Cảm nhận những thay đổi của nhân vật người vợ nhặt từ khi theo Tràng về nhà
Đề bài: Cảm nhận của anh/chị về những thay đổi của nhân vật người vợ nhặt từ khi theo Tràng về nhà.
Bạn đang xem: Cảm nhận những thay đổi của nhân vật người vợ nhặt từ khi theo Tràng về nhà
* Nội dung chính những thay đổi về tính cách của người vợ nhặt sau khi theo Tràng về nhà:
+ Trước khi trở thành vợ Tràng, thị là một người phụ nữ ăn nói chỏng lỏn, táo bạo và liều lĩnh:
Bạn đang xem: Cảm nhận những thay đổi của nhân vật người vợ nhặt từ khi theo Tràng về nhà
- Lần gặp đầu tiên, thị chủ động làm quen ra đẩy xe bò cho Tràng và “liếc mắt cười tít” với Tràng.
- Lần gặp thứ hai, thị “sầm sập chạy tới”, “sưng sỉa nói” và lại còn “đứng cong cớn” trước mặt Tràng. Đã vậy, thị còn chủ động đòi ăn. Khi được Tràng mời ăn bánh đúc, thị đã cúi gằm ăn một mạch bốn bát bánh đúc. Ăn xong còn lấy đũa quẹt ngang miệng và khen ngon…
+ Khi trở thành vợ Tràng, thị đã trở về với chính con người thật của mình là một người đàn bà hiền thục, e lệ, lễ phép, đảm đang
- Dáng vẻ bẽn lẽn đến tội nghiệp của thị khi bên Tràng vào lúc trời chạng vạng (thị đi sau Tràng ba bốn bước, cái nón rách che nghiêng, “rón rén, e thẹn”, ngượng nghịu, “chân nọ bước díu cả vào chân kia”…)
- Sau một ngày làm vợ, thị dậy sớm, quét tước, dọn dẹp cho căn nhà khang trang, sạch sẽ. Đó là hình ảnh của một người vợ biết lo toan, thu vén cho cuộc sống gia đình – hình ảnh của một người vợ hiền, một cô dâu thảo.
- Trong bữa cơm cưới giữa ngày đói, thị tỏ ra là một phụ nữ am hiểu về thời sự khi kể cho mẹ và chồng về câu chuyện ở Bắc Giang người ta đi phá kho thóc của Nhật. Chính thị đã làm cho niềm hy vọng của mẹ và chồng thêm niềm hy vọng vào sự đổi đời trong tương lai.
Dàn ý chi tiết lí giải sự thay đổi của nhân vật vợ nhặt sau khi theo Tràng về nhà
I. Mở bài
– Giới thiệu tác phẩm Vợ Nhặt, nhân vật thị: Ấn tượng đặc biệt nhất của nhân vật người vợ nhặt trong cảm nhận của độc giả đó là sự thay đổi, chuyển biến tâm lí, tính cách một cách rõ rệt từ khi ở chợ huyện đến khi về nhà anh Tràng.
II. Thân bài
– Khi còn ở chợ huyện, người vợ nhặt hiện lên là người đanh đá, chỏng lỏn cùng thái độ suồng sã, vô duyên.
+ Chị ta không kiêng nể mà mắng vào mặt Tràng
+ Thẳng thừng đòi ăn chứ không uống nước.
– Ẩn sau vẻ ngoài trơ trẽn, vô duyên ấy là người đàn bà hiền hậu đúng mực; bên trong sự liều lĩnh, dễ dãi ấy lại là khát khao sống, khát khao hạnh phúc đến mãnh liệt.
+ Trên đường đi, trước những tò mò, bàn tán xì xào của người dân xóm ngụ cư, dù có bực nhưng Thị chỉ dám lầm bầm trong miệng.
+ Nhìn thấy gia cảnh nghèo khó, dù thất vọng nhưng chị ta không bộc lộ ra bên ngoài bằng những lời nói cay nghiệt như tính cách trước đấy mà giấu sự thất vọng trong ánh mắt tối lại và trong tiếng thở dài cố nén.
–> Người đàn bà ấy chấp nhận theo không Tràng về làm vợ không phải chỉ là trốn tránh cái đói, cái chết mà còn được thôi thúc bởi khát khao hạnh phúc giản đơn.
Xem thêm : Danh sách những câu ca dao tục ngữ về tình bạn hay và ý nghĩa
– Thị đã chủ động làm quen với bà cụ Tứ, dậy sớm dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị cơm cùng mẹ chồng như để xây dựng mối quan hệ gia đình.
–> Sự vô duyên chỏng lỏn có lẽ cũng chỉ là lớp ngụy trang bên ngoài như cách để Thị phản kháng với hoàn cảnh sống khắc nghiệt, về bản chất chị ta là một con người hiền hậu, biết điều rất đúng mực.
III. Kết bài
– Miêu tả sự thay đổi của nhân vật Thị đã thể hiện được sự trân trọng và niềm tin của nhà văn Kim lân vào những phẩm chất, giá trị tốt đẹp của con người, đó là những vẻ đẹp mà nạn đói không thể nào hủy diệt được.
» Theo dõi và tham khảo thêm các bài văn mẫu phân tích nhân vật Thị trong truyện Vợ nhặt
Top 2 bài nghị luận hay cảm nhận những thay đổi của người vợ nhặt từ khi theo Tràng về nhà
Bài mẫu 1:
Người vợ nhặt là nhân vật khá đặc biệt trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, đó là người vợ Tràng vô tình “nhặt” được ở chợ huyện, là một trong những nhân vật quan trọng góp phần làm nên tư tưởng chủ đề mà nhà văn Kim Lân muốn gửi gắm trong tác phẩm này. Ấn tượng đặc biệt nhất của nhân vật người vợ nhặt trong cảm nhận của độc giả đó là sự thay đổi, chuyển biến tâm lí, tính cách một cách rõ rệt từ khi ở chợ huyện đến khi về nhà anh Tràng.
Khi còn ở chợ huyện, người vợ nhặt hiện lên là người đanh đá, chỏng lỏn cùng thái độ suồng sã, vô duyên. Chị ta không kiêng nể mà mắng vào mặt Tràng trong lần gặp mặt thứ hai, khi được anh Tràng mời uống nước để “chuộc tội” chị ta đã thẳng thừng đòi ăn chứ không uống nước. Hành động cúi mặt ăn liền một mạch hết bốn chiếc bánh đúc đã tạo nên một ấn tượng không mấy tốt đẹp. Chỉ với vài câu nói đùa, người đàn bà ấy đã chấp nhận theo không một người đàn ông xa lạ về làm vợ. Hành động táo bạo đó đã mang đến cho người đọc cảm nhận về một người đàn bà trơ trẽn, liều lĩnh, có phần dễ dãi.
Tuy nhiên, Kim Lân đã vô cùng thành công trong việc chuyển hướng đánh giá, cảm nhận của người đọc cũng như của chính nhân vật Tràng về người đàn bà này. Ẩn sau vẻ ngoài trơ trẽn, vô duyên ấy là người đàn bà hiền hậu đúng mực; bên trong sự liều lĩnh, dễ dãi ấy lại là khát khao sống, khát khao hạnh phúc đến mãnh liệt. Điều này được thể hiện trực tiếp thông qua những thay đổi của người vợ nhặt trên đường về nhà Tràng và khi đã về nhà Tràng. Trên đường đi, trước những tò mò, bàn tán xì xào của người dân xóm ngụ cư, dù có bực nhưng Thị chỉ dám lầm bầm trong miệng, dáng đi khép lép bên cạnh anh Tràng đúng “chuẩn” của một cô dâu mới.
Khi về đến nhà anh Tràng, nhìn thấy gia cảnh nghèo khó, dù thất vọng nhưng chị ta không bộc lộ ra bên ngoài bằng những lời nói cay nghiệt như tính cách trước đấy mà giấu sự thất vọng trong ánh mắt tối lại và trong tiếng thở dài cố nén. Hành động này đã thể hiện được sự thay đổi của nhân vật Thị, cũng cho người đọc một cảm nhận hoàn toàn khác về nhân vật. Vậy ra lí do người đàn bà ấy chấp nhận theo không Tràng về làm vợ không phải chỉ là trốn tránh cái đói, cái chết mà còn được thôi thúc bởi khát khao hạnh phúc giản đơn. Thị đã chủ động làm quen với bà cụ Tứ, dậy sớm dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị cơm cùng mẹ chồng như để xây dựng mối quan hệ gia đình. Và sự vô duyên chỏng lỏn có lẽ cũng chỉ là lớp ngụy trang bên ngoài như cách để Thị phản kháng với hoàn cảnh sống khắc nghiệt, về bản chất chị ta là một con người hiền hậu, biết điều rất đúng mực.
Sự thay đổi của nhân vật Thị là hệ quả tất yếu, khi có một gia đình hạnh phúc Thị đã trở về là chính mình, một người đàn bà hiền hậu có khát vọng sống mạnh liệt. Miêu tả sự thay đổi của nhân vật Thị đã thể hiện được sự trân trọng và niềm tin của nhà văn Kim Lân vào những phẩm chất, giá trị tốt đẹp của con người, đó là những vẻ đẹp mà nạn đói không thể nào hủy diệt được.
Bài mẫu 2:
Một trong những thành công của Kim Lân trong tác phẩm này chính là nghệ thuật đặc tả tâm lý của từng nhân vật. Diễn biến tâm trạng của nhân vật Thị trong Vợ nhặt đã thể hiện được thành công đó trong ngòi bút của tác giả.
Cái năm 1945 trong lịch sử dân tộc khi mà biết bao con người phải chết vì cái đói, vì miếng cơm manh áo. Chữ “tràn” đã được nhà văn sử dụng vô cùng đắt giá. Cái đói đã ập đến từng nhà, từng người mà não lòng đầy thê lương với những cảnh người sống mà “xanh xám như những bóng ma”. Đó là cái không khí u ám với tiếng quạ kêu lên từng hồi, mùi ẩm mốc của rác rưởi cùng với cả mùi gây của xác người. Nhà văn Kim Lân đã đặc tả “khi mà cõi dương lởn vởn không khí của cõi âm” và ranh giới giữa sự sống và cái chết thì mong manh như sợi tóc.
Chính trong cái hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, tưởng chừng người ta sẽ chết vì đói vì khát thì Tràng lại gặp được Thị. “Cái đói đã làm Thị tơi tả và biến dạng nhân cách”. Khi chưa được ăn thì nàng cong cớn, xưng xỉa, để rồi khi được ăn thì Thị quên hết cả sĩ diện, cả ý tứ để theo Tràng về sau lời rủ rê. Điều khác biệt là từ khi chấp nhận cùng Tràng trở về nhà, Thị đã thay đổi theo hướng tích cực. Thị tự nhận thức được rằng mình đã có nơi nương tựa, không phải trong mong được ăn qua ngày, Thị đã hoàn toàn thay đổi để trở thành một người đàn bà mẫu mực.
Nếu như trước đây Thị cong cớn, chao chát hay sưng sỉa nơi nhà kho quán chợ với Tràng, nhưng giờ đây gặp Tràng thì Thị lại ngượng ngịu, chân nọ ríu chân kia, rón rén, e thẹn, cái nón rách tàng tàng che khuất đi nửa mặt. Vì sao Thị lại ngượng ngùng như vậy?
Đó là vì Thị đang đối diện với lòng mình hay bởi sự tò mò của người dân trong xóm. Sự ngượng ngịu này còn bao gồm cả việc chấp nhận về chung một mái nhà với Tràng là chấp nhận dấn thân và cảnh đời xa lạ. Cái dáng điệu “thèn thẹn” có chứa ít nhiều niềm vui của người con gái mới về nhà chồng. Có thể thấy khi phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt, người ta thấy được sự tiến triển trong tâm lý của cô nàng này theo chiều hướng tích cực.
Xem thêm : At Value-Focused Hotels, the Complimentary Breakfast Expands
Khi mới về nhà, Thị “mơm mớm ngồi mé giường” cho thấy cái sự chông chênh đầy rụt rè của Thị trong ngày đầu tiên về nhà chồng. Cô nàng được nhặt ấy đã phân vân biết bao. Thị theo Tràng về vì hoàn cảnh không đủ cái ăn, và rồi cố nén cái sự thất vọng khi thấy gia cảnh của chồng. Kim Lân đã thể hiện thật đặc sắc và chân thực hình ảnh Thị qua chi tiết “cái ngực gầy lép nhô lên, nén một tiếng thở dài”. Hơn nữa lúc ấy bà cụ Tứ – mẹ chồng của nàng còn chưa về. Liệu bà có chấp nhận Thị hay không? Rồi cái cảnh làm dâu sẽ trơ trụi như thế này sao?… Trong tâm trạng ấy, biết bao câu hỏi cứ hiện lên trong tâm trí của Thị. Diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt quả thật là phức tạp và đa chiều.
Khi gặp mẹ chồng – bà cụ Tứ, Thị lại lúng túng chào “U đã về ạ” để rồi trước cái nhìn đăm đăm của mẹ chồng, Thị lại cúi xuống “tay vân vê tà áo đã rách bợt”. Hình ảnh Thị khép nép đứng một chỗ thể hiện tinh tế cái tâm trạng của cô nàng vợ nhặt trong ngày đầu tiên về nhà chồng. Vừa tủi, vừa e thẹn ngượng ngịu của Thị đã được nhà văn diễn tả thật sâu sắc. Diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt cùng vì thế mà trở nên hấp dẫn cho câu chuyện.
Cái tâm của nhà văn Kim Lân không chỉ dừng lại ở những nét phác thảo cái cuộc sống nghèo khổ, cái cảnh theo không về nhà chồng của Thị mà còn thể hiện đậm nét qua sự đầm ấm của một gia đình. Sau ngày về nhà chồng, Thị đã thay đổi. Sáng sớm Thị dậy quét nhà của sân vườn để rồi thấy cái gì đó khác lạ đầy mới mẻ. Và rồi chính Thị nhận ra cái hạnh phúc khi ở ngôi nhà này. Một ý tứ đẹp đẽ thể hiện ở việc Thị ý tứ và món cám đắng chát vào miệng. Nó thật khác biệt với sự lăn xả vào miếng ăn nơi đầu huyện của Thị trước đây, mà nguyên do cũng chỉ vì cái đói.
Người vợ nhặt đã mang đến cho ngôi nhà sự ấm áp của tình yêu gia đình, của tình cảm vợ chồng, của tình thương mà người con dâu dành cho người mẹ xa lạ. Sự chịu khó và chăm chỉ của Thị đã khiến cái mặt ủ ê của bà cụ Tứ tươi tỉnh hẳn lên. Còn chồng Thị – Tràng lại thấy căn nhà trở lên gắn bó lạ lùng. Từ chỗ bị cái đói khát ném ra ngoài đường, bỏ xa nhân cách vì miếng ăn, thì giờ đây chính Thị lại là người thắp lên niềm tin và hạnh phúc.
Câu nói vô tình tưởng như tình cờ của Thị đã thắp lên điểm tựa tinh thần và niềm tin về tương lai tương sáng cho hai mẹ con Tràng – hình ảnh Việt Minh phá kho thóc của Nhật giữa tiếng trống liên hồi. Một tương lai tươi sáng rồi sẽ đến, hứa hẹn sự ấm no hạnh phúc của Thị, cho mẹ con Tràng và biết bao những người nông dân khác lúc bấy giờ.
Có thể nói, diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt đã trải qua bốn giai đoạn. Đầu tiên là sự xấu hổ, phân vân và ngượng ngùng và tiếp theo là sự hạnh phúc. Hình ảnh Thị xuất hiện như ngọn đèn leo lắt trước cơn bão giông của cuộc đời, đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác phẩm Vợ Nhặt.
Qua việc thể hiện và phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thị trong Vợ nhặt đã cho thấy tấm lòng nhân đạo của nhà văn Kim Lân. Ông xót xa lo lắng và cảm thông cho những nhân vật của mình, cho những con người sống trong cái đói đeo đẳng của năm 1945. Qua đó, nhà văn cũng gián tiếp tố cáo xã hội loạn lạc, tố cáo bọn phát xít thực dân đã tạo ra nạn đói và hạ thấp thân phận cũng như nhân phẩm của con người.
Kim Lân, cũng vì thế, đã đứng về phía nhân dân, ủng hộ cách mạng và chiến đấu vì mơ ước tự do, ấm no và hạnh phúc. Nhân vật Thị cũng góp phần cho thấy thái độ yêu mến và trân trọng của tác giả đối với những phẩm chất tốt đẹp của con người, mặc cho hoàn cảnh xô đẩy vẫn không hề bị bào mòn. Mặc dù trong tác phẩm chưa có hình ảnh nào về sự nổ ra của Cách mạng, nhưng trong tương lai gần kho thóc của Nhật sẽ thuộc về tay chúng ta, sức mạnh vùng lên của người nông dân sẽ bộc phát.
Sau khi tham khảo những bài phân tích trên, ta cảm nhận được những thay đổi tích cực của người vợ nhặt từ khi theo Tràng về nhà. Qua đó, tác giả đã tạo nên một hình ảnh sáng ngời về người phụ nữ Việt Nam, góp phần thể hiện quan điểm nhân đạo cao cả của mình đối với thân phận cũng như nhân phẩm của con người. Hi vọng các bạn đã có những kiến thức nhất định và những ý văn hay để triển khai trong bài viết của mình. Chúc các bạn làm bài tốt !
Tham khảo thêm bộ tài liệu Văn mẫu lớp 12 hay nhất để tự rèn luyện, nâng cao kỹ năng làm văn và mở rộng phong phú thêm vốn từ ngữ.
Văn mẫu hay phân tích, cảm nhận và lí giải về những thay đổi của nhân vật người vợ nhặt từ khi theo Tràng về nhà (truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân).
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu