Tra Cứu

Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả giống vật nuôi bản địa? | SBT công nghệ 7 cánh diều

Câu 12. Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả giống vật nuôi bản địa?

A. Con vật dễ nuôi, chịu được kham khổ.

B. Con vật nhanh lớn, cho năng suất cao.

C. Sản phẩm thường thơm ngon, vì vậy một số giống được nuôi làm đặc sản.

D. Con vật dễ thích nghi với điều kiện môi trường địa phương.

Câu 13. Có mấy phương thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 14. Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả phương thức nuôi chăn thả tự do?

A. Con vật có thể đi lại tự do, tự kiếm thức ăn.

B. Có mức đầu tư thấp, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên.

C. Cho năng suất thấp và khó kiểm soát dịch bệnh.

D. Con vật được nuôi trong chuồng kết hợp với chăn thả.

Câu 15. Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả phương thức nuôi công nghiệp (nuôi nhốt)?

A. Con vật được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng trại, chỉ ăn các loại thức ăn do con người cung cấp.

B. Cho năng suất cao, chủ động kiểm soát được dịch bệnh.

C. Cần mức đầu tư cao.

D. Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn sẵn có ở địa phương.

Câu 16. Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả phương thức nuôi bán công nghiệp (bán chăn thả)?

A. Là dạng kết hợp của nuôi chăn thả tự do và nuôi công nghiệp.

B. Là phương thức chăn nuôi chỉ áp dụng cho gia súc.

C. Là phương thức chăn nuôi chỉ áp dụng cho gia cầm.

D. Là phương thức chăn nuôi ghép nhiều loại gia súc, gia cầm.

Câu 17. Nghề nào dưới đây có liên quan trực tiếp đến chăn nuôi? (Hãy đánh dấu x vào trước ý trả lời đúng; có thể chọn nhiều đáp án).

1. Nghề chăn nuôi

2. Nghề sản xuất phân bón

3. Nghề chọn tạo giống vật nuôi

4. Nghề sản xuất thức ăn chăn nuôi

5. Nghề kinh doanh thức ăn chăn nuôi

6. Nghề kinh doanh thuốc thú y

7. Nghề làm vườn

8. Nghề thú y

Câu 18. Bạn Sơn thích nuôi dưỡng và chăm sóc động vật. Sơn ước mơ sau này sẽ làm một nghề nào đó góp phần tạo ra nhiều thực phẩm cho con người. Theo em, bạn Sơn phù hợp với nghề nào trong chăn nuôi? Vì sao?

Câu 19. Bạn Ngọc yêu động vật và ước mơ sau này sẽ làm một nghề mà thực hiện việc phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh cho động vật. Theo em, bạn Ngọc phù hợp với nghề nào? Vì sao?

Câu 20. Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả chăn nuôi thông minh?

A. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và tính bền vững trong chăn nuôi; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.

B. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.

C. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.

D. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm giảm chi phí nhân công; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.

Câu 12. (B)

Câu 13. (B)

Câu 14. (D)

Câu 15. (D)

Câu 17. Nghề có liên quan trực tiếp đến chăn nuôi:

1. Nghề chăn nuôi,

Câu 16. (A)

3. Nghề chọn tạo giống vật nuôi, 4. Nghề sản xuất thức ăn chăn nuôi, 5. Nghề kinh doanh thức ăn chăn nuôi, 6. Nghề kinh doanh thuốc thú y,

8. Nghề thú y.

Câu 18. Bạn Sơn phù hợp với nghề chăn nuôi vì sở thích và ước mơ của bạn rất gần với yêu cầu và vai trò của nghề này.

Câu 19. Bạn Ngọc phù hợp với nghề thú y vì sở thích và ước mơ của bạn rất gần với yêu cầu và lĩnh vực chuyên môn của nghề này.

Câu 20. (A)

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button