Tra Cứu

Phần tự luận | SBT Lịch sử 10 kết nối tri thức

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm) Hãy phân tích chức năng, nhiệm vụ của Sử học.

Câu 2 (2,0 điểm) Nêu và phân tích vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên. Ở địa phương em đang học tập, sinh sống có di sản văn hoá, di sản thiên nhiên nào? Đề xuất biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên đó.

Câu 1 (2,0 điểm) Hãy phân tích chức năng, nhiệm vụ của Sử học.

— Chức năng của Sử học

Khoa học: Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ. Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện quy luật vận động và phát triển của lịch sử.

Xã hội: Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

— Nhiệm vụ của Sử học

Nhận thức: Cung cấp tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.

Giáo dục: Góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau, góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đât nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái….

Dự báo: Thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm…

Sử học góp phần dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại,…

Câu 2 (2,0 điểm) Nêu và phân tích vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên. Ở địa phương em đang học tập, sinh sống có di sản văn hoá nào? Đề xuất biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên đó.

— Vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên:

Công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hủi,… di sản là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia.

Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tổn di sản là phải đảm bảo tính nguyên trạng, phải giữ cho được “yếu tố gốc cấu thành di tích”, hay phải đảm bảo “tính xác thực”, “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật” của di sản, dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học.

Việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của Sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng.

Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tổn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững.

— Ở địa phương em đang học tập, sinh sống có di sản văn hoá nào? Đề xuất biện pháp đề bảo tổn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên đó.

Gợi ý: Em hãy chọn một di sản văn hoá ở nơi mình học tập, sinh sống và đề xuất các biện pháp bảo tổn và phát huy giá trị di sản như: tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè người thân về giá trị của di sản và cần bảo vệ; sửa sang, vệ sinh di sản, kêu gọi ủng hộ quỹ tu bỏ,…

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button