Trạng lường là ai? Vì sao lại gọi là Trạng Lường
- Phân tích bài thơ Tôi yêu em của Puskin
- Em hãy tìm hiểu và cho biết vì sao một số nguyên tố hoá học có kí hiệu không chứa chữ cái đầu tiên trong tên gọi của chúng. Ví dụ: kí hiệu hoá học của nguyên tố sodium (natri) là Na.
- Học Ielts 5.0 mất bao lâu? Có khó không
- Bài 4 trang 11 SGK Ngữ văn 9 tập 1
- Digipack là gì? Digipack CD là gì? Các loại Digipack? Chọn CD Digipak hay CD Jewel Case?
Trạng Lường là cái tên quen thuộc của người dân Việt Nam, là một danh xưng đặt cho quan trạng toán đa tài của đất Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chính xác Trạng Lường là ai. Sau đây, trường thcs Hồng Thái cùng với các bạn tìm hiểu Trạng lường là ai? Vì sao lại gọi là Trạng Lường.
Bạn đang xem: Trạng lường là ai? Vì sao lại gọi là Trạng Lường
Trạng Lường là ai?
Lương Thế Vinh (còn gọi là Trạng Lường, tên hiệu Thụy Hiên) sinh ngày 17/08/1441, trong một gia đình nông dân tại trấn Sơn Nam (nay là Nam Định). Ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng học rộng, tài cao, tự biết mài mò, sáng tạo nhiều trò chơi cũng như là cách có thể câu được nhiều cá bắt được nhiều chim, được người xa gần gọi là “Thần đồng”. Ông là một nhà toán học, Phật học, và chính trị gia thời Lê sơ. Ông đỗ trạng nguyên dưới triều Lê Thánh Tông và làm quan tại viện Hàn Lâm. Ông được biết đến nhiều nhất bởi các tác phẩm do ông biên soạn ở các lĩnh vực toán học, văn hóa và Phật giáo. Ông cũng còn được biết đến là một trong 28 nhà thơ của hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông lập năm 1495. Nhờ khả năng về toán học và đo lường mà sau này ông được nhân dân gọi tên là Trạng Lường khi đỗ trạng nguyên.
Truyền thuyết về sự ra đời của Lương Thế Vinh
Dân gian xứ Sơn Nam còn lưu truyền hai giai thoại về sự ra đời của Lương Thế Vinh. Tương truyền, Quang Thục thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao lúc mang thai vua Lê Thánh Tông nằm mơ được lên thiên đình. Bà thấy Thượng đế sai tiên đồng giáng xuống làm vua nước Nam, tiên đồng xin thêm một bề tôi giỏi để phù giúp. Thượng đế chỉ định một viên tướng nhưng vị tướng đó từ chối, Thượng đế nổi giận ấn mạnh vào vai và bắt phải nhận lệnh.
Sau khi Lê Thánh Tông lên ngôi, Thái hậu kể lại cho vua giấc mộng lạ. Đến khoa thi Quý Mùi (1463) Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên, lúc vào yết kiến, vua thấy vai ông bị lệch, bèn đem chuyện này kể với Thái hậu.
Thái hậu cho gọi Lương Thế Vinh vào xem mặt thì thấy đúng là người đã gặp trong mộng. Bà vui mừng nói với vua, đây chính là vị bề tôi mà Thượng đế cử xuống. Từ đó, Lê Thánh Tông rất mực tin dùng, coi trọng tài năng của Lương Thế Vinh.
Câu chuyện thứ hai được ghi lại trong cuốn Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Quý Đôn còn ly kỳ hơn, cho rằng Lương Thế Vinh là sao Văn Khúc từ trên trời giáng xuống nước Nam.
Vị trạng nguyên đa tài
Sau khi đỗ đạt, Lương Thế Vinh ra làm quan 32 năm, nổi tiếng thanh liêm, chính trực. Ông làm ở Viện hàn lâm, thăng đến chức Hàn lâm thị đứng đầu Viện hàn lâm.
Khi làm quan, Lương Thế Vinh đã nhận định về tình hình quan chức và nhấn mạnh: Việc yên hay loạn là do các quan. Ông cũng đề xuất với nhà vua, cần khảo tích xem rõ đúng sai, nắm chắc các quan, đã nắm chắc các quan thì chính sự không thể sai lầm, tệ xấu bỏ được, tất dân được nhờ.
Lương Thế Vinh nổi tiếng với tài năng toán học. Ông đã biên soạn cuốn sách Đại thành Toán pháp, được xem là cuốn sách giáo khoa toán đầu tiên ở nước ta. Thời Lương Thế Vinh, các công cụ tính toán ở Việt Nam rất nghèo nàn, thô sơ. Thời đó, mọi người chủ yếu tính toán bằng cách “bấm đốt ngón tay”, hoặc dùng sợi dây với những nút thắt làm công cụ đếm. Ông đã sáng chế ra bàn tính gẩy cho người Việt, lúc đầu làm bằng đất rồi bằng trúc, bằng gỗ, sơn màu khác nhau, đẹp và dễ tính, dễ nhớ.
Thú vị hơn là, nhà toán học Alexei Volko đã sử dụng ngôn ngữ toán học hiện đại để diễn giải các phép toán trong Đại thành toán pháp. Theo đó, Đại thành toán pháp có bao gồm các phép toán, thuật giải và kết quả số. Nội dung các bài toán bao gồm, bình phân và sai phân, tính diện tích thể tích, tam giác đồng dạng…
Ngoài việc nổi danh là nhà toán học, ông cũng nổi tiếng là nhà nghiên cứu tôn giáo, nghệ thuật với nhiều tác phẩm giá trị như Hý phường phả lục (nghiên cứu về Chèo), Thiền môn khoa giáo (còn gọi là Thích điển Giáo khoa).
Trạng nguyên Lương Thế Vinh mất tại quê nhà ngày 26/8 năm Bính Thìn (1496), thọ 55 tuổi. Khi ông qua đời, vua Lê Thánh Tông rất thương tiếc và đã viết một bài thơ khóc Trạng:
Chiếu thư thượng đế xuống đêm qua
Gióng khách chương đài kiếp tại nhà
Cẩm tú mấy hàng về động ngọc
Thánh hiền ba chén ướt hồn hoa
Khí thiên đã lại thu sơn nhạc
Danh lạ còn truyền để quốc gia
Khuất ngón tay than tài cái thế
Lấy ai làm Trạng nước Nam ta
Vị quan thanh liêm và cứng rắn
Trong quá trình làm quan, Lương Thế Vinh đã nhận định về tình hình quan chức và nhấn mạnh: việc yên hay loạn là do các quan. Cũng từ đó, Lương Thế Vinh đề xuất với nhà vua cần phải khảo tích xem rõ đúng sai, nắm chắc các quan, đã nắm chắc các quan thì chính sự không thể sai lầm, dân sẽ được nhờ. Năm Đinh Hợi (1467), thời vua Lê Thánh Tông mới bước vào quan trường, quan Hàn lâm Lương Thế Vinh đã ba lần dâng sớ tố cáo bọn ăn hối lộ, bọn cậy quyền cậy thế. Tháng Giêng, năm Đinh Hợi (1467), Lương Thế Vinh thấy giám sát Ngự sở nhận tiền hối lộ để dung túng những tội ác, ông đã tâu lên nhà vua, Lê Thánh Tông hạ lệnh bắt giam người đó.
tiểu sử lương thế vinh |
Xem thêm : Mệnh đề là gì? Mệnh đề chứa biến là gì? Các loại mệnh đề cần ghi nhớ
Vào tháng ba, Lương Thế Vinh lại phát hiện chỉ huy sứ vệ Vũ Lâm là Lê Tông Vĩnh khai mang tung tích để được thăng thưởng, nhà vua đã cắt chức Lê Tông Vĩnh. Cũng trong tháng này, Lương Thế Vinh lại dâng sớ tố Trấn điện tướng quân Bùi Huấn về tội rối loạn nhân luân coi thường lễ giáo, ruồng bỏ vợ, làm vợ ốm chết để lấy người khác trẻ đẹp hơn khiến nhà vua phải đưa ra pháp tu xét xử trị tội, làm gương cho người khác. Thậm chí ngay cả khi từ quan về ở ẩn, ông vẫn khiến cho nhiều tên quan lại hách dịch phải kinh sợ. Theo lời truyền tụng, một hôm ông đang đàm đạo cùng một số bô lão trong một quán nước, thì được tin quan huyện Thiên bảng sắp đi qua. Quan huyện vốn có tính hống hách hay quát nạt dân, Lương Thế Vinh nảy ra một ý bèn bảo các cụ đi, một mình ông ngồi lại.
Đến quán nước, bọn lính thấy ông một mình, bắt ông phải ra khiêng cáng. Ông bình thản ra khiêng cáng không nói năng gì. Khiêng được một dặm đường, khi ra khỏi làng gặp một người đi chợi về, ông vội gọi to: Này bác, bác về qua Vân Cát báo hộ với quan Thám hoa sang thay tôi khiêng cáng cho quan huyện – vị Thám hoa làng Vân Cát chính là học trò Lương Thế Vinh đậu khoa Mậu Tuất, đời Hồng Đức (1478). Quan huyện đang mơ màng trên võng, nghe ông nói thế, biết rằng ông chính là quan trạng Lương Thế Vinh, vội nhảy từ trên cáng xuống đất, dập đầu xin tha tôi. Lương Thế Vinh nghiêm khắc răng dạy, từ nay về sau không được hành hạ người dân như thế này nữa. Quan huyện lạy tạ mời ông ngồi lên cáng tự mình khiêng cáng ông về nhà. Lương Thế Vinh xua tay từ chối.
Về vấn đề khoa cử năm Bính Ngọ, thời Hồng Đức thứ 12 (1486), Lương Thế Vinh đã dâng sớ tâu vua chấn chỉnh lại việc tổ chức khoa cử. Lúc đó các quan viên thư lại tuy chưa đổ kì thi Hương đã được vào thi Hội dẫn đến tình trạng có người không học đến nơi đến chốn vẫn tìm cách đỗ đạt. Vua Lê Thánh Tông đã ra sắc chỉ, quan viên ai muốn theo đuổi khoa cử, nhất thiết phải qua phủ huyện sát hạch như lệ thường dân, thi Hương đậu mới cho vào thi Hội. Từ đó việc thi cử mới trở lại nghiêm chỉnh, chọn được nhiều người hiền tài cho đất nước.
Lương Thế vinh vẫn được người đời quen gọi là Trạng Lường. Lí do là vì ngay từ nhỏ, ông đã tỏ ra rất giỏi trong việc đo lường. Khi đỗ đạt ra làm việc quan, ông đã viết cuốn sách nhan đề “Đại thành toán pháp” nhằm tổng kết kiến thức tính toán của thời đó và cả những phát minh của chính bản thân ông. Lương Thế Vinh đã viết đề tựa, nêu mục đích của cuốn sách như sau:
“ Trước thời cho biết cách đo lường
Tính toán bình phân ở cửu chương
Thông hay mọi nhẽ điều vinh hiển
Học lấy cho tinh giúp thánh vương!”
Tương truyền rằng thuở còn nhỏ, một lần Lương Thế Vinh cùng chúng bạn ngồi hóng mát dưới một gốc cây cổ thụ. Cả bọn thách đố nhau làm thế nào để biết được cây cao – thấp. Một số cho rằng chỉ có cách là trèo lên ngọn cây, rồi dùng dây thòng xuống đất mà đo. Riêng Lương Thế Vinh cho rằng không cần trèo, đứng dưới đất vẫn có thể đo được. Cậu lấy chiếc gậy cầm ở tay đo xem dài ngắn bao nhiêu, đoạn dựng gậy lên mặt đất và đo chiều dài bóng gậy. Tiếp đến cậu đo bóng cây và sau một lát nhẩm tính, cậu đã tìm được chiều cao của cây. Bọn trẻ không tin bèn dùng thừng nối lại, buộc hòn đá phía dưới, rồi trèo lên tít ngọn cây dong thừng xuống đất để đo. Kết quả, đúng như Vinh đã tính.
Ngày nay, cách tính chiều cao của cây mà Lương Thế Vinh đã áp dụng, chắc chắn các bạn học sinh chúng ta không lấy gì làm lạ. Nhưng cách đây gần 5 thế kỉ, khi ở châu Âu số người hiểu được định lí Pitago về cạnh tam giác vuông chỉ mới đếm trên đầu ngón tay, thì việc Lương Thế Vinh tìm ra được tỉ lệ chiều cao của cây và chiều cao của chiếc gậy bằng tỉ lệ bóng của chúng trên mặt đất, là một sáng tạo, thể hiện nước ta ở thế kỉ XV đã có nhà toán học đầy tài năng.
Khi đến tuổi trưởng thành, có lần Lương Thế Vinh đến một khúc sông, thấy mấy người đang bàn tính nhau tìm cách đo chiều rộng của con sông để bắc cầu. Hôm đó nước sông rất to và chảy xiết, nên không thể bơi qua. Lương Thế Vinh bèn góp ý:
– Không cần sang sông làm gì. Các ông tìm cho tôi mấy cái cọc, tôi sẽ đo giúp.
Lúc đầu mấy người tưởng ông nói đùa, không tin. Nhưng chỉ sau một lúc đóng cọc, ngắm nghía và tính toán, ông đã cho họ biết khúc sông rộng bao nhiêu thước. Thì ra từ thời đó, Lương Thế Vinh đã biết đến kiến thức về tam giác đồng dạng…
Lại một lần khác, đoàn sứ bộ nhà Minh sang nước ta. Vua Lê Thánh Tông cử trạng nguyên Lương Thế Vinh đón tiếp. Trưởng đoàn sứ Minh vốn nghe tiếng trạng nguyên Việt chẳng những nổi tiếng văn chương, mà còn có trí thức uyên bác về khoa học, bèn hỏi:
– Có phải ông là người làm sách “Đại thành toán pháp”?
Lương Thế Vinh tỏ vẻ khiêm tốn, đáp:
– Vâng, đúng vậy!
Nhân lúc đó có con voi đang kéo gỗ dưới sông lên, sứ Tàu bèn thách:
– Vậy quan trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không?
– Được ạ!
Dứt lời, Lương Thế Vinh lấy chiếc cân, xăm xăm đi ra phía sông để cân voi.
Xem thêm : Nghe – viết: Hai Bà Trưng (từ Giáo lao, cung nỏ… đến hết). | SBT Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo
Sứ Tàu phì cười, nói:
– Xem chiếc cân quan trạng chỉ đủ cân được cái đuôi voi thôi!”
– Thì chia nhỏ voi ra nhiều phần để cân.
Lương Thế Vinh trả lời, tỉnh khô.
Vị chánh sứ Tàu lại châm chọc:
– Ông định mổ thịt voi chắc? Nhớ phần tôi miếng gan nhé!
Lương Thế Vinh không trả lời. Ông sai lính dắt voi xuống chiếc thuyền bỏ không buộc lên bờ. Voi nặng, thuyền đắm sâu xuống nước. Ông lại sai đánh dấu mép nước bên mạn thuyền, rồi dắt voi lên. Đoạn ông ra lệnh cho quân lính khuân đá bỏ vào thuyền, cho đến khi thuyền đắm ngang mực nước đã đánh dấu thì thôi. Thế rồi trạng cho bắc cân cân hết số đá trong thuyền và bảo với sứ Minh:
– Đây, con voi ông chỉ, nặng chừng này cân!
Viên sứ Tàu tuy trong bụng đã phục lăn, nhưng bề ngoài vẫn làm vẻ chưa tin, muốn thử tài trạng thêm, bèn xé một tờ giấy bản trong cuốn sách dày và đưa cho trạng một chiếc thước, nhờ đo xem tờ giấy dày bao nhiêu.
Tình huống đặt ra thật khó xử. Tờ giấy quá mỏng, mà các nấc chia trên thước vừa lớn, lại không rõ. Nhưng với trí tuệ linh hoạt, Lương Thế Vinh đã nghĩ ngay được cách đo. Ông mượn viên sứ Tàu quyển sách, lấy thước đo chiều dày cả quyển, rồi chia cho số tờ và tìm ra đáp số, trước con mắt thán phục của sứ bộ nhà Minh.
Video về Trạng lường là ai? Vì sao lại gọi là Trạng Lường
Kết luận
Bài viết đã cung cấp đến các bạn câu trả lời cho câu hỏi Trạng lường là ai? Vì sao lại gọi là Trạng Lường, Trạng Lường là một trong những nhà Toán học hiếm hoi của Việt Nam. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Tổng hợp
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu