Đọc lại văn bản Héc-to (Hector) từ biệt Ăng-đrô-mác (Andromache) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 99 – 103) và trả lời các câu hỏi: | SBT Ngữ Văn 10 tập 1 kết nối
Bài tập 1. Đọc lại văn bản Héc-to (Hector) từ biệt Ăng-đrô-mác (Andromache) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 99 – 103) và trả lời các câu hỏi:
1. Khi nghe tin Ăng-đrô-mác đã rời khỏi nhà, Héc-to phản ứng như thế nào? Hành động đó cho thấy suy nghĩ, cảm xúc gì của nhân vật?
2. Phân tích diễn biến nội tâm của Ăng-đrô-mác thể hiện qua lời khuyên can của nàng dành cho Héc-to.
3. Qua lời đối thoại của Héc-to và Ăng-đrô-mác, bạn có nhận xét gì về số phận của con người trong chiến tranh?
4. Lời đáp của Héc-to với Ăng-đrô-mác cho thấy tâm trạng, tình cảm gì của chàng? Những tình cảm đó có mâu thuẫn với quyết định mở cổng thành của Héc-to không? Vì sao?
5. Trong văn bản có đoạn: “Héc-to lừng danh cúi xuống muốn ôm con trai vào lòng. Nhưng cậu bé khóc ré lên, nhao người về phía nhũ mẫu xống áo thướt tha. Ánh đồng sáng loá và cái ngủ bờm ngựa cong cong trên mũ trụ của cha làm nó e sợ. Người cha hồn hậu và người mẹ dịu hiền bật cười. Héc-to tháo ngay mũ trụ sáng loáng của mình đặt xuống đất. Theo bạn, các chi tiết được kể trong đoạn này có ý nghĩa gì?
6. Văn bản cho thấy người Hy Lạp quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa con người và thần linh?
“2. và đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai dù quả cảm hay rụt rè, có thể trốn chạy được số phận.[…] Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông (llion) này, nhất là ta.. Bạn hiểu như thế nào về quan niệm này? Theo bạn, quan niệm đó có còn phù hợp với thời đại ngày nay không? Vì sao?
8. Tình huống chính được miêu tả trong đoạn trích là gì? Bạn có đồng ý với cách hành xử của các nhân vật trong tình huống này không? Vì sao?
Bài tập 2. Đọc lại văn bản Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 105 – 110) và trả lời các câu hỏi:
1. Đăm Săn đã phản ứng như thế nào khi nghe lời khuyên của Đăm Par Kvây? Những phản ứng đó thể hiện phẩm chất gì của nhân vật?
2. Vì sao biết mình sẽ gặp nguy hiểm trên đường đến nhà Nữ Thần Mặt Trời, Đăm Săn vẫn quyết định lên đường?
3. Vì sao đã được báo trước là sẽ chết trong Rừng Đen khi mặt trời lên, Đăm Săn vẫn quyết định quay về nhà? Hành động quyết tâm quay trở lại với làng hoang nhà cũ của Đăm Săn cho thấy quan niệm gì của người Ê-đề?
4. Cảnh tượng ngôi nhà của Nữ Thần Mặt Trời được miêu tả như thế nào? Bạn có nhận xét gì về cách thức miêu tả đó?
5. Đọc kĩ phần cước chú cho các chi tiết trong văn bản. Những thông tin này giúp bạn hiểu thêm điều gì về sử thi Đăm Săn?
6. Phân tích không gian nghệ thuật trong đoạn trích. Cách tổ chức không gian đó cho bạn biết điều gì về quan niệm vũ trụ của người Ê-đê?
7. Tìm các chi tiết thể hiện thái độ của người kể chuyện với nhân vật và câu chuyện được kể. So sánh thái độ của người kể chuyện trong đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời và thái độ của người kể chuyện trong đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác.
Bài tập 3. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Sử thi – niềm tự hào của nhân dân Tây Nguyên
Người Tây Nguyên vốn đã say mê, đắm đuối với sử thi của mình. Sa-bát-ti-ê (Sabatier) trong bài giới thiệu sử thi Đàm Xăn đã thuật lại ý kiến của các già làng người Ê-đề như sau: “Tôi hỏi các già làng: Vậy khan là cái gì? Một người trả lời: “Khan ư? Không có cái gì đẹp hơn thế. Trong khi nhà có một người kể khan, lúc mặt trời lặn chúng ta thấy người trong nhà chăm chủ bất động như thế nào thì chúng ta thấy họ bất động y nguyên như thế cho đến lúc mặt trời mọc (việc kể khan diễn ra qua đêm đến sáng – Phan Đăng Nhật), Khi trong nhà có người kể khan, đàn bà thôi kêu la, trẻ con ngừng khóc, không hề ai ngủ, không ai nói chuyện, tất cả mọi người đều lắng nghe”. Sa-bát-ti-ê kể tiếp, sau một thời gian dài tìm tòi, ông phát hiện ra một ông già mù biết khan, khan Đăm Xăn.
“Tôi không thể nói được sự xúc động của tôi khi nghe lần đầu bài ca đơn điệu và khá buồn đã gợi cho tôi một quá khứ, mà nó làm cho tôi nghi ngờ. Ôi một sự phát hiện! Đó là một bằng chứng không chối cãi được rằng những bộ lạc Đắk Lắk đã có một cuộc sống khác với người “Mọi” khốn khổ hôm nay.
Tôi gặp lại ở hiên toà sử, ông già mù khoác một tấm chăn sờn rách thảm hại run lập cập dưới sự cắn rứt của gió bấc tháng Hai; và tôi thấy ông già ngồi trên sàn, một chân ca, cùi tay đặt trên đầu gối, bàn tay đỡ trán, đôi mắt đã tắt những tia sáng của hiện tại, nhưng mở rộng về quá khứ, mà trí nhớ của ông đã được làm sống lại và đôi môi mấp máy. Tôi cũng gặp Ma Bli, Ma Bôk và ông già Ma Ngay. Họ đều sững sờ trong thái độ ngạc nhiên. Ông tù trưởng già (Ma Ngay) ngập chìm trong mơ, đôi mắt ông còn nhoà đi vì cuộc viễn du trong quá khứ mà người ca sĩ đã khéo gợi lên, bộ mặtcủa ông hằn sâu những vết nhăn nheo chứng tỏ sự cô đơn tuyệt vọng của ông trong hiện tại khốn khổ. Sự thức tỉnh của ông già Kaa đã làm sống lại nhiều thế kỉ trong một giấc mơ quả ngắn ngủi…”.
Trên đây là sự miêu tả sức cuốn hút, sự say mê lòng người của sử thi qua việc tìm hiểu của một người nước ngoài. Còn tiếp theo là ý kiến của người Ê-đê, ông Y Wang, một trí thức Ê-đề:
Xem thêm : Uớc là gì và bội là gì? Cách tìm Ước và Bội? Một số dạng bài tập liên quan
“Người Ê-đê trước đây không có chữ viết, không có sách truyện, sách thơ, kịch, nên kể khan là lối văn nghệ người ta thích lắm. Mỗi lần có người kể khan thì trẻ già trai gái không sót một ai không đến nghe. Kể suốt đêm cho đến sáng người ta cũng nghe. Nghe hết rồi nhiều khi còn nhờ kể lại.
Khan Đăm Săn được người ta rất ưa thích. Người ta phục Đăm Săn có tài đánh tù trưởng nào cũng thắng. Người ta thích đi theo Đăm Săn lên nói chuyện với Mặt Trời, đi chơi cùng rừng núi, đi bắt Nữ Thần Mặt Trời làm vợ lẽ. Người ta ước mơ sống một cuộc đời thật giàu sang như trong truyện, khách khứa đầy nhà, ăn uống linh đình, đánh nhạc inh rừng núi suốt ngày đêm.
Cả truyện Đăm Săn toả ra một cuộc sống gần với đời thật, nhưng phong phú hơn, phóng khoáng hơn, cao xa hơn. Đó là điểm chính làm cho người ta thích nghe truyện Đăm Săn, nghe mãi không thôi, nghe kể liền ba bốn lần cũng không chán). Sở dĩ có sự say mê kì lạ đó, còn một lẽ nữa là, người kể và người nghe khan đều tin
rằng, trong khi kể khan các nhân vật đã hiện về sống với họ và họ được chung sống với những nhân vật anh hùng trong những phút giây thiêng liêng. Khi nghiên cứu sử thi Hơmon của người Ba-na, Tô Ngọc Thanh đã thu nhận được những hiện tượng tiêu biểu thuộc phạm vi quan niệm về sự huyền ảo có thực. Ông viết: “Người kể nằm trên sàn nhà, có thể là nhà rồng. Bên cạnh ông ta chỉ có những thành viên già của hội đồng công xã ngồi lặng im. Người ta không đốt lửa. Nhà rộng chìm trong bóng tối dày đặc. Nhưng không thể khác được, bởi vì nhân dân ta tin rằng, những nhân vật của Hơmon có cuộc sống vĩnh cửu ở thế giới của chúng. Chúng sẽ cảm thấy khi nào người kể bắt đầu kể, lập tức những nhân vật của Hơmon bay đến, đậu vào linh hồn người kể. Đó là điều kiện không thể thiếu để người kể có thể thể hiện những nhân vật với tất cả tính cách của chúng như chúng vẫn hằng có. Nếu nhà rộng được chiếu sáng, các nhân vật sẽ bị hoảng sợ không thể bay về được và không hạ cánh xuống tâm hồn của người kể. Và vì thế, cuộc kể của Hơmon sẽ trở nên khô cứng, nhợt nhạt như “một cây gỗ chết đứng trơ trọi giữa những gốc cây chưa chảy hết của một cái rẫy”
Thành viên của công xã và những thành viên của công xã bên cạnh ngồi thành những nhóm nhỏ ở sân nhà rộng dưới trời đêm đông đen đặc. Những nhóm người nghe có thể đốt một đống lửa nhỏ để sưởi và lấy lửa hút thuốc. Họ ngồi lặng lẽ như gỗ,tựa như đã cầm. Giọng kể của người kể được nghe rõ bởi vì vách nhà rỗng đan bằng những nan tre. Theo sự quan sát của tôi, người nghe bị thu hút hoàn toàn bởi diễn biến của câu chuyện. Sau khi Hơmon kết thúc, tôi hỏi người bên cạnh:
– Bác nghĩ gì trong thời gian nghe kể?
– Tôi chẳng nghĩ gì cả, tại sao ông lại hỏi thế? Chẳng nhẽ không phải là tôi đã cùng với các nhân vật trong suốt thời gian kể hay sao?
Rất có thể sự việc là như vậy. Với niềm tin vào tính chất có thật của câu chuyện được kể với một thái độ “tự kỉ ám thị” hết mình thường được quan sát thấy ở những con người kiểu này thì việc con người toàn tâm toàn ý bị thu hút vào diễn biến của sự kiện là đúng đắn. Theo tôi, phương thức cảm xúc có bóng đêm đen, ánh lửa yếu ớt lại chính là những điều kiện cho cánh tay của trí tưởng tượng của người nghe”.
Các nhân vật sử thi còn tiếp tục trở lại với người nghe trong giấc mơ. “Theo các cụ già cho biết, khi về ngủ sau khi nghe sử thi, rất nhiều người nằm mơ thấy các nhân vật trong truyện hiện về. Họ cho đó là điểm lành và việc họ được tiếp xúc với các nhân vật là điều có thật. Thực cũng không có gì là lạ, nếu chúng ta nhớ rằng, đối với đồng bào, cộng đồng Polei (làng ở vùng Ba-na) bao gồm cả phần hiện thực, siêu thực. Trong phần siêu thực ấy có cả các nhân vật huyền thoại của sử thi. Quan niệm này dẫn đến một quy định đối với việc hát – kể sử thi như sau: Đã bắt đầu hát – kể một sử thi nào đó thì phải hát – kể cho đến hết. Dù phải ngắt ra làm nhiều đêm nhưng không được phép bỏ dở. Làm như vậy các nhân vật trong truyện sẽ quở trách, vì không nói hết được số phận của họ. Vả chăng như trên đã nói, người nghe không chỉ đến để nghe theo ý nghĩa là thưởng thức, mà là để “sống” với câu chuyện 2.
Không phải chỉ có ngày xưa, mà gần đây, tình yêu quý say mê sử thi vẫn còn sâu nặng trong các tộc người. Ka Sô Liễng ghi lại thực tế gần đây như sau: “Đêm hôm đó, nhà bên có đám cũng rất to, có đánh cồng đánh chiêng nhảy múa, nhưng khi ông Kpa Y Méo cất tiếng hát sử thi Chi Lơ Kôk thì hình như có nam châm đã thu hút mọi người vây quanh, lớp trong, lớp ngoài xung quanh ông. Nhân dân xã Krông Pa yêu quý Kpa Y Méo như thế nào thì nhân dân xã Phú Mỡ, Xuân Lãnh, Suối Cối yêu quý ông Ma Phải cũng như vậy”… Tôi đã từng chứng kiến những đêm bà con dân tộc Chăm ở làng Hội, xã Phú Mỡ ngồi nghe ông Ma Phửi hát sử thi Xing Chi Ôn suốt đêm. Họ ngồi, nằm chật nhà ông Ma Phải chăm chú nghe ông hát – kể trường ca Xing Chi Ôn. Họ chăm chú lắng nghe và nuốt từng câu, từng chữ. Họ cứ ngồi nghe như vậy cả đêm, sáng mai vẫn đi làm rẫy, làm nương bình thường, họ mang theo những nhân vật trường ca trong đầu và mong cho tối để tiếp tục được nghe hát sử thi 3).
(Phan Đăng Nhật, Sử thi Tây Nguyên trong xã hội đương đại, tạp chí Di sản văn hoá phi vật thể, số 4/2008)
1. Văn bản có bao nhiêu cước chủ? Các cước chủ đó thuộc loại nào và có tác dụng gì?
2. Trước khi trích dẫn trực tiếp, tác giả thường dẫn dắt như thế nào? Phần dẫn dắt đó có tác dụng gì?
3. Các thông tin trong phần cước chủ được trình bày như thế nào?
4. Bạn đánh giá như thế nào về các trích dẫn được sử dụng trong văn bản? Theo bạn, các thông tin được trích dẫn này có thực sự khách quan và đáng tin cậy không? Vì sao?
5. Qua văn bản, bạn biết thêm điều gì về hình thức diễn xướng của sử thi Tây Nguyên, về người kể chuyện và người nghe sử thi?
6. Theo tác giả, sử thi Tây Nguyên có vai trò gì trong đời sống văn hoá của người Tây Nguyên?
Bài tập 1.
1. Khi nghe tin Ăng-đrô-mác đã rời khỏi nhà, Héc-to đã “tức thì rời nhà, chạy ngược theo những dãy phố thành Tơ-roa (Troy) xây dựng khang trang. Xuyên qua phố xá thành Tơ-roa rộng lớn, chàng tới cổng Xkê (Skey)”. Hành động này của Héc-to cho thấy nỗi lo lắng và niềm mong mỏi được gặp lại người vợ yêu dấu, xuất phát từ tình yêu tha thiết mà Héc-to dành cho nàng.
2. Lời khuyên can của Ăng-đrô-mác đối với Héc-to cho thấy nỗi lo lắng của nàng cho số phận của Héc-to, nỗi đau khổ và tuyệt vọng của nàng trước những dự cảm không lành về tương lai, xuất phát từ những kinh nghiệm đau buồn trong quá khứ.
Xem thêm : https://thcshongthaiad.edu.vn/99-hinh-nen-iphone-bi-vo-hieu-hoa-troll-ba-dao/
3. Qua lời đối thoại của Héc-to và Ăng-đrô-mác, có thể thấy chiến tranh là một mối đe doạ đối với sinh mệnh và hạnh phúc con người, đẩy con người tới vực thẳm của sự khổ đau, tuyệt vọng. Ăng-đrô-mác đã mất đi những người thân yêu nhất của mình bởi chiến tranh. Chiến tranh cũng khiến cho Héc-to buộc phải gạt bỏ tình cảm gia đình để sẵn sàng ra trận, đối mặt với định mệnh. Chiến tranh không những chỉ là điều gây ám ảnh trong quá khứ, mà còn là một mối đe doạ trong tương lai. Tuy nhiên, chiến tranh cũng là tình huống bộc lộ hết phẩm chất can trường, quả cảm của con người.
4. Lời đáp của Héc-to với Ăng-đrô-mác cho thấy sự giằng co giữa một bên là nỗi lo lắng khôn nguôi cho Ăng-đrô-mác, nỗi thống khổ của chàng khi hình dung ra kết cục bi thảm sẽ đến với vua cha, anh em, thần dân thành Tơ-roa; một bên là nỗi tủi hổ, đau đớn và tuyệt vọng khi nghĩ đến cảnh người vợ yêu dấu của chàng bị hạ nhục. Và đặc biệt, Héc-to dường như đã hiểu thấu nỗi đau khổ của Ăng-đrô-mác. Những tình cảm đó cho thấy tình yêu sâu sắc của chàng dành cho gia đình. Tuy nhiên, ý thức về danh dự và bổn phận đã buộc Héc-to quyết định mở cổng thành, tuyên chiến với quân Hy Lạp. Quyết định này một mặt mâu thuẫn với tình cảm sâu sắc của chàng đối với gia đình, đẩy nhân vật sử thi vào tình huống lựa chọn đầy giằng co và kịch tính. Nhưng mặt khác, giữa hành động mở cổng thành và tình yêu của chàng dành cho gia đình, dưới góc nhìn của sử thi, lại không mẫu thuẫn, mà tạo nên một trạng thái “hài hoà sử thi” trong hình mẫu người anh hùng. Người anh hùng trong sử thi Hy Lạp là người có tình cảm, có đời sống cá nhân, nhưng khi cần phải lựa chọn, họ sẽ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để thực hiện bổn phận. Điều này được thể hiện một cách thống nhất trong cách xây dựng cácnhân vật sử thi trong I-li-át của Hô-me-rơ. A-khin (Achilles) phẫn nộ và mâu thuẫn với A-ga-men-nông (Agamemnong), nhưng khi có chiến tranh, khi những người bạn của mình hi sinh, chàng đã gạt bỏ nỗi hiềm khích cá nhân để ra chiến trận, lập chiến công. Chính sự “hài hoà sử thi” này tạo nên vẻ đẹp của các nhân vật sử thi.
5. Chi tiết cậu bé khóc ré lên, từ chối cái ôm của cha, sợ hãi ánh đồng sáng loá và cái ngù bờm ngựa trên mũ trụ của cha hàm nghĩa chiến tranh vẫn là một nỗi ám ảnh ghê gớm đối với mỗi con người, dù là một đứa trẻ. Chi tiết Héc-to tháo mũ trụ sáng loáng của mình đặt xuống đất, ôm con trai bé bỏng cho thấy mặc dù người anh hùng sử thi sẵn sàng đối mặt với chiến tranh, xả thần nơi chiến trường để thực hiện bổn phận nhưng vẫn sẵn sàng rũ bỏ tước hiệu, chiến công để trở về làm một con người bình thường trong gia đình. Chi tiết này cũng thể hiện nguyên tắc “hài hoà sử thi” trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng, đồng thời ngầm thể hiện một quan niệm nhân sinh của người Hy Lạp cổ đại: vừa chấp nhận chiến tranh như một điều tất yếu, nhưng đồng thời cũng vừa khao khát một cuộc sống hoà bình.
6. Trong đoạn trích, có thể nhận ra vai trò của thần linh trong đời sống của người Hy Lạp. Con người khi đau khổ tuyệt vọng thì có thể tới đền thờ thần A-tê-na (Athena) để cầu xin nữ thần rủ lòng thương. Trên nấm mộ của nhà vua Ê-ê-xi-ông (Eetion) là những cây tiểu du do những nàng con gái của thần Dớt, những tiên nữ nanh-phơ (nymphe) chăm sóc. Héc-to vừa bế con trên tay, vừa khẩn cầu con trai của thần Crô-nốt (Cronos) và các vị thần khác. Những chi tiết này cho thấy tư duy huyền thoại của người Hy Lạp về thế giới, trong đó các thế lực thần linh có sức chi phối mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống con người, giữa thế giới người và thần không có sự ngăn cách, vì thế con người có thể dễ dàng giao tiếp với thần linh. Sự sống và cái chết, thành công hay thất bại, chiến tranh hay hoà bình của con người đều do sự can thiệp của thần linh. Nhưng khác với thần thoại mà trong đó nhân vật trung tâm là các vị thần, nhân vật trung tâm trong sử thi là con người, là người anh hùng của cộng đồng, có sức mạnh siêu phàm, sánh tựa thần linh, và đôi khi dám hành động chống lại số phận đã được sắp đặt sẵn bởi thần linh. Tư duy thần thoại và ý thức ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh của con người chính là hai phương diện vừa mâu thuẫn vừa thống nhất trong sử thi.
7.Lời nói của Héc-to trong đoạn cuối của văn bản không chỉ thể hiện quan niệm của riêng chàng mà còn là quan niệm của người Hy Lạp cổ đại về định mệnh và chiến tranh. Người Hy Lạp cho rằng, định mệnh là tất yếu, không ai có thể trốn chạy và gây chiến tranh hay đương đầu với chiến tranh là bổn phận của người đàn ông. Thời nay, ở đâu đó trên thế giới, rất nhiều người còn tin vào định mệnh hoặc nhân danh bổn phận để tạo ra chiến tranh, nhưng nhân loại nói chung đều mong muốn một cuộc sống hoà bình và tìm mọi cách để có thể làm chủ vận mệnh của mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những vấn đề đặt ra trong sử thi đã không còn giá trị.8. Tình huống chính được miêu tả trong đoạn trích là tình huống gặp gỡ giữa Héc-to và Ăng-đrô-mác trước khi chàng quyết định mở cổng thành, nghênh chiến với quân Hy Lạp. Đây là một tình huống giàu kịch tính, buộc nhân vật phải lựa chọn giữa tình cảm và bổn phận, bộc lộ toàn bộ phẩm chất của mình, đẩy cảm xúc của các nhân vật lên tới mức căng thẳng cực độ. Trong tình huống đó, các nhân vật đã lựa chọn gạt bỏ những tình cảm riêng tư để làm tròn bổn phận và bảo toàn danh dự của mình. Những lựa chọn đó thể hiện nhân sinh quan của người Hy Lạp thời cổ đại, là lựa chọn hữu lí vào thời điểm cộng đồng phải đối mặt với nguy cơ bị thôn tính. Tuy nhiên, vào thời đại ngày nay, người ta có thể có những lựa chọn khác. Chiến tranh không còn là một giải pháp tất yếu và duy nhất. Thay vì bảo vệ lợi ích của một quốc gia, một cộng đồng, dân tộc, người ta có thể nghĩ tới những lợi ích toàn cầu. Con người có thể lựa chọn chung sống trong hoà bình, có thể theo đuổi những đam mê, tình cảm cá nhân mà vẫn làm tròn bổn phận với tập thể. Nhưng điều đó không có nghĩa là những nhân vật sử thi thiếu đi sự hấp dẫn đối với con người của thời đại ngày nay.
Bài tập 2.
1. Khi nghe lời khuyên của Đăm Par Kvây về những khó khăn trên đường đi và cái chết tất yếu sẽ đến với chàng trong Rừng Đen, Đăm Săn vẫn không chịu lùi bước, quyết tâm đi bắt Nữ Thần Mặt Trời, khắc phục mọi khó khăn trên đường đi. Phản ứng này của Đăm Săn thể hiện sự dũng mãnh, lòng can đảm, quyết tâm mãnh liệt, ý chí tự do của chàng, qua đó, thể hiện quan niệm của người Ê-đê về người anh hùng của cộng đồng.
2. Quyết tâm lên đường chinh phục Nữ Thần Mặt Trời của Đăm Săn xuất phát từ niềm khao khát mãnh liệt muốn khẳng định sức mạnh của một tù trưởng giàu có (“khắp tây đông, thử hỏi còn ai dám chống lại Đăm Săn này”), ý chí phi thường muốn chinh phục mọi thử thách (“Gặp cọp, tôi sẽ giết cọp. Gặp tê giác, tôi sẽ giết tê giác.), quyết tâm chống lại định mệnh và cái chết để khẳng định sự tự do của con người (“người dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước hả cũng không vào đó được sao!”). Đó cũng là ước mơ được vượt thoát ra khỏi sự hữu hạn, tìm kiếm cái siêu việt của người dân Ê-đê.
3. Thứ nhất, hành động quyết định quay về nhà bất chấp cái chết đã được báo trước xuất phát từ ý thức về danh dự của nhân vật sử thi. Đăm Săn quyết tâm chinh phục Nữ Thần Mặt Trời cũng là vì danh dự. Khi bị Nữ Thần Mặt Trời từ chối, cuộc chinh phục thất bại, vì danh dự mà Đăm Săn trở về. Thứ hai, nhân vật sử thi Tây Nguyên rất coi trọng bản làng. Đăm Săn muốn đem Nữ Thần Mặt Trời xuống trần, về làm vợ. Khi nguyện ước không thành, chàng nhất quyết ra về. Người anh hùng Ê-đê dù có đi đâu cũng trở về với bản làng của mình. Đằng sau hành động của Đăm Săn là quan niệm của người Ê-đê về danh dự, về bản làng, về người anh hùng.
4. Ngôi nhà của Nữ Thần Mặt Trời được miêu tả một cách rất chi tiết, tỉ mỉ, sống động, bằng thủ pháp so sánh, khoa trương, trùng điệp, làm toát lên vẻ giàu có, tráng lệ, kì vĩ (“Toà nhà dài dằng dặc, voi vây chặt sàn sân, chiêng xếp đầy nhà ngoài, cổng chất đầy nhà trong, tôi trai tớ gái như ong đi lấy nước, như vò vẽ đi chuyển hoa”,..). Đây là lối miêu tả chậm rãi, tỉ mỉ rất điển hình của sử thi Tây Nguyên, giúp người nghe, người đọc có cảm giác như sống trong thế giới của câu chuyện, bị cuốn vào không khí hào hùng của sử thi và hồi hộp dõi theo từng bước chân của nhân vật.
5. Các thông tin cước chú giúp người đọc hiểu thêm về văn hoá, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, địa lí của người Ê-đê, nhờ đó hiểu sâu hơn về văn bản. Ví dụ, chú thích về Rừng Đen cho thấy vũ trụ quan của người Ê-đê. Chú thích về người anh giữ mặt trời, người em giữ mặt trăng cho thấy dấu ấn của huyền thoại trong sử thi Tây Nguyên. Có thể nói, không thể đọc hiểu các văn bản sử thi mà thiếu đi sự tham khảo kĩ lưỡng phần cước chú trong văn bản. Đây là một trong những kĩ thuật đọc rất quan trọng để có thể hiểu một cách thấu đáo các tác phẩm thuộc thể loại sử thi.
6. Các không gian chính được miêu tả trong đoạn trích là: con đường, rừng, nhà, trời. Trong đó, nhà là không gian sinh hoạt, nơi diễn ra các lễ nghi, tập quán của con người. Rừng là không gian hoang dã đầy những hiểm nguy và cái chết luôn rình rập. Trời được miêu tả như một không gian vừa xa cách vừa tiếp giáp với con người. Trời tuy xa cách, tách biệt với người bằng những đường ranh giới, nhưng con người vẫn có thể tới được trời. Thế giới của người và thế giới của trời có thể tương thông với nhau. Thế nên, khi nghe Đăm Săn tuyên bố “người dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước”, “Ông Đu ông Điê nghe được liền đét cho Đăm Săn một đét vào người.. Đường chính là một không gian giao nối giữa nhà và rừng, trời và người. Hành trình của nhân vật trên đường luôn là một hành trình nhiều chông gai, thử thách, nhưng là hành trình vượt thoát ra khỏi những đường biên giới an toàn, thân thuộc để khám phá những không gian hoang dã, bí ẩn, chinh phục các thế lực siêu nhiên, khẳng định sức mạnh và lòng dũng cảm, bản lĩnh và ý chí tự do của con người. Sử thi chính là một bảo tàng sống động không chỉ tái hiện toàn bộ đời sống vật chất mà còn cả cách tư duy, quan niệm, khát vọng tinh thần của người xưa.
7. Thái độ của người kể chuyện được miêu tả một cách gián tiếp thông qua các lời kể, lời miêu tả về nhân vật, bằng thủ pháp khoa trương, phóng đại như đã phân tích ở trên, đồng thời cũng được thể hiện một cách trực tiếp qua các ngữ cố định, qua những lời bình luận trực tiếp. Thông qua các chi tiết này, có thể nhận thấy sự ngưỡng mộ, thành kính của người kể chuyện với nhân vật và câu chuyện được kể. Trong trích đoạn Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác, ta cũng dễ dàng nhận ra giọng điệu trang nghiêm, thành kính của người kể chuyện thông qua các ngữ cố định. Có sự tương đồng này là bởi sử thi là câu chuyện về quá khứ thiêng liêng, có một khoảng cách tuyệt đối với thế giới hiện tại. Người kể chuyện sử thi là người có nghĩa vụ nuôi dưỡng những giá trị truyền thống và truyền thụ nó cho đời sau.
Bài tập 3.
1. Văn bản có 6 cước chủ. Các cước chủ đó đều là chú thích về nguồn gốc các trích dẫn được sử dụng trong văn bản.
2. Trước khi trích dẫn trực tiếp, tác giả thường giới thiệu sơ lược về tác giả, nội dung chính và nguồn trích dẫn. Phần dẫn dắt này giúp người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được những thông tin chính sẽ được trình bày trong phần trích dẫn phía sau.
3. Các thông tin trong phần cước chủ được trình bày theo trật tự: tên tác giả (năm xuất bản), tên tài liệu, xuất xứ tài liệu. Trong đó, tên tài liệu được in nghiêng.
4. Tác giả sử dụng các trích dẫn từ nhiều nguồn khác nhau: từ lời giới thiệu trong cuốn Bài ca chàng Đăm Xăn của một công sứ người Pháp, từ một trí thức người Ê-đê, từ một nhà nghiên cứu văn học dân gian người Kinh, từ một nhà nghiên cứu văn học dân gian người Ê-đê. Những trích dẫn đa dạng về nguồn gốc này tạo nên cái nhìn đa chiều về khan Ê-đê, cho thấy sức sống và vẻ đẹp của khan Ê-đê không chỉ thể hiện trong quá khứ mà trong cả đời sống hiện tại.
Để đánh giá các trích dẫn có khách quan và đáng tin cậy hay không, bạn cần xem xét các thông tin được trích dẫn trong nhiều bình diện: thông tin tác giả, nơi công bố, thời gian công bố văn bản, vị trí của phần trích dẫn trong văn bản gốc. Chẳng hạn: Trích dẫn đầu tiên của Sa-bát-ti-ê có rất nhiều chi tiết đáng lưu ý, ví dụ: “Đó là một bằng chứng không chối cãi được rằng những bộ lạc Đắk Lắk đã có một cuộc sống khác với người “Mọi” khốn khổ hôm nay”, “Tôi gặp lại ở hiên toà sứ, ông già mù khoác một tấm chăn sờn rách thảm hại”. Những chi tiết này thể hiện sự đánh giá khan Ê-đê từ điểm nhìn của một người Pháp, trong đó không tránh khỏi dụng ý khẳng định vị thế của người Pháp đối với các dân tộc bản địa. Mặc dù đã cố gắng hết sức để miêu tả một cách khách quan vẻ đẹp và sức sống của sử thi Ê-đê, nhưng người viết đã không tránh khỏi những thiên kiến nhất định không tránh khỏi những thiên kiến
5. Qua văn bản, ta có thể biết thêm rất nhiều điều về hình thức diễn xướng của sử thi Tây Nguyên. Sử thi Tây Nguyên thường được diễn xướng trong nhà rỗng, trong đó những thành viên công xã ngồi thành nhóm quanh đống lửa, dưới trời đêm, trong ánh sáng yếu ớt, giữa không gian yên tĩnh của nhà rỗng. Cả người kể và người nghe đều chìm trong thế giới sử thi. Họ không chỉ nghe và kể mà sống cùng với câu chuyện. Nghe kể khan là một phần đời sống của người Tây Nguyên, là phần huyền thoại, là giấc mơ, phần siêu thực trong đời sống của họ, và vì thế, sử thi không phải chỉ là những tác phẩm nghệ thuật mà chính là một cuộc sống thứ hai của người Tây Nguyên.
6. Đây là một câu hỏi mở, HS huy động những trải nghiệm văn hoá và tri thức ngữ văn để trả lời câu hỏi này.
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu