Dàn ý nghị luận xã hội về lòng khoan dung hay nhất (5 Mẫu)
Dàn ý nghị luận xã hội về lòng khoan dung gồm các dàn ý mẫu hay được chính các thầy cô biên soạn cho các em học sinh tham khảo. Sẽ giúp các em củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Bạn đang xem: Dàn ý nghị luận xã hội về lòng khoan dung hay nhất (5 Mẫu)
Đề bài: Lập dàn ý Nghị luận xã hội về lòng khoan dung
Dàn ý nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Mẫu 1
1. Mở bài
– Trong cuộc sống này, không ai dám khẳng định rằng cuộc đời mình không có một lần sơ sẩy mắc lỗi hoặc một lần lầm đường lỡ bước.
– Cần có một bàn tay khoan dung, nhân từ để kéo họ ra khỏi vũng lầy, để khiến họ có thêm niềm tin, động lực để sửa sai, để họ hiểu rằng xã hội sẽ không vì một lỗi lầm nhỏ nhoi mà từ chối họ.
2. Thân bài
* Khái niệm về lòng khoan dung:
– Khoan dung từ xưa đến nay luôn là một đức tính tốt đẹp, là truyền thống quý báu của con người Việt Nam, thể hiện tinh thần tương thân tương ái; là sự tha thứ, mở lòng bỏ qua những lỗi lầm của người khác khi họ nhận ra cái sai và có mong muốn được sửa sai.
– Lòng khoan dung trước hết là khiến cho người phạm sai lầm có cơ hội sửa chữa, khiến họ được phép làm lại, sau đó là khiến cho mỗi chúng ta có cảm giác vui vẻ, sống có tình thương, ý nghĩa, thấy cuộc sống tươi đẹp.
– Người không có tấm lòng bao dung, thứ tha lỗi lầm cho người khác trái lại là người ích kỷ, nhỏ nhen, quá để ý chi li.
* Biểu hiện của lòng khoan dung trong cuộc sống:
– Lòng khoan dung của cha mẹ đối với con cái, khoan dung trong tình yêu, khoan dung trong mối quan hệ với bạn bè,…
– Lòng khoan dung còn thể hiện ở cách ta nhìn nhận các sự việc diễn ra trong cuộc sống, sống khoan dung có nghĩa là nhìn nhận sự việc một cách khách quan, công bằng, dùng trí tuệ chứ không phải dùng cảm xúc cá nhân để phán đoán.
* Lòng khoan dung cần đặt đúng chỗ, đúng người:
– Những kẻ cố ý giết người, cố ý sai phạm pháp luật nhiều lần, không có thái độ ăn năn hối cải thì phải chịu sự trừng trị thích đáng của pháp luật, để tránh họ gây hại cho xã hội.
– Khoan dung là tha thứ, giúp người lầm lỡ sửa chữa sai lầm của mình, chứ không phải khoan dung là bao che, là nhân nhượng cho cái ác hoành hành vì tình riêng.
* Ý nghĩa của lòng khoan dung:
– Sống có lòng khoan dung giúp con người ta nhẹ lòng, cuộc sống trở nên thanh thản, tâm hồn được nuôi dưỡng bởi những suy nghĩ tốt đẹp.
– Lòng khoan dung khiến xã hội chung sống trong môi trường hòa bình, nhân văn, tăng thêm sự gắn kết giữa người với người bằng mối liên hệ tình nghĩa, ai cũng có có cơ hội khắc phục hậu quả từ lỗi lầm mình đã gây ra.
– Lòng khoan dung còn giúp con người ta rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức, giúp chúng ta sống nhân hậu, yêu thương và có tầm hiểu biết, suy nghĩ rộng hơn, chứ không chỉ quanh quẩn trong cái “tôi” cá nhân chật hẹp.
3. Kết bài
– Biết tha thứ, biết khoan dung để cuộc sống chúng ta luôn tràn đầy tình yêu thương và hạnh phúc, chứ không phải là chất chồng những oán hận, những sự khó chịu chi li vì người khác.
– Hãy rèn luyện cho mình tấm lòng khoan dung để giải phóng bản thân, giải phóng tâm hồn khỏi những suy nghĩ ích kỷ, hẹp hòi, để nhìn đời bằng đôi mắt của niềm tin, của hy vọng, để cuộc sống được đẹp hơn bạn nhé.
Dàn ý nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Lòng khoan dung”
2. Thân bài
a. Giải thích và nêu biểu hiện của khoan dung trong cuộc sống con người.
– Lòng khoan dung là gì
– Biểu hiện: Sống vị tha, nhân ái, sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác,…
b. Trình bày ý nghĩa của lòng khoan dung
– Lòng khoan dung là một trong những đức tính tốt, là biểu hiện của lối sống đẹp, vị tha, vì người khác.
– Trong cuộc sống, ai cũng có lúc phạm phải sai lầm, nên việc bao dung, tha thứ là điều cần thiết đối với con người.
– Lòng khoan dung, tha thứ cho những sai lầm của người khác sẽ khiến cho mối quan hệ giữa con người trở nên tốt đẹp hơn.
Xem thêm : Phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn độc lập
– Nếu không biết tha thứ, bỏ qua cho người khác và hẹp hòi, con người sẽ luôn sống trong sự hận thù, mối quan hệ giữa con người sẽ trở nên áp lực, căng thẳng.
c. Bài học nhận thức và hành động
– Chúng ta cần mở rộng lòng mình để sẵn sàng tha thứ, bỏ qua sai lầm của người khác
– Giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm.
3. Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa của lòng khoan dung. Liên hệ bản thân.
Dàn ý nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Mẫu 3
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: đức tính khoan dung.
2. Thân bài
a. Giải thích
Khoan dung là vị tha, rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác đối với mình mà không tính toán thiệt hơn hay để lòng.
→ Khoan dung là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để gây dựng một cuộc sống tốt đẹp, giàu tình cảm.
b. Phân tích
Lòng khoan dung góp phần làm cho cuộc sống của mỗi người trở nên vui vẻ hơn, tốt đẹp hơn, mối quan hệ giữa người với người sẽ luôn bền chặt, keo sơn dựa trên nền tảng của tình yêu thương, sự chân thật, bao dung.
Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người. Lòng khoan dung chính là nền tảng của lòng tốt, mang đến hạnh phúc và cơ hội cho người khác.
Khoan dung với chính mình là tự làm cho bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể đưa ra quyết định, mục tiêu đúng đắn hơn. Khoan dung với người khác giúp cho mối quan hệ xã hội thêm tốt đẹp hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống có lòng khoan dung, độ lượng, vị tha để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống không có lòng khoan dung, ích kỉ, nhỏ nhen với những người xung quanh. Lại có những người sống tiêu cực, không biết tha thứ cho người khác ngược lại còn tìm cách thù hằn,… Những người này đáng bị chỉ trích và cần thay đổi bản thân, sống khoan dung hơn.
e. Liên hệ bản thân
Là người học sinh, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần biết sống khoan dung, vị tha, trau dồi cho bản thân những đức tính tốt đẹp, sẵn sàng tha thứ cho người khác để có được cuộc sống hạnh phúc hơn.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng khoan dung.
Dàn ý nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Mẫu 4
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về lòng khoan dung. Suy nghĩ của em về vấn đề này (lòng khoan dung quan trọng, cần thiết, tốt đẹp,…)
II. Thân bài
• Giải thích khái niệm:
Lòng khoan dung là gì? Sự rộng lượng, cảm thông, tha thứ,…
Người khoan dung là người như thế nào? Người rộng lượng, biết chia sẻ, thông cảm với khó khăn của người khác, biết tha thứ lỗi lầm cho người xúc phạm đến mình nhưng có lòng hối cải.
• Biểu hiện của lòng khoan dung:
Bỏ qua lỗi lầm cho những người phạm sai lầm lần đầu.
Chia sẻ, thông cảm cho người làm sai vì có việc khó xử hoặc chưa ý thức được việc họ làm là sai.
Tha thứ cho những lỗi sai không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng chưa nghiêm trọng của người khác đến bản thân.
Vì sao phải có lòng khoan dung?
Xem thêm : Quang linh vlog là ai? Những thông tin cần biết về Quang Linh
Lòng khoan dung khiến tâm hồn và lối sống con người trở nên đẹp hơn.
Là phẩm chất tốt đẹp khiến con người trong xã hội trở nên gần nhau hơn.
Lòng khoan dung góp phần giảm bớt những sai lầm của những người được khoan dung, tha thứ.
Không có lòng khoan dung thì khoảng cách giữa người với người ngày càng xa, sự thù hằn, mâu thuẫn tăng cao và khó xóa bỏ.
Không có lòng khoan dung khiến cho những người sai phạm không bao giờ có cơ hội sửa đổi và trở nên tốt hơn.
• Lời khuyên:
Mỗi người nên biết cảm thông, chia sẻ và tha thứ.
Biết dùng lòng khoan dung một cách đúng mực tránh cho nó trở thành sự dung túng khiến kẻ xấu lợi dụng.
III. Kết bài
Khẳng định lại bản chất của lòng khoan dung. Bày tỏ thái độ, bàn luận mở rộng.
Dàn ý nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Mẫu 5
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đức tính khoan dung. (Lưu ý: học sinh tự chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài văn của mình).
2. Thân bài
a. Giải thích
Khoan dung là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng khoan dung là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người.
b. Phân tích
Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc khoan dung, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được.
Khoan dung với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.
Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng khoan dung thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau.
c. Bàn luận
Người có lòng khoan dung thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu.
Người có lòng khoan dung là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ.
d. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình. (Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật được nhiều người biết đến).
e. Phản biện
Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá khoan dung không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận (lòng khoan dung) và rút ra bài học cho bản thân.
*****
Trên đây các thầy cô trường thcs Hồng Thái đã hướng dẫn các em lập dàn ý nghị luận xã hội về lòng khoan dung. Hy vọng sẽ giúp cho các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, biết cách triển khai được những luận điểm, luận cứ, tránh tình trạng xa đề lạc ý
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu