Phân tích bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Đề bài: Phân tích bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Phân tích bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
I. Dàn ý Phân tích bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Lí Bạch (những nét khái quát về tiểu sử, con người, các sáng tác tiêu biểu,…)
– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ,…)
2. Thân bài
a. Hai câu thơ đầu
– Khung cảnh của đêm trăng sáng:
+ “Sàng” với ý nghĩa đầu giường đã được tác giả sử dụng rất độc đáo, nó cho thấy vị trí của ánh trăng chiếu đang rất gần với tác giả.
+ “Minh” và “quang” cùng chung nét nghĩa là sáng đã nhấn mạnh, làm bật nổi độ sáng của ánh trăng trong đêm khuya.
+ Hình ảnh so sánh ánh trăng với sương trên mặt đất, tác giả đã vẽ nên một bức tranh tràn đầy ánh trăng, lung linh, huyền ảo.
– Nỗi niềm tâm trạng của nhà thơ: Thể hiện rõ nét qua từ “nghi”
+ Tâm trạng ngạc nhiên, ngỡ ngàng của tác giả.
+ Nỗi niềm trăn trở, ưu tư của nhà thơ.
→ Hai câu thơ mở đầu bài thơ vừa miêu tả khung cảnh đêm trăng sáng vừa thể hiện nỗi niềm tâm trạng của nhà thơ.
b. Hai câu thơ còn lại
– “Ngẩng đầu”: Hành động xuất hiện như một lẽ tự nhiên, tất yếu để nhà thơ kiểm nghiệm xem ngoài kia là sương hay trăng, ánh trăng kia là thật hay là ảo.
– “Cúi đầu”: “Cúi đầu” không phải để nhìn trăng hay nhìn sương thêm một lần nữa mà đấy là cái cúi đầu khi nghĩ về quê xa với biết bao nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương tha thiết.
→ Như vậy, với nghệ thuật đối lập, hai câu thơ kết thúc bài thơ đã thể hiện một cách rõ nét nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả
3. Kết bài
Khái quát những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ và nêu cảm nhận của bản thân.
II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Chuẩn)
Xem thêm : Hướng dẫn cách viết sổ Đoàn
Lí Bạch là một trong số những nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, ông đã để lại cho lớp lớp thế hệ sau với nhiều tác phẩm độc đáo và nhiều hình tượng thơ hấp dẫn. Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Tĩnh dạ tứ) là một trong số những sáng tác độc đáo, hấp dẫn, tiêu biểu cho hồn thơ Lí Bạch.
Có thể thấy, hai câu thơ mở đầu bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” tác giả Lí Bạch đã cho người đọc cảm nhận được khung cảnh của đêm trăng sáng cùng nỗi niềm tâm trạng của nhà thơ.
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
(Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương)
Trước hết, hai câu thơ đã vẽ nên khung cảnh của đêm trăng sáng. Đêm đã về khuya, cả màn không gian trở nên tĩnh lặng hơn bao giờ hết và để rồi, trong không gian ấy, ánh trăng chiếu tỏa muôn nơi và có lẽ chiếu sáng hơn cả vào đầu giường của tác giả. Chữ “sàng” với ý nghĩa đầu giường đã được tác giả sử dụng rất độc đáo, nó cho thấy vị trí của ánh trăng chiếu đang rất gần với tác giả và có tác động trực tiếp đến tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ. Thêm vào đó, với việc sử dụng hai từ ngữ “minh” và “quang” cùng chung nét nghĩa là sáng đã nhấn mạnh, làm bật nổi độ sáng của ánh trăng trong đêm khuya. Đặc biệt, với hình ảnh so sánh ánh trăng với sương trên mặt đất, tác giả đã vẽ nên một bức tranh tràn đầy ánh trăng, lung linh, huyền ảo, bồng bềnh như ở cõi tiên.
Không dừng lại ở miêu tả đêm trăng sáng, hai câu thơ còn cho thấy nỗi niềm tâm trạng của tác giả. Tâm trạng ấy được thể hiện rõ nét qua từ “nghi”, nó vừa cho thấy tâm trạng ngạc nhiên, ngỡ ngàng của tác giả vừa cho thấy nỗi niềm trăn trở, ưu tư của nhà thơ. Như vậy, hai câu thơ mở đầu bài thơ vừa miêu tả khung cảnh đêm trăng sáng vừa thể hiện nỗi niềm tâm trạng của nhà thơ.
Ánh trăng sáng, đẹp đẽ và huyền diệu đã có tác động trực tiếp đến nhà thơ và nó chính là nguyên cớ, là ngọn nguồn làm tác giả nhớ quê hương của mình. Và nỗi nhớ quê hương ấy được thể hiện rõ nét trong hai câu thơ còn lại của bài thơ.
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương.)
Xem thêm : Kimochi yamete là gì? – ý nghĩa và cách sử dụng kimochi yamete chuẩn văn hóa Nhật Bản
Hành động “ngẩng đầu” lên xuất hiện như một lẽ tự nhiên, tất yếu để nhà thơ kiểm nghiệm xem ngoài kia là sương hay trăng, ánh trăng kia là thật hay là ảo. Dường như, ở đây ánh mắt của nhà thơ đã có sự thay đổi, chuyển động từ trong ra ngoài, từ gần ra xa, từ chỗ chỉ nhìn thấy được ánh trăng đến chỗ có thể cảm nhận được cả vầng trăng ở xa trên bầu trời ngoài kia. Để rồi, khi nhìn ánh trăng và nhận thấy ánh trăng cũng cô đơn, lạc lõng như chính mình thì nhà thơ lại “cúi đầu”. Hành động “cúi đầu” của nhà thơ không phải là cái cúi đầu để nhìn trăng hay nhìn sương thêm một lần nữa mà đấy là cái cúi đầu khi nghĩ về quê xa với biết bao nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương tha thiết và sâu sắc. Như vậy, với nghệ thuật đối lập, hai câu thơ kết thúc bài thơ đã thể hiện một cách rõ nét nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả.
Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả cùng ngôn ngữ giản dị mà điêu luyện đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương tha thiết của một người xa quê trong đêm trăng thanh tĩnh.
———————-HẾT———————–
Cùng với bài Phân tích bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, các em học sinh có thể tham khảo thêm: Nỗi nhớ quê hương trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Tình yêu quê hương trong hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của nhà thơ Lí Bạch, Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu