Dàn ý suy nghĩ về câu nói: Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc
I. Dàn ý Suy nghĩ về câu nói Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc
1. Mở bài
Dẫn dắt, trích dẫn câu nói và nêu vấn đề về “học vấn” và quê hương, Tổ quốc
Bạn đang xem: Dàn ý suy nghĩ về câu nói: Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc
2. Thân bài
a, Giải thích
– “Học vấn” là kho tàng tinh hoa của nhân loại, được tiếp thu qua quá trình học tập, rèn luyện
– “Học vấn không có quê hương”: Tri thức của nhân loại được tích lũy qua nhiều thời kỳ, từ khắp mọi nơi trên thế giới, không có khởi nguồn cũng không có kết thúc. Tri thức là vô cùng vô tận, việc học là quá trình lâu dài, không giới hạn phạm vi không gian hay thời gian.
– “Tổ quốc”: Là quê hương, là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, là duy nhất trong cuộc đời mỗi người
– “Nhưng người học phải có Tổ quốc”: Nhắc nhở về vị trí và vai trò của quê hương, Tổ quốc
=> Câu nói nhắc nhở chúng ta vừa cố gắng học tập, nâng cao năng lực bản thân, vừa phải cống hiến cho quê hương, đất nước
Bạn đang xem: Dàn ý suy nghĩ về câu nói: Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc
Xem thêm : Tiểu sử nhà văn Nguyễn Tuân
b, Bình luận
– Đánh giá tính đúng đắn của câu nói, từ đó nêu luận điểm và dẫn chứng để minh họa cho suy nghĩ của bản thân
– Học vấn không có quê hương
* Vốn tri thức của nhân loại là bao la vô tận
* Con đường học tập không phải ngày một ngày hai là có thể hoàn thành
* Cùng một lĩnh vực, chúng ta có thể lựa chọn ở rất nhiều môi trường khác nhau
* Lấy ví dụ
– Nhưng người học phải có Tổ quốc
* Ai cũng có quê hương, Tổ quốc và chỉ có một
* Vai trò và ý nghĩa của Tổ quốc
* Bình luận vì sao cần ghi nhớ cội nguồn
* Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh, những kiều bào nước ngoài, du học sinh…
c, Đánh giá
Đánh giá lại ý nghĩa câu nói
3. Kết bài
Kết luận và nêu ra bài học cho bản thân về học tập, cống hiến cho Tổ quốc
II. Bài văn mẫu Suy nghĩ về câu nói Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc
Xuyên suốt chiều dài lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, tình yêu nước luôn là tình cảm tốt đẹp mà cha ông ta đời đời ngợi ca, nhắc nhở. Có rất nhiều câu chuyện, có rất nhiều bài thơ và rất nhiều câu nói gợi nhắc về tình cảm thiêng liêng cao quý đó. Tuy nhiên, câu nói của nhà bác học Louis Pasteur “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc” đã thực sự gợi lên cho chúng ta nhiều suy nghĩ sâu xa.
Trong câu nói của mình, L.Pasteur đã nhắc đến “Học vấn” “quê hương” và “Tổ quốc”. Học vấn là những kiến thức mà con người có thể tiếp thu được qua quá trình học tập và rèn luyện từ nhiều nguồn khác nhau. Nó thực chất là những giá trị tri thức, tinh thần được nhân loại tích lũy từ thuở sơ khai đến thời điểm hiện tại. “Tổ quốc” là quê hương, đất nước, là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, nơi ấy có gia đình và những người thân yêu nhất của chúng ta. “Học vấn” và “Tổ quốc” đều giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi người, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và tương lai…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Suy nghĩ về câu nói Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc tại đây.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu