cái sai lầm đó trong suốt nhiều năm, bởi nó là vật quy chiếu và giúp mình ngừng nhầm lẫn. Dù vậy, ào tôi có sai tiếp hay không. Nó chỉ ng nó chẳng giúp đảm bảo tôi có sai tiếp hay không. Nó chỉ ngăn những nhầm lẫn kéo tới và khiến tôi mù loà. Sau đó, lại phải chọn tiếp. Khi này, tôi đã ngẩng đầu lên, thở phào nhẹ nhõm vì mình không phải đổ lỗi cho cha mẹ về sai lầm của chính mình. Tôi không đẻ ra một nạn nhân để tự tha thứ cho mình vì đã hành xử ngu dốt, thiếu trách nhiệm. Thật may mắn vì tôi đã không cho cha mẹ quyền lựa chọn, họ đã không trở thành nạn nhân để tôi đổ lỗi. Mỗi chọn lựa hàm chứa một con đường và cơ hồ ta sẽ phải rải từng viên gạch cho con đường hiện ra sau bờ bãi xa mù. Ta chỉ là một kẻ dại khờ, đeo lên mặt tấm băng đen và dùng bàn tay dò dẫm trong bóng tối của tương lai, vừa đi vừa xếp những viên gạch xuống con đường trước mặt.
Khi sợ hãi phải chọn lựa, hãy nhớ rằng bất cứ ai cũng mù loà như mình và cũng đang đi với bàn tay vất vả, đôi chân mò mẫm trong đường hầm tối tăm ấy. Chẳng có cách nào khác ngoài lót gạch, bước đi và chịu đau.
1. Quan điểm của người viết trong văn bản là gì?
2. Quan điểm đó đã được triển khai thành những luận điểm chính nào?
3. Những trải nghiệm cá nhân được nhắc lại có tác dụng gì trong việc làm sáng tỏ quan điểm của người viết?
4. “Mỗi chọn lựa hàm chứa một con đường và cơ hồ ta sẽ phải rải từng viên gạch cho con đường hiện ra sau bờ bãi xa mù. Ta chỉ là một kẻ dại khờ, đeo lên mặt tấm băng đen và dùng bàn tay dò dẫm trong bóng tối của tương lai, vừa đi vừa xếp những viên gạch xuống con đường trước mặt”. Bạn hiểu như thế nào về nhận định này của tác giả?
5. Bạn có đồng ý với quan điểm của tác giả không? Vì sao?
Bài tập 6. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Khi tôi ở Mông-gô-me-ri (Montgomery), A-la-ba-ma (Alabama), tôi đã đến một hiệu bán giày, tên là hiệu giày Gô-rơ-đôn (Gordon). Trong hiệu này có một người giúp việc thường hay đánh giày cho tôi, và phải nói rằng xem anh đánh giày cho tôi thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời. Anh ta dùng miếng giẻ đánh giày và bạn biết không, anh có thể làm cho miếng giẻ này bật ra âm thanh. Và tôi đã tự nhủ: “Đây thực sự là một tiến sĩ trong việc đánh giày”. Bạn thân mến, điều tôi muốn nói với các bạn trong buổi sáng hôm nay, là nếu bạn là một người quét đường, hãy quét đường như thế Mi-ken-lăng-giơ (Michelangelo) đang vẽ tranh, hãy quét đường như thể Han-đeo (Handel) và Bét-tô-ven (Beethoven) đang soạn nhạc; hãy quét đường như thể Sếch-xpia (Shakespeare) đang làm thơ; hãy quét đường hăng say tới nỗi tất cả các thánh thần ở trên thiên đường và con người trên Trái Đất phải dừng lại và thốt lên rằng:Nơi đây có một người quét đường tuyệt diệu, người đã làm thật tốt công việc của mình.
Nếu bạn không thể làm cây thông trên đỉnh đổi
Hãy làm một bụi cây trong thung lũng
Là bụi cây tốt nhất trên sườn đồi
Nếu không thể thành một cái cây cao, thì hãy là một bụi cây
Nếu không thể làm thành đại lộ, thì hãy là một lối mòn
Nếu không thể làm mặt trời, hãy là một ngôi sao
Xem thêm : 99+ Hình nền chữ nhẫn, Ảnh nền chữ thư pháp đẹp
Thắng bại của bạn không phụ thuộc vào tầm vóc
Hãy trở thành người tốt nhất bất kể bạn có là ai.
Và khi làm điều này, khi làm được trọn vẹn điều này, bạn đã làm chủ được chiều
1. Xác định luận điểm chính của tác giả.
2. Phân tích tác dụng của yếu tố tự sự được tác giả sử dụng trong văn bản.
3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ hai. Phân tích giá trị của biện pháp tu từ đó.
4. Giọng điệu của người trần thuật trong văn bản có gì đặc biệt? Những yếu tố nào tạo nên giọng điệu đó?
5. Theo bạn, “chiều dài của cuộc đời” ở đây nghĩa là gì?
6. Những nhận định của tác giả trong văn bản gợi cho bạn suy nghĩ gì về cuộc sống?
Bài tập 7. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Mâm ngọc, nhằm quý, giá mươi ngàn!
Bình vàng, rượu trong, cốc đáng vạn,
Dằn chén, ném đũa, nuốt không được Vung gươm bốn mặt, lòng mênh mang! Băng đầy sông, khó nỗi vượt Hoàng Hài Tuyết mù trời, không đường lên Thái Hàng! Rảnh rỗi buông câu bờ suối biếc, Đường gian nan! Đường gian nan!
Chợt cưỡi thuyền mơ bên thái dương.
Bao ngã rẽ? Nay đầu rồi gian nan hẳn có lúc, THẬT SỐNG Đè sóng cưỡi gió, hẳn có lúc, Treo thẳng buồm mây vượt bể khơi!
(Lý Bạch, Thơ Đường, Nam Trần tuyển chọn, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội, 1962, tr. 82)
1. Phân tích ý nghĩa của các hình ảnh, biểu tượng trong bài thơ (bình vàng, rượu trong, mâm ngọc, nhằm quý, băng, tuyết, Hoàng Hà, Thái Hàng, thuyền, buồm mây).
Xem thêm : Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ được thể hiện qua các yếu tố nào? Phân tích sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
3. So sánh cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Hành lộ nan của Lý Bạch và cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Con đường không chọn của Rô-bớt Phờ-rót.
4. Hình ảnh con đường trong bài thơ ẩn dụ cho điều gì? So sánh với ẩn dụ về con đường trong bài thơ Con đường không chọn của Rô-bớt Phờ-rút.
5. Ba văn bản Con đường không chọn, Hành lộ nan, Một đời như kẻ tìm đường gợi cho bạn suy nghĩ gì về hành trình của con người trong cuộc đời? Liệu con người có thể chủ động lựa chọn và thực hiện được những hoài bão của mình?
Bài tập 8. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Điên rồ” là từ mọi người gọi An-tô-ni-ô Vi-xen-tê (Antonio Vicente), một người Bra-xin (Brazil) muốn trồng lại rừng ở xứ rừng. Bra-xin nổi tiếng có đến 60% diện tích rừng A-ma-dôn (Amazon), rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Từ những năm 60 của thế kỉ trước, rừng A-ma-dôn bắt đầu bị thu hẹp bởi chính sách phát triển nông nghiệp của Bra-xin. Chính phủ khuyến khích đẩy mạnh chăn nuôi bò nên những chủ đồn điền tới chặt hạ rừng để trồng cỏ.
Từ Đông sang Tây, còn nhiều con người điên rồ, mơ mộng như vậy nữa. Tôi có thể kể đến cặp vợ chồng già Thơ-bát (Tubbat) và Thô-xơn-xa-gan (Tosontsagaan) đã mất 15 năm để biến sa mạc thành ốc đảo. Công việc của họ là bản trường ca chiến đấu với sa mạc, họ dùng xe máy chở nước để trồng loài cây xa-xo (saxaul) trên sa mạc, sa mạc biến công sức họ thành cát bụi bởi gió, cát và nắng nóng. Cây chết, họ lại tiếp tục trồng cây mới, làm hàng rào ngăn cát, xe máy hỏng thì đổi xe mới, không lùi bước. Sau 15 năm, hỏng 7 chiếc xe máy, họ đã trồng được 50 000 cây. Cây xa-xo chính là những cái bơm nước sinh học, có cây xa-xo, cỏ mọc lại, sự sống hồi sinh trên sa mạc. Tôi cũng có thể kể đến ông già 78 tuổi Vương Thiên Xương (Wang Tianchang) cùng người con trai Vương Ngân Cát (Wang Yinji) đã trồng cây trong suốt 30 năm để tạo nên một ốc đảo rộng 500 ha ở sa mạc Đảng Cách Lý (Tenggeli), đông bắc Trung Quốc. Ốc đảo cây ấy đã góp phần bảo vệ làng của họ khỏi sự tấn công của sa mạc. Tôi có thể kể đến kẻ điên rồ Ya-cu-ba Xa-va-đô-gô (Yacouba Sawadogo), người đã bị cười nhạo khi muốn trồng rừng ở nơi tất cả các tổ chức, nhà khoa học đã phải bó tay: vùng sa mạc Jóc-ki-na Pha-xó (Burkina F G Xa-ha-ra (Sahara) & Buốc-ki-na Pha-xô (Burkina Farso).
Và tôi còn có thể kể đến nhiều cái tên khác…
Những kẻ mơ mộng đó đã làm nên những kì tích mà hầu hết chúng ta không thể làm nổi. Nhưng ngay cả những chiến công của họ cũng là rất nhỏ bé nếu đem so với những gì con người đã gây ra cho thiên nhiên. Những kẻ mơ mộng ấy muốn rằng càng ngày càng có thêm nhiều người mơ mộng, để trồng thêm dù chỉ một cái cây, và nhiều cây sẽ thành một khu rừng.
Con đường vạn dặm nào cũng bắt đầu từ những bước đi đầu tiên. Trồng một cái cây, làm tổ cho bọ rùa, hay trồng hoa cho lũ ong, biết đâu một ngày nào đó sẽ có một khu rừng mọc lên?
(Theo CANDID, Đời luôn sẵn kẻ mộng mơ, báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 5/3/2018)
1. Luận điểm chính được tác giả trình bày trong văn bản là gì? Luận điểm đó được khai triển dựa trên những lí lẽ, bằng chứng nào?
2. Tóm tắt những nội dung chính trong văn bản bằng một sơ đồ.
3. Những nhân vật, sự kiện nào được đề cập tới trong văn bản? Bạn có suy nghĩ gì về lựa chọn của các nhân vật đó?
4. Phân tích ý nghĩa của các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
5. Thông điệp bạn nhận được sau khi đọc văn bản này là gì? Thông điệp đó tác động như thế nào đến nhận thức của bạn về bản thân và cuộc sống?
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu