Lớp 6

[Cánh Diều] Giải KHTN 6 Bài 4: Đo nhiệt độ

Hướng dẫn Giải KHTN 6 Bài 4: Đo nhiệt độ chi tiết, đầy đủ nhất, bám sát nội dung bộ SGK Cánh diều, giúp các em học tốt hơn.

I. Phần mở đầu

Có ba cốc đựng nước như hình 4.1. Theo em, nước trong cốc b nóng hơn nước trong cốc nào và lạnh hơn nước trong cốc nào? Nước trong cốc nào có nhiệt độ cao nhất, nước trong cốc nào có nhiệt độ thấp nhất

Trả lời: 

– Theo em, nước trong cốc b nóng hơn nước trong cốc a và nước trong cốc b lạnh hơn nước trong cốc c.

– Theo em, nước trong cốc c có nhiệt độ cao nhất và nước trong cốc a có nhiệt độ thấp nhất.

II. Thang nhiệt độ Xen-xi-ớt

Thang nhiệt độ Xen-xi-ớt cần phải dùng hai nhiệt độ cố định để làm gì?

Trả lời:

Hai nhiệt độ cố định là nhiệt độ của nước đá đang tan  (0°C) và nhiệt độ của nước đang sôi (100°C). Cần dùng hai nhiệt độ cố định này để làm tiêu chuẩn. (thấp hơn 0°C là nhiệt độ âm)

III. Nhiệt kế 

Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế (hình 4.2)

Trả lời: 

Giới hạn đo của nhiệt kế: từ 350C đến 420C

ĐCNN của nhiệt kế: 0,10

IV. Đo nhiệt độ cơ thể

1. Câu hỏi: Dùng nhiệt kế y tế để thảo luận về cách đo nhiệt độ cơ thể

2. Luyện tập: Hãy cho biết cách đặt mắt nhìn và đọc đúng số chỉ của nhiệt kế

3. Vận dụng:

3.1. Trước khi chạm vào một vật nóng có cần ước lượng nhiệt độ của vật ấy không? Vì sao?

3.2. Hãy đọc số chỉ cua nhiệt kế ở các cốc nước trên hình 4.4

3.3. Tìm chênh lệch độ nóng của cốc 1 so với cốc 2 và so với cốc 3

Trả lời:

1. Câu hỏi: 

Để đo nhiệt độ cơ thể, ta cần kiểm tra xem thủy ngân đã tụt xuống dưới số chỉ thấp nhất chưa, nếu chưa thì phải vẩy mạnh nhiệt kế cho đến khi thủy ngân tụt xuống dưới số chỉ thấp nhất.

Đùn bông và cồn ý tế làm sạch nhiệt kế

Đặt nhiệt kế vào nách, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế

Sau khoảng 3 phút, lấy nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ

2. Luyện tập:

Đặt mắt vuông góc với nhiệt kế và cách nhiệt kế khoảng 10 cm

3. Vận dụng:

3.1. Ta cần ước lượng nhiệt độ của vật ấy trước khi chạm và một vật nóng. Để tránh xảy ra phỏng hay những tai nạn tương tự.

3.2. Hình 1: 40 độ C

    Hình 2: -5 độ C

    Hình 3: 20 độ C

3.3. Chênh lệch độ nóng của cốc 1 so với cốc 2: 45 độ

    Chênh lệch độ nóng của cốc 2 so với cốc 3: 25 độ

V. Ôn tập

1. Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây.

a) Thế nào là khoa học tự nhiên?

b) Khoa học tự nhiên có vai trò thế nào trong cuộc sống?

c) Vì sao em phải thực hiện đúng các quy định về an toàn trong phòng thực hành? 

Trả lời: 

a. Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật hiện tượng của thế giới tự nhiên. Các nhà khoa học tìm hiểu khám phá những điều còn chưa biết về thế giới tự nhiên nhằm phục vụ cuộc sống của con người.

b. KHTN có vai trò cung cấp thông tin mới và nâng cao sự hiểu biết. Đồng thời, góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

c. Việc học tập trong phòng thực hành sẽ giúp các em khám phá những điều lí thú của thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, trong phòng thực hành khoa học tự nhiên nếu không cẩn thận, các em dễ gặp phải nhiều tình huống nguy hiểm, nhất là khi sử dụng các hóa chất. Nhiều dụng cụ thí nghiệm làm bằng thủy tinh dễ vỡ có thể làm các em bị thương. Vì vậy các em cần thực hiện nghiêm chỉnh Quy định an toàn trong phòng thực hành. 

2. Các sản phẩm sau đây thường được bán theo đơn vị nào?

Vải may quần áo; nước khoáng; xăng dầu; sữa tươi; gạo.

Trả lời:

Vải may quần áo: mét

Nước khoáng: chai

Xăng dầu: lít

Sữa tươi: hộp

Gạo: kilogam

3. Ước lượng thời gian cần thiết để em đọc hết trích đoạn bài thơ dưới đây:

“Với đôi cánh đẫm nắng trời

Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.

Không gian là nẻo đường xa

Thời gian vô tận mở ra sắc màu.

Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu

Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.

Tìm nơi bờ biển sóng tràn

Hàng cây chắn bão dịu đàng mùa hoa.”

(Trích bài thơ Hành trình của bầy ong của NGUYÊN ĐỨC MẬU) 

Trả lời:

Thời gian đọc hết bài thơ: Khoảng 15 giây.

4. Chiều dài của phần thuỷ ngân trong nhiệt kế là 2 cm ở 0°C và 22 cm ở 100°C (hình 4.5).

a) Nhiệt độ là bao nhiêu nếu chiều dài của thuỷ ngân là 8 cm; 20 cm? 

b) Chiều dài của phần thuỷ ngân sẽ là bao nhiêu nếu nhiệt độ là 50 °C.

Trả lời:

a. 100 độ ứng với: 22 – 2 = 20 cm => 1cm ứng với 5 độ C nên

        8cm ứng với: (8 – 2) x 5 = 30 độ

        20 cm ứng với: ( 20 – 2) x 5 = 90 độ

b. 50 độ ứng với: 20 : 2 + 2 = 12 cm

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button