Tra Cứu

Khối D11, D12, D13 và D14 gồm những môn nào? Xét tuyển ngành nào, trường nào?

Theo thông tin tìm hiểu, trong 4 khối này chỉ có 2 tổ hợp khối D11 và D14 là sử dụng 02 phương thức xét tuyển, bao gồm: xét tuyển dựa trên kết quả kì thi THPTQG và xét tuyển dựa trên kết quả xét học bạ. Còn lại, khối D12 và D13 không xét điểm học bạ. Cụ thể hơn, xét theo điểm thi THPTQG trải dài từ 13 đến trên 33 điểm. Điểm dựa trên kết quả xét học bạ ở khối D14 là cao nhất, từ 18 – 26 điểm.

Hiện nay trên cả nước có rất nhiều trường lựa chọn các khối D11, D12, D13, D14 làm tổ hợp xét tuyển vào các ngành và chuyên ngành cụ thể. Đi đôi song song với ngành nghề đào tạo, số lượng trường tuyển sinh khối D11, D12, D13 hạn chế hơn nhiều so với D14

Để có cái nhìn tổng quan hơn, các bạn có thể theo dõi những bảng sau:

Thành công nghề nghiệp tương lai phụ thuộc quan trọng vào sự lựa chọn ngành nghề hôm nay của bạn. Mùa tuyển sinh đang đến gần, nhiều bạn học sinh đang rất khó khăn khi lựa chọn nghề nghiệp Bạn có thể tham khảo quy trình lựa chọn nghề nghiệp sau đây để có sự lựa chọn đúng đắn cho mình.

Bước 1: Hãy dành thời gian cho việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai là rất quan trọng vì công việc là một phần quan trọng của cuộc sống (cảm thấy mình có ích, thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho cộng đồng và xã hội, niềm vui sáng tạo trong công việc…).

Chọn lựa nghề nghiệp không phù hợp sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực như thất nghiệp, không phát triển được nghề nghiệp, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức…Vì vậy bạn hãy dành thời gian cho những điều bạn xem là quan trọng.

Bước 2 : Loại bỏ những vấn đề sai lầm khi chọn nghề 

Chọn nghề chỉ có ở bậc đại học, chọn nghề theo “mác”, theo “nhãn”, theo phong trào mà không biết nghề đó có phù hợp với mình không, chọn nghề theo sự áp đặt hoặc rủ rê của người khác (cha mẹ, bạn bè, người yêu…), chọn nghề theo may rủi bằng những phương pháp ngẫu nhiên, chọn nghề không phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích của mình, chọn nghề mà không quan tâm đến điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội.

Bước 3 : Xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào

Để xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, bạn hãy bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình. Dựa trên cơ sở năng lực, sở thích, quan điểm, nguyên tắc sống của bạn…, các trắc nghiệm sẽ đưa ra những tư vấn và dự đoán về nghề nghiệp hoặc nhóm ngành nghề phù hợp với bạn. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hóa việc chọn nghề qua việc làm bài trắc nghiệm. Việc chọn nghề còn phải xét đủ những điều kiện vật chất, xã hội, kinh tế… ở xung quanh ta, và phối hợp với nhiều phương pháp khác để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bạn hãy tận dụng các cơ hội để làm một số công việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để khám phá năng lực, sở thích, tính cách bản thân mình có phù hợp với nghề đó hay không.

Bước 4: Xác định mục tiêu nghề nghiệp Bạn đã lựa chọn được nghề nghiệp của mình.Bây giờ bạn hãy xác định mục tiêu cụ thể bạn muốn đạt tới trong nghề nghiệp đó và bắt đầu một kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó .bạn muốn trở thành một tiến sĩ hay một doanh nhân thành đạt? Bạn thích thu nhập cao hay cơ hội phát triển nghề nghiệp, cả hai, hay còn điều gì khác nữa? Hãy xem xét kỹ mình mong muốn điều gì ở tương lai.

Bước 5: Cần tìm hiểu nhiều nhất về những ngành nghề mà mình lựa chọn

Bước 6: Xác định năng lực học tập của bạn Bạn có thể dùng phối hợp một số cách sau:

– Căn cứ vào điểm học tập, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành bạn định theo học. Tìm hiểu điểm trúng tuyển của ngành nghề đó ở trường bạn muốn thi vào trong ba năm liên tiếp, từ đó so sánh với sức học của mình cho phép bạn xác định khả năng trúng tuyển của mình vào trường đó như thế nào. Lưu ý bạn rằng cùng một ngành học nhưng có thể thi đầu vào bằng nhiều khối khác nhau. Hãy chọn thi khối nào là sở trường của bạn.

– Giải thử đề thi đại học ba năm gần đây và so sánh điểm chuẩn với ngành học ở trường mà mình định thi vào để ước lượng năng lực, khả năng trúng tuyển của mình.

– Nhờ thầy/cô, người thân, bạn bè đánh giá, nhận xét.

Trên cơ sở đó bạn tự ước lượng và đánh giá năng lực bản thân, từ đó chọn ngành học, trường thi cho phù hợp với năng lực của mình.

Bước 7: Tìm hiểu thông tin để có cách học tập và tham gia kỳ thi phù hợp

Tìm hiểu các thông về kỳ thi tuyển sinh đại học, cách thức ra đề thi, cấu trúc đề thi, phương pháp học và làm bài thi hiệu quả, kinh nghiệm khi đi thi, dinh dưỡng cho kỳ thi… để đạt hiệu quả cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh.

Video về chia sẻ routine học tập hiệu quả

Có thể nhận định rằng, các khối D11, D12, D13, D14 có rất nhiều ngành cho thí sinh lựa chọn để theo học cũng như định hướng cho tương lai sau này. Hy vọng bài viết này có thể mang lại cho bạn cái nhìn khách quan hơn về 4 khối D này. Chúc các bạn có một kỳ thi đầy ý nghĩa.

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button