Em hãy lập dàn ý về bài thơ Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh
- Huyền 2k4 là ai? Tiểu sử Huyền 2k4
- Công thức Heron là gì? Cách áp dụng công thức Heron tính diện tích tam giác
- Giải bài 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49 trang 92 SGK toán 8 tập 1
- Giải SBT bài 4: Học tập tự giác và tích cực | SBT công dân 7 cánh diều
- Viết 1 đoạn văn ngắn về ngôi nhà của em bằng tiếng Anh (22 mẫu)
Đề bài: Em hãy lập dàn ý về bài thơ Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh
Bạn đang xem: Em hãy lập dàn ý về bài thơ Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh
Bài mẫu Em hãy lập dàn ý về bài thơ Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh
Bạn đang xem: Em hãy lập dàn ý về bài thơ Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh
Bài mẫu: Em hãy lập dàn ý về bài thơ Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh
1. Mở bài
– Giới thiệu nhà thơ Tế Hanh với bài Nhớ con sông quê hương (sáng tác năm 1956 đất nước tạm chia cắt, tác giả tập kết về miền Bắc).
– Bài thơ là dòng hồi tưởng về niềm thương nhớ tha thiết của tác giả với con sồng quê hương và qua đó nhà thơ nhớ tới miền Nam.
2. Thân bài
1. Hình ảnh con sông quê hương trong bài thơ
Xem thêm : Lớp 9 học những môn gì? Lớp 9 cần bao nhiêu quyển vở? Là những vở gì?
– Dòng thơ hiện ra thật đẹp, mát lành trong trẻo.
– Con sông đã gắn bó thân thiết với tác giả ở tuổi thơ thật hồn nhiên, trong sáng (tiếng chim kêu, cá nhảy, tụm năm tụm bảy, bơi lội trên sông…)
2. Sự gắn bó tha thiết của tác giả với dòng sông quê hương
– “Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi”: tác giả dùng phép chuyển nghĩa và lối cường điệu để nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của dòng sông với cuộc đời mình.
Phép đối và nhân hoá tạo sự cân xứng hài hoà giữa dòng sông và con người. Ồng thời làm cho con sông trở nên gần gũi như một con người với những cử chi triều mến “mở nước ôm tôi”.
– Các định ngữ “quê hương”, tuổi trẻ, miền Nam được gắn với dòng sông đã làm cho con sông mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, con sông của tuổi thơ tác giả, con sông quê hương, con sông của miền Nam đất nước. Niềm thương nhớ của tác giả về miền Nam
– Xa quê đã lâu, nên nỗi nhớ càng trở nên da diếc và thành thiêng liêng. Nỗi nhớ ấy luôn ở trong sâu thẳm trái tim tác giả “Sờ lên ngực…. hai tiếng miền Nam”.
– Nhớ quê hương, Lác giả nhớ từ những cái quen thuộc hình thường: ánh nắng, sắc trời, những người không quen biết… của quê hương. Đó là nỗi nhớ khôn nguôi, quên sao được.
– Trung tâm nỗi nhớ ấy vẫn là hình ảnh đòng sông quê hương. Dòng sông ấy luôn hiện ra tuôn chảy dào dạt như tưới mát lòng mình (Hình ảnh của sông quê mát rượi. Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới).
– Tin tưởng vào thống nhất Tổ quốc để được trỏ lại con sông xưa (điệp ngữ “tôi sẽ”…)
3. Kết bài
Xem thêm : SCP là gì? Những bí mật động trời đằng sau SCP
– Đây là tình cảm thiết tha gắn bó của tác giả với con sông quê hương, một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương đất nước.
– Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, cảm xúc được dồn nén qua hồi tưởng và kỉ niệm.
– Liên hệ bản thân: Nếu quê hương cũng có dòng sông thì chăc chắn em cũng có thể nói lên những kỉ niệm dạt dào.
Dòng sông, bến nước, còn thuyền có thể đó là những hình ảnh đẹp mà bạn đã thừng thấy xuất hiện trong các bài thơ về quê hương đất nước. Có rất nhiều những bài thơ hay và ý nghĩa nói về chủ đề này, để nắm bắt được mời các bạn cùng tham khảo tuyển tập thơ về quê hương đất nước được cập nhật trên thcs Hồng Thái nhé.
Như vậy chúng tôi đã gợi ý Em hãy lập dàn ý về bài thơ Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh bài tiếp theo, các em có thể tìm hiểu Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và cùng với phần Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Ngắm trăng để học tốt Ngữ Văn lớp 8 hơn.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu