Đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi
Cùng thcs Hồng Thái tìm hiểu một số đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi.
Bạn đang xem: Đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi
Đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi – Đề số 1
Đọc hiểu văn bản Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê.
Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đôi, đi đêh đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiêu rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.
Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phả bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.
Đơn vị chăm chúng tôi ra trò. Có gì lại bảo “Để cho bọn trinh sát, chúng nó ở trên đó vắng”.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 1: Những nhân vật trong đoạn trích được gọi vói những cái tên khác nhau. Hãy chỉ ra những tên gọi đó.
Câu 2: Chỉ ra phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên. Những biểu hiện nào khiến anh (chị) nhận ra phong cách ngôn ngữ đó.
Câu 3: Giải thích ý nghĩa của các cụm từ sau: “cao điểm”, “han gỉ”.
Câu 4: Vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung phong được tác giả thể hiện như thế nào?
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CHI TIẾT
Câu 1: Các cô gái mở đường được gọi bằng những từ ngữ sau: ba cô gái, tổ trinh sát mặt đường, những con quỷ mắt đen, bọn trinh sát.
Câu 2: Đoạn trích được viết bằng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, điều này thể hiện ỏ tính cá thể, tính truyền cảm và tính hình tượng có trong ngôn ngữ của nhà văn.
Câu 3: Học sinh giải thích được các từ như sau: “cao điểm” là địa điểm quan trọng, là nơi tập trung bắn phá của máy bay địch, là nơi các cô gái thực hiện nhiệm vụ. “han gỉ” là tình trạng hư hỏng của các vật bằng kim loại ở trong những điều kiện ẩm ướt, trong đoạn trích là những thùng xăng hoặc thành ô tô.
Câu 4: Đoạn trích viết vê cuộc sống chiến đấu của tổ trinh sát mặt đường trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mỹ. Tổ trinh sát mặt đường gồm có ba cô thanh niên xung phong ở trong mọt hang dưới chân cao điểm. Ở đó, máy bay giặc Mĩ đánh phá dữ dội. Đường bị đánh “lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn”. Tưởng như sự sống bị hủy diệt: “không có lá xanh” hai bên đường, “thân cây bị tước khô cháy”.
Có biết bao thương tích vì bom đạn giặc: những cây rễ nằm lăn lóc, ngổn ngang những hòn đá to, một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất. Công việc của họ vô cùng nguy hiểm và gian khổ. Khi có bom nổ thì chạy đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ, phá bom.Cùng chung một tổ, cùng trải qua cuộc sống đầy những khó khăn, hiểm nghèo, họ đã trở thành những con người dũng cảm, can trường, coi những việc đếm bom, phá bom… chỉ là những công việc bình thường hàng ngày. Đó là những người có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, trở thành những nét đẹp sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí những người con sau này được sống trong hòa bình, hạnh phúc.
Học sinh cần chỉ ra đầy đủ những ý cơ bản như trên thì mới cho điểm tối đa. Ngoài ra có thể đưa ra những kiến giải riêng của minh, giáo viên vẫn cho điểm khuyến khích nếu kiến giải đó chính xác, hợp lí.
……………………………….
Đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi – Đề số 2
Phần I
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
“Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.”
(Trích Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)
Câu 1: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Trong đoạn trích, tác giả miêu tả nhân vật ấy đang làm công việc gì? Qua công việc đó, nhân vật đã bộc lộ những vẻ đẹp phẩm chất nào?
Câu 2: Nhận xét về cách sử dụng các kiểu câu trong đoạn trích và nêu hiệu quả sử dụng các kiểu câu này trong việc biểu đạt nội dung?
Câu 3: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật “tôi” trong lần đi làm nhiệm vụ được nhắc đến qua đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và khởi ngữ. (Gạch chân và chú thích rõ)
Câu 4: Kể tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 cùng đề tài với truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”? Ghi rõ tên tác giả.
Phần II
“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là một trong những tác phẩm thành công viết về những nữ thanh niên xung phong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta đang diễn ra ác liệt, nhất là trên tuyến đường Trường Sơn. Trong tác phẩm có đoạn:
“Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị. Nhưng chị vùng ra, mắt mở to, mờ trắmg đi như không còn sự sống. Sao vậy? Tôi không hiểu. Chị kéo luôn tay tôi, sà xuống mô đất. Vâng, một mô đất nhỏ, hơi dài, phủ đầy thuốc bom màu xám.”
Câu 1. Đoạn văn trên và tác phẩm được kể bằng lời của nhân vật nào? Nêu hiệu quả của cách chọn vai kể ấy.
Câu 2. Chỉ ra một câu ghép và nêu rõ cấu tạo ngữ pháp của câu ghép đó.
Câu 3. Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn.
Câu 4. Trong không khí cả nước hân hoan kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, càng trân trọng, ngưỡng mộ thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ – những con người đã không tiếc máu xương để đem lại nền hòa bình cho nước nhà, ta càng không khỏi giật mình trước lối sống thờ ơ, vô cảm của một bộ phận lớp trẻ hiện nay. Bằng một đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi, em hãy nêu suy nghĩ của mình về vấn đề này.
Phần III
Xem thêm : Tuyển chọn mở bài Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
Dưới đây là một đoạn văn trích trong tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê:
Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.
(Ngữ văn 9, tập 2, tr 113-144)
Câu 1. “Chúng tôi” ở đây là những ai? Đoạn văn giới thiệu trên đã hé mở những gì về cuộc sống và công việc của họ?
Câu 2. Xác định ngôi kể của truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”. Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của tác phẩm?
Câu 3. Nêu hoàn cảnh sáng tác truyện ‘Những ngôi sao xa xôi” và kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 sáng tác cùng năm và ghi rõ tên tác giả.
Phần IV
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
Câu 2. Câu văn “Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen” gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào có trong chương trình Ngữ văn 9, nêu tên bài thơ và tác giả?
Câu 3. “Chúng tôi” được nói tới trong đoạn văn là những ai? Nụ cười và những lời đùa gọi nhau của các nhân vật ấy thể hiện vẻ đẹp nào ở họ?
Câu 4: Từ đó, chúng ta thấy khi gặp khó khăn, thử thách trong cuộc sống, rất cần tinh thần lạc quan, ý chí và nghị lực. Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi theo phép lập luận diễn dịch để bàn về vấn đề trên.
Phần V
Câu 1: Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, nhà văn Lê Minh Khuê đã để cho nhân vật Phương Định kể về cuộc sống của cô và đồng đội:
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bon ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 118)
Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn “Ngày nào ít: ba lần.” thuộc kiểu câu gì? Nhận xét cách đặt câu trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của cách viết ấy trong việc thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu đoạn văn. (1 điểm)
Câu 2: Đoạn văn trên giúp em hiểu được những nét tính cách, phẩm chất nào của nhân vật “tôi”? (0,5 điểm)
Câu 3: Trong trái tim thế hệ trẻ một thời, “…những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.” (lời nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê).
Hôm nay, trong trái tim em, ai là người đẹp nhất? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một bài văn nghị luận ngắn. (2,5 điểm)
PHẦN VI
Trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, tập 2), người kể chuyện có đoạn xưng “chúng tôi”: “Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi…”
Lại có những đoạn xưng “tôi” kể chuyện: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá…”
Câu 1. Nhân vật xưng “tôi” và “chúng tôi” trong truyện là ai? Giải thích ý nghĩa sự thay đổi ngôi xưng trong truyện?
Câu 2: Khi tự nhận xét về hình thức của mình, tại sao tác giả lại để nhân vật “tôi” dùng cách diễn đạt “Nói một cách khiêm tốn…”?
Câu 3: Nhân vật “tôi” cùng đồng đội trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” là những con người dũng cảm tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam anh hùng thời kháng chiến chống Mĩ. Từ suy nghĩ, hành động của các nhân vật trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về lòng dũng cảm của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay.
Phần VII
Dưới đây là những đoạn trích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi) Của Lê Minh Khuê.
– “Đơn vị chăm chúng tôi ra trò. Có gì lại bảo:” Để cho bọn trinh sát, chúng nó ở trên đó vắng…”
– “Có gì lý thú đây nếu các bạn tôi không quay về? Điện thoại réo. Đại đội trưởng hỏi tình hình. Tôi nói như gắt vào máy”
– Trinh sát chưa về. Không hiểu sao mình lại gắt nữa….”
– “…. Sốt ruột, tôi chạy ra ngoài một tí. Không thấy gì ngoài khói bom. Tôi lo.”…
Câu 1: Truyện: “Những ngôi sao xa xôi” Được kể bằng ngôi kể thứ nhất nhưng người kể lúc xưng “tôi”, lúc lại xưng “chúng tôi”. Em hãy lí giải vì sao có sự thay đổi đó.
Câu 2: Các phần trích trên đã hé mở điều gì về hoàn cảnh sống và công việc của các nhân vật được nói đến? Qua đó họ đã thể hiện phẩm chất cao đẹp nào?
Xem thêm : Ý nghĩa tên Gia Linh cần biết nếu muốn đặt nên này cho con gái
Câu 3: Viết một đoạn văn có độ dài khoảng 12 câu theo phép lập luận Tổng hợp – phân tích – Tổng hợp để làm rõ vẻ đẹp phẩm chất của các nhân vật đó qua các phần trích trên.
Phần VIII
Cho đoạn văn sau: “Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm. chị Thao luẩn quẩn bên ngoài lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc”
(Trích Ngữ văn 9/ tập 2, NXB Giáo dục, 2015)
Câu 1. Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: “Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm”. Chỉ ra một câu phủ định trong những câu văn đã cho.
Câu 2. Nhân vật tôi trong đoạn trích là ai? Được miêu tả ở hoàn cảnh nào? Những câu văn trên giúp em hiểu thêm nét đẹp gì ở các nhân vật?
Câu 3. Cũng sử dụng cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất, trong một văn bẳn khác Đ. Đi phô viết: “Tôi đeo gùi sau lưng,khoác súng bên vai và giương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê, xấu xí, vụng về, nhưng lại à thứ cần thiết nhất cho tôi.”
a, Ghi lại tên văn bản có chứa câu văn trên. Cuộc sống một mình của nhân vật Tôi trong đoạn trích kể từ khi 27 tuổi khiến em liên tưởng đến nhân vật nào đã học trong chương trình ngữ văn 9?
b, Từ văn bản có chứa câu văn trên và những hiểu biết xã hội em hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của mình về nghị lực vượt khó khăn của mỗi người trong cuộc sống hiện nay.
Phần IX
Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị: Nhưng chị vùng ra, mắt mở to, mờ trắng đi như không còn sự sống. Sao vậy? Tôi không hiểu. Chị kéo luôn tay tôi, sà xuống mô đất. Vâng, một mô đất nhỏ, hơi dài, phủ đầy thuốc bom màu xám.
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2015)
- Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu “Vâng một mô đất nhỏ, hơi dài, phủ đầy thuốc bom màu xám”. Chỉ ra câu phủ định trong những câu văn đã cho.
- Nhân vật “tôi” trong đoạn trích là ai, được miêu tả ở hoàn cảnh nào? Những câu văn trên giúp em hiểu thêm nét đẹp gì ở các nhân vật?
- Cũng sử dụng cách kể theo ngôi kể thứ nhất, trong một văn bản khác, Đ.Đi – phô viết:”…. và lắm khi tôi đứng lặng ngắm nghía bản thân mình, tôi cứ mỉm cười tưởng tượng tôi lang thang khắp miền Y – oóc – sai với trang bị và áo quần như vậy.”
- Ghi lại tên văn bản có chứa câu văn trên. Cuộc sống một mình của nhân vật “tôi” trong đoạn trích kể từ khi 27 tuổi khiến em liên tưởng tới nhân vật nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9.
- Từ văn bản nào có chứa câu văn trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tinh thần lạc quan trước khó khăn của mỗi người trong cuộc sống.
Phần X
“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là một trong những tác phẩm thành công viết về nữ thanh niên xung phong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta đang diễn ra ác liệt, nhất là trên tuyến đường Trường Sơn. Trong tác phẩm có đoạn:
“Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị. Nhưng chị vùng ra, mắt mở to, mờ trắng đi như không còn sự sống. Sao vậy? Tôi không hiểu. Chị kéo luôn tay tôi, sà xuống mô đất. Vâng, một mô đất nhỏ, hơi dài, phủ đầy thuốc bom màu xám.”
Câu 1. Đoạn văn trên và tác phẩm được kể bằng lời của nhân vật nào? Nêu hiệu quả của cách chọn vai kể ấy.
Câu 2. Chỉ ra một câu ghép và nêu rõ cấu tạo ngữ pháp của câu ghép đó.
Câu 3. Trong không khí cả nước hân hoan kỉ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, càng trân trọng, ngưỡng mộ thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ – những con người đã không tiếc máu xương để đem lại nền hòa bình cho nước nhà, ta càng không khỏi giật mình trước lối sống thờ ơ, vô cảm của một bộ phận lớp trẻ hiện nay.
Bằng một đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi, em hãy nêu suy nghĩ của mình về vấn đề này.
Phần XI
Đọc đoạn trích sau:
Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba – ri – e cũ.
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đấ nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhóm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
- Đoạn trích trên rút từ văn bản nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản đó.
– Đoạn trích rút từ văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê
– Viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống ỹ của dân tộc đang diễn ra ác liệt, khi đó tác giải từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn
- Trong phần ngữ liệu in đậm, tác giả có sử dụng phép liên kết nào?
– Phép liên kết: Phép lặp, lập từ “quả”
- Đoạn trích trên miêu tả tâm trạng Phương Định trong hoàn cảnh nào? Điều gì đã khiến cô có thể “đàng hoàng bước tới” trong hoàn cảnh đó?
– Đoạn trích miêu tả tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom.
– Cô có thể “đang hoàng bước tới” vì nghĩ đến việc các anh cao xạ đang nhìn mình và vì lòng can đảm của cô.
- Từ đoạn trích trên và bằng hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm.
LỜI GIẢI CHI TIẾT: Đang tiếp tục cập nhật
………………………………
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu