Giáo án bài Tây Tiến
- Biểu hiện nào chứng tỏ chế độ phong kiến xác lập dưới thời Tần? Nêu những hiểu biết của em về nhân vật lịch sử đã thống nhất Trung Quốc và xác lập chế độ phong kiến. | SBT Sử 10 Chân trời sáng tạo
- Hãy cho biết vị trí của nguyên tổ Y trong bảng tuần hoàn, biết vỏ nguyên tử của nguyên tố Y có 2 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 4 electron. Từ đó cho biết Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
- Em hãy giải thích vì sao cây bị héo khi thiếu nước?
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020 – 2021
- Giải câu 1 bài ôn tập phép cộng và phép trừ hai phân số | sgk Toán lớp 5
Họat động: TÌM HIỂU CHUNG (10 phút). * Thao tác 1 :
Bạn đang xem: Giáo án bài Tây Tiến
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
* GV đặt câu hỏi:
– Dựa vào phần tiểu dẫn, hãy nêu những nét khái quát về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến?
– Theo dõi HS trả lời, hướng dẫn ghi chép ngắn gọn theo SGK
– Thuyết giảng thêm về số phận bài thơ
– 1-2 HS trả lời, lớp theo dõi, góp ý thêm.
– Theo dõi định hướng của GV, ghi chép nội dung vào vở
Đặc điểm đoàn quân Tây Tiến :
– Thành lập năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng.
– Nhiệm vụ : Phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào.
– Địa bàn : Đồi núi Tây Bắc Bộ Việt Nam và Thượng Lào.
– Thành phần : Sinh viên, học sinh, dân lao động thành thị thuộc mọi ngành nghề khác nhau.
– Điều kiện sống :Gian khổ, thiếu thốn.
-Tinh thần: Hào hùng, lãng mạn – lạc quan, yêu đời.
* Thao tác 2 : Hướng dẫn HS đọc hiểu bài thơ
– Gọi HS đọc điễn cảm bài thơ- chú ý âm hưởng, sắc thái tình cảm, cảm xúc từng đoạn.
– Yêu cầu lớp theo dõi câu hỏi 1( SGK), tìm hiểu ý chính từng đoạn và mạch liên kết trong bài thơ?
– 1-2 HS đọc diễn cảm.
– Lớp lắng nghe và định hướng trả lời câu hỏi1
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
– Tên thật : Bùi Đình Diệm (1921 – 1988).
– Quê hương: Phượng Trì – Đan Phượng – Hà Tây.
– Cuộc đời :
+ Là người đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh …
+ Được biết nhiều với tư cách là nhà thơ.
+ Phong cách sáng tác: vừa hồn nhiên vừa tinh tế, lãng mạn và hào hoa.
– Sáng tác chính: Mây đầu ô (1968), Thơ văn Quang Dũng (1988)
2. Văn bản:
a. Hoàn cảnh sáng tác :
– Trích tác phẩm “Mây đầu ô”.
– Viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi Ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ là đoàn quân Tây Tiến.
– Đặc điểm đoàn quân Tây Tiến
b. Bố cục :
– Phần 1: à Nhớ con đường hành quân trên cái nền thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ.
– Phần 2: à Nhớ kỉ niệm ấm áp tình quân dân và cảnh sông nước miền tây thơ mộng.
– Phần 3: à Nhớ hình tượng người lính Tây Tiến
– Phần 4: à Tấm lòng và sự gắn bó với Tây Tiến.
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản
Đọc diễn cảm.
+ Yêu cầu giọng đọc: hùng tráng và tình cảm, chậm và đanh xen với mềm mại, dịu dàng, tuỳ theo từng đoạn, từng câu. Chú ý ngắt nhịp đúng một số câu độc đáo. Ví dụ: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm; Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Sông Mã gầm lên / khúc độc hành…
+ GV và 4, 5 HS nối nhau đọc toàn văn bản thơ 1 lần. Nhận xét kết quả đọc.
– Hướng dẫn HS đọc và cảm nhận đoạn 1:
– Đọc đoạn 1 của bài thơ và nêu câu hỏi: Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra như thế nào ở đoạn mở đầu?
– Cho HS trao đổi nhóm, trình bày
– Theo dõi HS trả lời, định hướng tiếp cận và khắc sâu kiến thức
– Gợi mở cho HS phân tích làm rõ giá trị nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ
– Diễn giảng bình thêm giá trị biểu đạt của một vài chi tiết thơ giúp hs cảm thụ sâu
HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập và đại diện nhóm trả lời
– Lớp theo dõi ,nhận xét, bổ sung
– Vận dụng bài học về kỉ năng nghị luận về một bài thơ để khai thác giá trị đoạn thơ
( Từ láy: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút đều tả độ cao theo hướng nhìn lên trong cuộc hành trình.Khổ thơ là một bằng chứng về “Thi trung hữu hoạ”-> Gợi tả mặt dốc lồi lõm, nhấp nhô, khúc khuỷu, càng lên cao càng dựng đứng hun hút, thăm thẳm như lên đến đỉnh trời, chót vót chênh vênh giữa mây trời, như sắp chạm đến đỉnh trời!-> Gợi bao nỗi vất vả nhọc nhằn nhưng cũng không kém phần thú vị, tinh nghịch)
( Tác giả tả thực về sự hi sinh mất mát: Gợi cảm giác cái chết như lẫn vào bức tranh chung của những gian khổ nhọc nhằn. Người chiến sĩ như đột ngột dừng chân trong cuộc hành trình của đơn vị. Câu thơ gợi một kí ức buồn trên những chặng đường hành quân của bộ đội TT)
II. Đọc–hiểu:
1. Đoạn 1 : Nỗi nhớ về những chặng đường hành quân của bộ đội Tây Tiến và khung cảnh núi rừng miền Tây.
a. Hai câu thơ mở đầu:
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi…”
– Hình ảnh “Sông Mã” như gợi thức nỗi nhớ ùa về trong tâm hồn nhà thơ.
– Nhớ “Chơi vơi” ( 2 thanh bằng, nhẹ, lan toả, không hình không khối)
b. Bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, hiểm trở , hoang vu, nghiệt ngã vừa độc đáo thú vị:
– Cảnh vật hiện ra hùng vĩ, hiểm trở (Mở ra trong nhiều chiều không gian, thời gian)
+ Nhiều tên đất lạ lẫm, gợi 1 vùng xa xôi, hẻo lánh:
+ Nhiều đèo dốc hiểm trở:
“ Dốc …………. mưa xa khơi…”
=> Sử dụng từ láy giàu chất tạo hình, gợi tả, gợi cảm, những câu thơ toàn thanh trắc …=> Một bức tranh hoành tráng với tất cả sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây
+ Nhiều vẻ hoang dại, bí ẩn, khắc nghiêt: Với mưa rừng, “Sương lấp đoàn quân mỏi”, “Thác gầm thét”, “Cọp trêu người.”
– Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn thơ :
+ Đó là những chiến sĩ anh hùng bất khuất không quản ngại vượt qua bao chặng đường gian khổ , bao nhiêu hi sinh mất mát lớn lao:
“ Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời…”
=> Nổi bật chất bi tráng
+ Nhưng đó còn là những chàng trai hào hoa lãng mạn tinh nghịch với bao hăm hở khám phá, chinh phục.
– Hai câu kết đoạn thơ : “ Nhớ ôi…nếp xôi”=> Gợi không khí đầm ấm tình quân dân, như xua đi bao mệt mỏi của cuộc hành trình,tạo cảm giác êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tâm thế cho đoạn sau
* Thao tác 1 :
–Hướng dẫn HS tiếp cận và cảm thụ đoạn thứ 2:
– Nêu vấn đề: Đoạn thơ thứ 2 mở ra một thế giới thiên nhiên vả con người khác với đoạn 1. Hãy phân tích làm rõ?
– GV cho HS thảo luận nhóm, gọi đại diên trả lời.
– GV theo dõi, gợi mở, định hướng giúp các em cảm thụ được giá trị đoạn thơ.
– Diễn giảng thêm giúp HS cảm thụ đoạn thơ
-Hs thảo luận nhóm, ghi lại kết quả vào phiếu học tập, đại diện trả lời.
– Lớp theo dõi, đàm thoại
GV: Những cô gái Thái: dáng điệu e ấp, tình tứ trong bộ xiêm áo uốn lượn ® như cô dâu trong tiệc cưới, là nhân vật trung tâm, là linh hồn của đêm văn nghệ.
– Những người lính:
+ Kìa em: ngỡ ngàng, ngạc nhiên cả sự hân hoan, vui sướng trước vẻ đẹp của cô gái Tây Bắc
+ Say mê âm nhạc với vũ điệu mang màu sắc của xứ lạ ® Tâm hồn lãng mạn dễ kích thích, hấp dẫn.
2. Nhớ về tình kỉ niệm quân dân:
* 4 câu đầu: Gợi nhớ lại đêm liên hoan văn nghệ của đơn vị.
– “ bừng”: bừng tỉnh, bừng sáng: cả doanh trại bừng dậy, qua rồi cuộc sống gian khổ. Đó còn là sự bừng sáng của tâm hồn.
– “hội đuốc hoa”:
® đêm liên hoan văn nghệ như một ngày hội.
® đuốc hoa :hoa chúc (T.Hán) :tiệc cưới® Đêm liên hoan văn nghệ qua cái nhìn trẻ trung, tinh nghịch, yêu đời của người lính như một tiệc cưới.
– Những cô gái Thái:
– Những người lính:
=> Bằng những nét bút mềm mại, tinh tế, tác giả đã vẽ nên đêm liên hoan văn nghệ diễn ra trong không khí ấm áp tình người, tưng bừng, nhộn nhịp có ánh sáng, màu sắc. Gợi nét lãng mạn, tình quân dân thắm thiết.
* 4 câu sau:
– Dòng sông đậm màu sắc cổ tích, huyền thoại nổi bật lên dáng hình mềm mại của cô gái Thái trên chiếc thuyền độc mộc. Và như hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng “đong đưa” làm duyên trên dòng nước lũ.
– Nghệ thuật: láy vắt dòng® câu thơ trở nên mềm mại, uyển chuyển, níu kéo nhau.
® Thiên nhiên và con người như hoà vào nhau tạo thành bức tranh hữu tình.
* Tóm lại: Bốn câu thơ đầu ngân nga như tiếng hát, như nhạc điệu cất lên từ tâm hồn ngây ngất, say mê của những người lính. Trong đoạn thơ sau, chất thơ và chất nhạc hoà quyện với nhau đến mức khó tách biệt.
HẾT TIẾT I
* Thao tác 1 :
– Hướng dẫn Hs đọc hiểu đoạn 3: GV đọc đoạn thơ
– Nêu vấn đề cho HS thảo luận : ( Câu hỏi 4 SGK ).
* Nhóm 1,3: Bốn câu đầu
-Hình ảnh đối lập quân xanh màu lá dữ oai hùm cho người đọc thấy phẩm chất gì của người lính Tây Tiến?
– Hai câu thơ Mắt trừng ………kiều thơm
cần được hiểu như thế nào?Vì sao có thời người ta phê phán ý thơ này, cho là buồn rớt, mộng rớt hoặc cường điêu thiếu tự nhiên?
– Gọi đại diện 2 nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi góp ý nhận xét
-Hs thảo luận nhóm, ghi lại kết quả vào phiếu học tập, đại diện trả lời.
– Lớp theo dõi, đàm thoại
* Nhóm 2,4:
HS theo dõi đoạn thơ;
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
… Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
– Hình ảnh những nấm mồ lính nằm rải rác nơi biên cương gợi cho em suy nghĩ gì?
– Hai câu thơ:Áo bào … độc hành
mang lại ấn tượng gì cho người đọc?Hình ảnh dòng sông Mã ở đây có gì khác với hình ảnh dòng sông Mã ở câu đầu bài thơ?
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, góp ý.
Xem thêm : Khối H gồm những môn nào? Khối H gồm những trường nào?
* Nhóm 1,3:
– Hình ảnh đối lập giữa vật chất và tinh thần, bên ngoài và bên trong cho ta thấy một mặt tình trạng sức khoẻ tồi tệ của lính Tây Tiến vì sốt rét, vì thiếu đói, mặt khác càng cho thấy phẩm chất tinh thần phi thường của họ. Cách nói thậm xưng dữ oai hùm có phần cường điệu nhưng lại rất phù hợp với cảm hứng lãng mạn ngợi ca, phi thường hoá nhân vật trữ tình của tác giả.
-2 câu thơ tiếp theo tả tâm trạng của người lính Tây Tiến trong những đêm xa nhà, xa quê, xa nước trên đất bạn Lào. Trong giấc mơ, trong nỗi nhớ của những chàng trai thủ đô đầy mơ mộng, đa tình thì chuyện gửi mộng qua biên giới, chuyên mơ về một bóng hồng (kiều thơm) Hà Nội quê xa, cũng chẳng có gì lạ.
– Mắt trừng là cách nói cường điệu của bút pháp lãng mạn để chỉ tâm trạng băn khoăn, trằn trọc, khó ngủ vì nhớ quê, nhớ nhà, nhớ Hà Nội, nhớ người thương của họ.
– là tâm trạng chân thật của người lính xa nhà. Họ nghĩ và mông lung, quay quắt nhớ như vậy nhưng không hề nản chí, để rồi sáng ngày mai lại tiếp tục lao vào trận mới, sẵn sàng đón nhận hi sinh, chẳng hề tiếc tuổi thanh xuân (đời xanh) của mình.
* Nhóm 2,4:
-Hình ảnh những nấm mồ lính nằm rải rác dọc biên giới hai nước cho thấy sự hi sinh thầm lặng và to lớn như thế nào của các tình nguyện quân Viêt Nam vì độc lập, tự do của đất nước Lào.
-Hai câu thơ cuối, bằng bút pháp lãng mạn, bằng cảm hứng bi tráng đã dựng lại cái chết, sự hi sinh oanh liệt của các chiến sĩ Tây Tiến. Hình ảnh áo bào thay chiếu cũng gần gũi với hình ảnh điển tích da ngựa bọc thây nhưng lại nói lên sự thật đau lòng. Người lính ra đi trong hoàn cảnh chiến trường khắc nghệt, thiếu thốn đến mức không có nổi một cỗ quan tài, một tấm chăn, manh chiếu bọc thi hài. Lúc sống mặc như thế nào thì lúc anh về đất đành vẹn nguyên quần áo ấy mà chôn.
3. Chân dung người lính Tây Tiến:
a/ 4 câu đầu:
– Bên ngoài: có vẻ kì dị, lạ thường: không mọc tóc, da xanh màu lá ® chiến trường khắc nghiệt vì thiếu thốn, vì bệnh sốt rét đang hoành hành.=>GIAN KHỔ.
– Bên trong: dữ oai hùm, mắt trừng ®thậm xưng thể hiện sự dũng mãnh. Bề ngoài thì lạ thường nhưng bên trong không hề yếu đuối, vẫn oai phong lẫm liệt ở tư thế “ dữ oai hùm”=>Ý CHÍ.
– Người lính Tây Tiến là những chàng trai lãng mạn, hào hoa với trái tim rạo rực, khao khát yêu đương: gởi mộng, mắt trừng=>LÃNG MẠN.
* Càng gian khổ=> càng căm thù=> tạo thành ý chí + nhờ tâm hồn lãng mạn giúp người lính vẫn sống, vẫn tồn tại trong đạn bom khắc nghiệt.
b/ 4 câu sau:
– “ Chiến trường….đời xanh”: thái độ dứt khoát ra đi với tất cả ý thức trách nhiệm, không tính toán. Sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước
– “ mồ viễn xứ”, “ áo bào thay chiếu”: từ Hán Việt: nấm mồ của người chiến sĩ trở thành mộ chí tôn nghiêm.
“áo bào”: cái chết sang trọng.
– Cái bi nâng lên thành hùng tráng bởi lí tưởng của người nằm xuống. Cái chết bi hùng, có bi nhưng không luỵ.
– Sông Mã: gợi điển tích Kinh Kha®khí khái của người lính. Cái chết đậm chất sử thi bi hùng bởi tiếng gầm của sông Mã.
* Cả đoạn thơ là cảm hứng bi tráng về cuộc đời chiến đấu gian khổ, tư tưởng lạc quan và sự hi sinh gian khổ, anh dũng của người lính.
* Thao tác 1 :
-Hướng dẫn Hs đọc, cảm nhận đoạn kết
GV: Nêu câu hỏi 5, yêu cầu HS suy nghĩ , trả lời
? Nhận xét âm điệu của 4 câu thơ cuối? nội dung ?
? Cảm xúc của tác giả bộc lộ như thế nào qua bốn câu thơ cuối ?
?Tình cảm của tác giả như thế nào?
“Ai lên…về xuôi”: Kỷ niệm không thể nào quên.
* HS trả lời cá nhân
– Bài thơ kết thúc bằng 4 câu thơ nói lời nhắn gửi mà như lời thề son sắt. Lời thề của những người lính Tây Tiến sau khi đã hoàn thành nhiêm vụ, trở về đất nước quê hương; thề với những đồng đội đã hi sinh trên đất bạn, thề với lòng mình, với quá khứ hào hùng.
-Cách nói người đi không hẹn ước, hồn về Sẩm Nứa chẳng về xuôi, mùa xuân chia phôi thăm thẳm, “lên Tây Tiến…” chính là thể hiên tâm trạng buồn thương, luyến nhớ, bâng khuâng khi nghĩ về một khoảng thời gian ăm ắp kỉ niêm, về những địa danh, về cuộc hành quân tiến về phía Tây lịch sử… giờ đây và mãi mãi suốt đời không thể nào quên.
* Thao tác 2 :
Hướng dẫn HS tổng kết dựa theo phần ghi nhớ trong SGK
HS làm việc cá nhân , trả lời
HS suy nghĩ trả lời
HS ghi phần ghi nhớ vào vở
* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.
4. Lời thề gắn bó với Tây Tiến và đồng đội:
– “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy …”=>thời điểm mơ mộng hào hùng một đi không trở lại.
– Câu kết “ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” thể hiện tinh thần “ một đi không trở lại” => Gợi không khí một thời đại ra đi kháng chiến “thà chết chớ lui” của tuổi trẻ VN trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,
III. Tổng kết:
1/ Nghệ thuật:
– Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
– Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt,…
– Kết hợp chất hợp và chất họa.
2) Ý nghĩa văn bản :
Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc mỗi chúng ta.
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu