Phân tích nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám
- Kiến thức bài Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi
- Bố họ Trần đặt tên con gái là gì cho đẹp? Gợi ý 100+ tên hay
- Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất hữu cơ theo mạch rây từ lá đến các bộ phận khác của cây?
- Văn mẫu Kề về ông ngoại của em lớp 6 hay nhất
- Ý nghĩa tên Trâm Anh – vừa xinh đẹp vừa thông minh, ai ai cũng quý
Đề bài: Phân tích nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám
Bạn đang xem: Phân tích nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám
Phân tích nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám
Bạn đang xem: Phân tích nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám
I. Dàn ý Phân tích nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu chung về truyện cổ tích.
– Sơ nét về truyện Tấm Cám, dẫn dắt giới thiệu nhân vật Cám.
2. Thân bài
* Hoàn cảnh nhân vật:
– Cám may mắn hơn Tấm khi sinh ra có cả bố và mẹ.
– Cám lại luôn được mẹ nuông chiều, yêu thương.
* Tính cách nhân vật:
– Cám- lười lao động, thích hưởng thụ:
+ Khi mẹ của Cám cùng sai hai chị em đi xúc tép thì Cám chỉ mải chơi.
+ Không chịu lao động nhưng lại muốn giành lấy giải thưởng của mẹ
Xem thêm : Cách ghi giấy khen theo Thông tư 22 Hướng dẫn ghi giấy khen Tiểu học
– Cám- cô gái mưu mô, toan tính và xảo quyệt:
+ Vờ quan tâm Tấm: “Chị Tấm ơi chị Tấm đầu chị lấm. Chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”.
+ Lợi dụng sự tin tưởng của Tấm, Cám đã trút hết tôm tép trong giỏ chị về trước nhận thưởng từ mẹ.
– Cám- cô gái ích kỉ và độc ác:
+ Cám ghen tỵ với sự hạnh phúc của chị khi thấy Tấm được vua yêu thương.
+ Âm mưu giết Tấm để cướp ngôi hoàng hậu.
+ Cám đã thừa cơ hội vào ngày giỗ cha, lợi dụng lòng tin và sự thật thà của Tấm, Cám đã cùng mẹ chặt gốc cây, trực tiếp giết Tấm.
+ Hại Tấm hết lần này đến lần khác
* Kết cục của nhân vật: Cám chết=> Hậu quả phải nhận.
* Ý nghĩa cái chết của Cám: Cám chết cũng là lúc cái ác bị tận diệt, cái thiện chiến thắng, lên ngôi.
3. Kết bài
– Bức thông điệp rút ra từ cuộc đời và số phận của nhân vật Cám.
– Liên hệ bản thân.
II. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám (Chuẩn)
Truyện cổ tích luôn giữ một có vị trí quan trọng trong văn học dân gian nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Đằng sau những chi tiết hư cấu, kì ảo, mỗi câu chuyện cổ tích đều gửi gắm bài học sâu sắc về đạo đức, ứng xử, lẽ công bằng trong xã hội. Một trong những truyện cổ tích nổi tiếng nhất có thể kể đến là truyện Tấm Cám. Trong truyện cổ tích Tấm Cám, ngoài nhân vật Tấm thảo hiền, xinh đẹp đại diện cho cái thiện, cái tốt thì còn có nhân vật Cám độc ác, tàn nhẫn, là đại diện tiêu biểu cho cái ác, cái xấu trong truyện.
Nhân vật Cám là em gái cùng cha khác mẹ của Tấm. Cám may mắn hơn Tấm khi sinh ra có đủ cả cha lẫn mẹ, có chị Tấm cũng nhường nhịn, yêu thương. Hơn thế, Cám còn được mẹ nuông chiều và luôn cho cô những điều tốt đẹp nhất. Sự may mắn trong hoàn cảnh không những không giúp Cám trở nên tốt đẹp, lương thiện mà lại làm nảy sinh sự ích kỉ, độc ác. Từng lời nói, hành động của Cám trong truyện đều khiến cho người đọc cảm thấy bất bình, giận dữ.
Đầu tiên, có thể thấy Cám là một người lười lao động. Có lẽ tính cách ấy cũng xuất phát từ sự nuông chiều của mẹ ruột. Khi mẹ của Cám sai hai chị em đi xúc tép thì Cám chỉ mải chơi, không chịu làm, đến lúc trời tối thì trong giỏ đựng của Cám vẫn trống không. Không chỉ lười lao động, Cám còn là cô gái mưu mô, toan tính và xảo quyệt. Để giành được phần thưởng là chiếc yếm đào của mẹ, Cám đã lừa Tấm để lấy hết tôm tép- thành quả một ngày lao động vất vả của nàng.
“Chị Tấm ơi chị Tấm đầu chị lấm.
Chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”.
Lời nói tưởng chừng như lời quan tâm nhưng thực chất lại là sự toan tính đầy lạnh lùng của Cám. Lợi dụng sự tin tưởng của Tấm, Cám đã trút hết tôm tép trong giỏ chị về trước nhận thưởng từ mẹ mà không quan tâm chị của mình sẽ đau khổ như nào khi biết giỏ tép đã bị mất. Hành động và lời nói của Cám vô cùng mâu thuẫn, sự quan tâm mà Cám dành cho Tấm là giả dối, điều đó càng tàn nhẫn hơn với một người vốn thiếu thốn tình yêu thương từ nhỏ như Tấm.
Khi Tấm may mắn gặp gỡ, được vua yêu thương và cưới làm hoàng hậu. Cám ghen tỵ với sự hạnh phúc của chị mình mà sinh lòng ghen ghét. m mưu giết Tấm để cướp ngôi hoàng hậu càng cho thấy Tấm độc ác và tham lam đến tột cùng. Không còn là giỏ tép, con tôm nữa mà đây là sinh mạng của một người, người đó lại là người thân của mình mà Cám tàn nhẫn ra tay thì càng ác độc biết bao. Cám đã thừa cơ hội vào ngày giỗ cha, Tấm trở về báo hiếu để thực hiện âm mưu nhẫn tâm ấy. Lợi dụng lòng tin và sự thật thà của Tấm, Cám cùng mẹ chặt gốc cây cau khiến nàng ngã xuống ao mà chết. Hành động vô nhân tính của Cám thật đáng lên án. Lúc này đây, không còn là cuộc chiến trong một gia đình nữa mà là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, giữa cái lớn lao và cái thấp hèn trong xã hội.
Sau khi Tấm chết, nàng mới hiểu rõ hơn tâm địa độc ác của mẹ con Cám, cô đã thành chim vàng anh để cảnh báo:
Xem thêm : Đường tròn có bao nhiêu trục đối xứng? Trục đối xứng của đường tròn là gì?
“Giặt áo chồng tao
Thì giặt cho sạch
Phơi áo chồng tao
Phơi lao, phơi sào
Đừng phơi nạp rào
Rách áo chồng tao”
Trước lời cảnh báo của vàng anh, Cám nhận ra đó là linh hồn Tấm trở về, quyết giết chim, hại Tấm thêm lần nữa. Tấm chết hóa thành khung cửi, cây xoan đào, thế nhưng, hết lần này đến lần khác, Cám vẫn không buông tha nàng mà quyết tâm hủy diệt tất cả sự hồi sinh của Tấm. Tội ác chồng chất, chưa một lần Cám nhìn lại chính mình, những lời mình đã nói, những việc mình đã làm mà ân hận hay mặc cảm tội lỗi.
Dân gian xưa có câu “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác ” quả không sai, cuối cùng Cám phải trả giá đắt cho tội ác của mình. Khi Tấm mạnh mẽ vùng đậy, đấu tranh để đòi lại cái thuộc về mình cũng là lúc mẹ con Cám bị trừng trị đích đáng, cái chết xảy đến là cái mà Cám đáng được nhận. Cám chết cũng là lúc cái ác bị tận diệt, cái thiện chiến thắng, lên ngôi.
Qua nhân vật Cám, tác giả dân gian đã gửi đến mỗi chúng ta bức thông điệp sâu sắc: Sống phải biết yêu thương, bao dung và giúp đỡ người khác, trân quý tình thân và trân trọng những gì mình đang có. Đừng vì sự ích kỉ, tham lam của bản thân mà làm hại đến người khác. Hãy yêu thương nhau khi còn có thể, đặc biệt là với những người thân trong gia đình mình, bởi:
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”.
—————–HẾT——————-
Mỗi hình tượng nhân vật đều góp phần phản ánh giá trị tư tưởng và thông điệp mà người sáng tạo gửi gắm tới người đọc, nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám là điển hình cho câu nói “Ác giả ác báo”, “gieo gió gặp bão”. Các em cùng tham khảo thêm các bài viết hay về truyện Tấm Cám để đúc kết những kinh nghiệm làm văn quý giá nhé: Phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám, Phân tích cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của Tấm trong truyện Tấm Cám, Phân tích các hình thức biến hoá của Tấm trong truyện Tấm Cám, Bản chất mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu