Tra Cứu

Sơ đồ tư duy Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

Tham khảo sơ đồ tư duy Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm dưới đây do thcs Hồng Thái biên soạn để nắm được kiến thức về tác phẩm này một cách đầy đủ và khoa học, qua đó dễ dàng tiếp thu và vận dụng làm các dạng bài tập.

***

Giới thiệu chung về Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đất nước

I. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm

– Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943

Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

– Quê quán: thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điềm, tỉnh Thừa Thiên-Huế trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng

– Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam

– Sau khi tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên thành phố, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ..

– Sau ngày thống nhất đất nước, ông tiếp tục hoạt động chính trị và văn nghệ ở Thừa Thiên – Huế

– Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

– Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước

– Tác phẩm chính: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Cõi lặng

– Phong cách thơ: sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người tri thức về đất nước, con người Việt Na

II. Bài thơ Đất nước

1. Hoàn cảnh ra đời

– Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị – Thiên, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông, đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường dấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.

– Đoạn trích “Đất nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca

2. Bố cục (2 phần)

Phần 1 (từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời”): Đất nước bình dị, gần gũi được cảm nhận từ nhiều phương diện của đời sống

Phần 2 (còn lại): Tư tưởng đất nước của nhân dân

3. Giá trị nội dung

Đoạn trích thể hiện những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều phương diện: lịch sử, địa lí, văn hóa… Tư tưởng trọng tâm, bao trùm toàn bộ bài thơ là tư tưởng “Đất nước của nhân dân”

4. Giá trị nghệ thuật

– Giọng thơ trữ tình, chính trị, cảm xúc sâu lắng, thiết tha

– Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo

>> Có thể bạn cần: Kiến thức bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

Sơ đồ tư duy Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

Luận điểm 1: Cảm nhận về đất nước từ nhiều phương diện: lịch sử, văn hóa, chiều sâu của không gian, chiều dài của thời gian.

Luận điểm 2: Tư tưởng cốt lõi Đất nước của Nhân dân.

Xem chi tiết: Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Sơ đồ tư duy tư tưởng đất nước của nhân dân

Luận điểm 1: Đất Nước của Nhân dân được thể hiện trong chiều dài thời gian lịch sử

Luận điểm 2: Đất Nước của Nhân dân được thể hiện trong chiều rộng của không gian địa lí

Luận điểm 3: Đất Nước của Nhân dân được thể hiện trong chiều sâu văn hóa

Sơ đồ tư duy tư tưởng đất nước của nhân dân trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Xem thêm: Phân tích tư tưởng Đất nước của nhân dân trong bài Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Sơ đồ tư duy cảm nhận 9 câu thơ đầu của bài thơ Đất nước

Luận điểm 1: Đất nước có từ bao giờ?

Luận điểm 2:

Quá trình hình thành Đất nước?

Sơ đồ tư duy cảm nhận 9 câu thơ đầu của bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Xem thêm: Cảm nhận 9 câu thơ đầu của bài thơ Đất nước

****

Trên đây là sơ đồ tư duy Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm do thcs Hồng Thái biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 12 được cập nhật đầy đủ tại thcs Hồng Thái em nhé. Chúc các em luôn học tốt.

Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm, hệ thống kiến thức về bài thơ Đất nước ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 12 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.

Đăng bởi: thcs Hồng Thái

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button