Tra Cứu

Sông là gì? Hệ thống sông là gì? Sông nào dài nhất Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á nổi tiếng với hệ thống sông ngòi dày đặc và cực kỳ phong phú, trải dọc khắp mọi miền của đất nước. Vậy bạn đã biết sông là gì? Phụ lưu sông là gì? Cồn sông là gì? Sông nào dài nhất Việt Nam? Những thông tin qua bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Sông là gì?

Sông là gì? Sông là gì địa lý 6? Khái niệm về sông cũng đã được giải đáp chi tiết trong chương trình giáo khoa Địa lý lớp 6. Theo wikipedia, sông được khái niệm là dòng chảy đều đặn và tương đối ổn định trên bề mặt của lục địa.

sông là gì
Hình ảnh về một con sông

Phần lớn, các con sông đều sẽ đổ ra biển. Và nơi tiếp giáp với biển được gọi là cửa biển. Ở một số trường hợp, sông chảy dưới lòng đất hoặc có thể khô hoàn toàn trước khi đến vùng nước khác.

Những dòng sông nhỏ cũng được gọi với nhiều tên khác nhau như suối, rạch, phụ lưu. Hiện nay, chưa có một tiêu chuẩn nhất định nào để đặt tên cho những yếu tố địa lý như dòng sông, suối. Dù tại một số quốc gia thì nó vẫn được gọi là sông, hoặc kênh dựa vào kích thước.

Sông là gì địa lý lớp 6? Hiểu đơn giản và ngắn gọn nhất, sông là dòng chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt của lục địa. Sông được các nguồn nước ngầm, nước mưa hay nước băng tuyết nuôi dưỡng. Sông đóng vai trò quan trọng, là lưu vực thu nước, trung gian để chuyển nước tới đại dương.

Một số khu vực gọi sông là kênh rạch, sông nhánh, suôi. Tuy nhiên về mặt khoa học, tên gọi chính xác là sông.

Giải đáp một số thắc mắc về sông

Xoay quanh khái niệm về sông, dưới đây là một số thắc mắc liên quan mà các bạn nên biết thêm:

Cồn sông là gì?

Theo wiki, cồn trong một dòng sông là khu vực trầm tích cao (như sỏi hoặc cát) đã được dòng chảy lắng đọng. Các loại cồn sông gồm cồn giữa kênh (hay cồn phân dòng và phổ biến nhất là sông phân dòng), điểm cồn (phổ biến ở những con sông uốn khúc) và cồn miệng (phổ biến ở khu vực vùng đồng bằng sông). Vị trí các cồn được xác định bởi hình dạng dòng sông và dòng chảy qua nó. Các cồn phản ánh trực tiếp về điều kiện cung cấp trầm tích. Đồng thời cũng có thể chỉ ra nơi nào có tốc độ cung cấp trầm tích lớn hơn so với khả năng vận chuyển.

cồn sông là gì
Cồn sông là gì?

Một cồn ở giữa kênh cũng được gọi là một cồn phân dòng. Sở dĩ, chúng thường được tìm thấy trong những kênh hoặc sông phân dòng. Các sông, kênh phân dòng rộng, nông được tìm thấy tại những vị trí, khu vực nơi trầm tích dễ bị xói mòn. Điển hình như tại khu vực đồng bằng bị phá vỡ; hoặc tại một ngọn núi phía trước có tải lượng trầm tích cao.

Những hệ thống sông này liên quan trực tiếp đến độ dốc cao, năng lượng dòng chảy, cung cấp trầm tích, ứng suất cắt và tốc độ vận chuyển tải trọng đáy.

Những dòng sông phân dòng có mô hình kênh rất phức tạp và rất khó để toán trước. Kích thước trầm tích cũng có xu hướng khác nhau giữa những dòng. Chính từ các đặc điểm này đã tạo nên sự hình thành các công phân dòng. Những luồng phân dòng thường được lấp đầy bởi lượng trầm tích lớn để tạo nên nhiều kênh dòng chảy trong đồng bằng ngập lụt.

Hệ thống sông là gì?

Hệ thống sông là mạng lưới gồm các con sống nhỏ hợp thành để cung cấp nước cho dòng sông chính. Hệ thống sông bao gồm phụ lưu cung cấp nước đổ ra sông chính, sông chính và chi lưu là từ sông chính để đổ ra biển hoặc đổ ra những con sông khác.

Tại nước ta gồm 9 hệ thống sông lớn nhất là: Hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Thái Bình, hệ thống sông Bằng Giang, hệ thống sông Mã, hệ thống sông Cả, hệ thống sông Thu Bồn, hệ thống sông Ba, hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Mê Kông.

Lưu vực sông là gì?

Lưu vực sông là vùng đất ở xung quanh sông. Lưu vực sông lớn thì lượng nước càng nhiều và ngược lại.

lưu vực sông là gì lớp 6
Lưu vực sông Vu Gia

Khái niệm về lưu vực sông cũng được định nghĩa chi tiết trong điều 2 của Luật tài nguyên nước 2022: Lưu vực sông là vùng đất trong phạm vi đó có nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra biển hoặc thoát ra một cửa chung.

Lưu vực sông gồm lưu vực sông nội tỉnh và lưu vực sông liên tỉnh.

Kè sông là gì?

Kè sông hay còn gọi là kè bờ, bờ kè. Đây là dạng công trình để bảo vệ bờ sông trước các tác động xói lở gây ra bởi sóng và dòng chảy. Thông thường, kè sẽ được thiết kế ở trên của mái đê.

Lạch sông là gì?

Một con lạch sông có thể được mô tả như cơ thể nhỏ của nước chảy. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia thì ý nghĩa của thuật ngữ lạch cũng có sự khác nhau. Ví dụ, ở Bắc Mỹ, New Zealand và Úc, một dòng suối trung bình hoặc nhỏ thì được gọi là một con lạch. Ở Ấn Độ, Vương Quốc Anh một con lạch chỉ một lối vào hẹp ra biển.

Một lạch thường cạn và chảy vào một khối nước lớn. Dù những con lạch được cho là nhỏ hơn sông nhưng cũng có một số con lạch trên thế giới sẽ lớn hơn sông.

Phụ lưu sông là gì?

Phụ lưu sông là một dòng sông đỏ nước vào hồ nước hoặc dòng sông chính. Vùng đổ nước này còn được gọi là cửa sông. Đây cũng là vị trí kết thúc của phụ lưu đó. Đồng thời điểm chung với sông chính thì sẽ gọi là điểm hợp lưu.

Hiện nay, chưa có quy tắc phân biệt phụ lưu và sông chính. Thực tế, từ xa xưa người dân đã đặt tên các đoạn sông theo ý nghĩa riêng. Chung quy, sông ngắn hơn, hẹp hơn, lưu lượng nhỏ hơn thì được gọi là phụ lưu. Tuy nhiên, cũng có sông dài hơn, lưu lượng lớn hơn vẫn được coi là phụ lưu sông.

Phân loại sông

Tùy vào từng tiêu chí khác nhau, sông được chia thành những loại như sau:

Phân loại theo bậc sông

Ở góc độ chi tiết, sông được phân dựa theo theo Horton – Strahler.

Những dòng sông ở thượng nguồn sẽ được đánh số 1. Hai sông ở cấp 1 sẽ hợp nhất tạo thành sông cấp 1. 2 chỉ là sông ở cấp 1. Nhưng hai sông cấp 2 hợp thành sông cấp 2. Tức là, hai dòng sông phải cùng một cấp thì mới hợp thành sông hơn một cấp. Cứ như thế, sẽ được đánh số cho đến tận cửa sông.

Phân loại sông dựa vào địa hình

Dựa vào địa hình, sông được chia thành các loại như sau:

  • Sông trẻ: Những con sông có độ lớn ít, phụ lưu ít và nước chảy xiết. Những lòng dẫn của sông xâm nhập sâu, phát triển nhanh hơn bởi hiện tượng xói mòn chiều ngang.
  • Sông trưởng thành: Sông có độ dốc nhỏ và chảy chậm hơn sông trẻ. Sông trường thành sẽ có nhiều phụ lưu đổ vệ, lưu lượng cũng lớn hơn sông trẻ. Xâm nhập ngang cũng lớn hơn xâm nhập sâu như sông Saint Lawrence, sông Mississippi, sông Danube hay sông Thames, sông Ohio, sông Paraná…
  • Sông già: Sông có độ dốc thấp, năng lượng xói mòn cũng nhỏ… Những sông cũ được đặc trưng bởi những bãi bồi như sông Hoàng Hà, sông Hằng, sông Nile hay sông An…
  • Sông tái sinh: Sông có độ dốc bởi lực kiến tạo của những tầng địa chất.

Sông được hình thành như thế nào?

Trên trái đất, các dòng sông được hình thành bởi các hoạt động xâm thực của dòng nước. Trong quá trình chảy dòng nước sẽ bào mòn đi một phần của địa hình. Bắt đầy sự hình thành nên dòng sông. Sự hình thành của sông xảy ra nhiều năm, trong một thời gian dài. Tốc độ hình thành của dòng sông sẽ phụ thuộc vào địa chất của nơi dòng chảy đi qua.

Tìm hiểu về hệ thống sông tại Việt Nam

Hiện tại, Việt Nam có 2360 sông dài trên 10km. Trong đó, chiếm 93% là sông ngắn và sông nhỏ, chảy liên tỉnh. Đồng thường được đưa vào danh mục quản lý của Cục đường Sông Việt Nam. Trong đó, gồm 191 tuyến sông, kênh có tổng chiều dài 6.734,6 km được xem là tuyến đường sông của quốc gia. Dưới đây là một số thông tin thêm về hệ thống sông tại Việt Nam:

  • Mật độ sông, kênh trung bình cả nước đạt 0,60 km/km2. Vùng Nam Trung Bộ là nơi có mật độ sông thấp nhất. Mật độ sông khu vực đồng bằng sông Hồng là 0,45 km/km2. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có mật độ sông là 0,68 km/km2.
  • Tổng lưu lượng nước trung bình các sông và kênh là 26.600 m³/s. Trong đó, phần được sinh ra trên đất của Việt Nam chiếm tỷ lệ 38,5%; phần từ nước ngoài chảy vào chiếm 61,5%. Hệ thống sông Cửu Long chiếm tỷ lệ 60,4%, hệ thống sông Hồng chiếm 15,1% và các con sông còn lại chiếm tỷ lệ 24,5%. Việt Nam hiện có 23 con sông xuyên biên giới. Trong đó có những sông lớn như Sông Mã, Sông Đà, Sông Đồng Nai, Sông Hồng…
  • Hướng của các dòng sông tại Việt Nam chủ yếu chảy từ hướng Tây sang Đông, từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam, từ đất liền ra biển Đông. Tuy nhiên, cũng có dòng sông chảy ngược, điển hình như sông Sê San (Krông Pơ Kô) và Sêrêpôk (Đắk Krô) hình thành tại khu vực Tây Nguyên. Sau đó sẽ chảy ngược hướng Tây sang Campuchia. Tại miền Bắc có sông Kỳ Cùng hình thành ở tỉnh Lạng Sơn cũng chảy ngược hướng Đông Nam – Tây Bắc sang Trung Quốc.
  • Dọc bờ biển, trung bình 23km sẽ có một cửa sông. Nước ta có 112 cửa sông, lạch sông đổ ra biển. Tại Việt Nam, các cửa sông lớn thường bắt nguồn từ nước ngoài, phần hạ lưu và trung lưu chảy trên đất của Việt Nam.
  • Ba con sông rộng nhất là sông Tiền, sông Hồng và sông Hậu có chiều rộng trung bình khoảng 1km.
  • Các con sông có chiều dài chảy trong nước ta lớn nhất là Sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình.
  • Các con sông có tốc độ dòng chảy lớn nhất là sông Đà, sông Hồng và sông Lô. Trong đó, lưu lượng sông Hồng lớn nhất trong tháng 8 là hơn 9.200m3/s.

Những con sông dài nhất Việt Nam

Mỗi con sông đều đóng vai trò quan trọng riêng của mình. Bạn có biết con sông nào dài nhất Việt Nam? Con sông nào sâu nhất Việt Nam? Cùng điểm qua những con sông dài nhất Việt Nam nhé:

Sông Đồng Nai

Thông tin về sông Đồng Nai

  • Tổng chiều dài (km): 568
  • Diện tích lưu vực (km²): 38.600
  • Thượng nguồn sông: Tỉnh Lâm Đồng
  • Cửa sông: Biển Đông
hệ thống sông đồng nai
Sông Đồng Nai – Sông nội địa dài nhất của Việt Nam

Đứng vị trí đầu tiên trong danh sách sông dài nhất của Việt Nam là sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai là dòng sông dài nhất được bắt nguồn từ Việt Nam. Tổng chiều dài của sông là 568km, sông khởi nguồn từ cao nguyên Langbiang của tỉnh Lâm Đồng.

Là con sông dài nhất Việt Nam, sông Đồng Nai chảy qua địa phận của 7 tỉnh. Bao gồm tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, tỉnh Bình Phước, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và cả Thành phố Hồ Chí Minh.

Sông Đồng Nai chảy theo hai hướng chính gồm Tây Bắc, Đông Nam chủ yếu ở thượng lưu. Còn hướng Đông Bắc Tây Nam chủ yếu ở trung lưu, hạ lưu.

Với lượng nước rất lớn, sông Đồng Nai đóng vai trò quan trọng cho địa phương và trên cả nước. Đây chính là nguồn cung cấp nước lớn cho thành phố Biên Hòa và Hồ Chí Minh.

Sông Mê Kông

Thông tin sông Mê Kông

  • Tổng chiều dài (km): 4.350
  • Diện tích lưu vực (km²): 795.000
  • Thượng nguồn sông: Tỉnh Lasagongma Spring tại Trung Quốc
  • Cửa sông: Đồng bằng Sông Cửu Long
sông mê kông
Sông Mê Kông lọt top sông quan trọng nhất thế giới

Sông Mê Kông là một trong những dòng sông lớn nhất trên thế giới và cũng là dòng sông dài nhất của Việt Nam. Sông Mê Kông được bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng Trung quốc và chảy qua các quốc gia Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia và Việt Nam.

Bắt đầu từ Phnôm Pênh của Campuchia, sông Mê Kông sẽ chia thành hai nhánh. Bên trái là sông Mê Kông (tại Việt Nam gọi là sông Tiền hay sông Tiền Giang). Cả hai con sông này đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ Nam Bộ của Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện tại, sông Mê Kông là sông dài nhất chảy qua lãnh thổ của Việt Nam.

Sông Mê Kông đóng vai trò vô cùng quan trọng với nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ là dòng sông dài nhất tại Việt Nam, sông Mê Kông còn nơi lưu giữ hệ sinh thái đa dạng lớn trên cả nước, cần được giữ gìn và bảo tồn.

Sông Đà

Thông tin về sông Đà

  • Tổng chiều dài (km): 910
  • Diện tích lưu vực (km²): 52.900
  • Thượng nguồn sông: Tỉnh Vân Nam của Trung Quốc
  • Cửa sông: Sông Hồng
sông đà
Sông Đà chính là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng

Sông Đà còn được gọi là sông Đà Giang hay sông Bờ. Sông Đà được coi là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Chiều dài của sông là 910km, diện tích lưu vực khoảng 52.900km2. Dòng chính sông Đà bắt nguồn từ núi Vô Lượng tại tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Sông Đà chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam rồi nhập với sông Hồng tại Phúc Thọ. Đoạn sông Đà tại Việt Nam dài 527km. Điểm đầu sông là biên giới Việt Nam-Trung Quốc tại vị trí huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu).

Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam là Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ (phân chia huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ với Ba Vì của Hà Nội). Điểm cuối l ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông của tỉnh Phú Thọ.

Dòng chính Sông Đà chảy vào Việt Nam ở Mù Cả tỉnh Mường Tè. Đoạn đầu sông lãnh thổ Việt Nam, sông Đà Còn còn được gọi Nậm Tè, chạy dọc biên giới gặp phụ lưu Tiểu Hắc ở Mù Cả, Mường Tè. Phụ lưu Tiểu Hắc vào Việt Nam ở xã Ka Lăng, Mường Tè, chảy dọc theo biên giới phía tây và hợp lưu với dòng chính của sông Đà ở xã Mù Cả.

Lưu lượng nước sông Đà lớn, cung cấp khoảng 31% lượng nước cho sông Hồng. Đồng thời đóng vai trò là nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện của Việt Nam.

Sông Hồng

Thông tin về sông Hồng

  • Tổng chiều dài (km): 1.149
  • Diện tích lưu vực (km²): 143.700
  • Thượng nguồn sông: Tỉnh Hengduan Shan tại Trung Quốc
  • Cửa sông: Cửa Ba Lạt
sông hồng
Sông Hồng nhìn từ không trung

Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Tổng chiều dài của sông Hồng là 1149km. Đoạn sông Hồng chảy trên lãnh thổ Việt Nam dài 510 km. Sông Hồng đóng vai trò quan trọng cho nền văn hóa lúa nước Việt Nam.

Điểm tiếp xúc đầu tiên sông Hồng tại lãnh thổ Việt Nam là xã A Mú Sung (huyện Bát Xát, Lào Cai). Ở Lào Cai, sông Hồng cao hơn mực nước biển là 73 m. Đến Yên Bái cách Lào Cai khoảng 145 km thì sông chỉ còn ở độ cao 55 m.

Lưu lượng nước trung bình của sông Hồng hàng năm rất lớn, khoảng 2640 m³/s (tại cửa sông). Tổng lượng nước chảy qua lên đến 83,5 tỷ m³. Tuy nhiên phân bổ lưu lượng nước không đều. Vào mùa khô, lưu lượng nước giảm chỉ còn 700 m³/s. Còn mùa mưa cao điểm có thể đạt đến 30.000 m³/s.

Sông Mã

Thông tin về sông Mã

  • Tổng chiều dài (km): 512
  • Diện tích lưu vực (km²): 28.400
  • Thượng nguồn sông: Tỉnh Điện Biên, Việt Nam
  • Cửa sông: Biển Đông
sông mã
Sông Mã hùng vĩ, hoang sơ

Sông Mã là con sông của Việt Nam và Lào, có tổng chiều dài 512km. Trong đó, phần ở lãnh thổ Việt Nam dài 410km. Lưu vực sông Mã rộng 28.400 km², phần ở lãnh thổ Việt Nam rộng 17.600 km², trung bình 762 m và độ dốc trung bình 17,6%, mật độ sông suối toàn lưu vực là 0,66 km/km². Lưu lượng nước trung bình năm sông Mã là 121m³/s tại Xã Là và 341m³/s tại Cẩm Thuỷ . Sông Mã chủ yếu chảy giữa vùng trung du và rừng núi.

Phù sa của sông Mã chính là nguồn chủ yếu tạo nên đồng bằng tỉnh Thanh Hóa lớn thứ 3 tại Việt Nam. Sông Mã chảy vùng trũng giữa hai dãy núi Pu Sam Sao và núi Su Xung Chao Chai. Phần lớn, các phụ lưu sông Mã đều bắt nguồn từ hai dãy núi này.

Không chỉ cung cấp nguồn nước dồi dào cho thủy điện, Sông Mã còn đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều nhiệm vụ khác như cung cấp nước cho nông nghiệp, thủy điện, chống lũ hạ du.

Sông Lam (sông Cả)

Thông tin về sông Lam

  • Tổng chiều dài (km): 513 km
  • Diện tích lưu vực (km²): 27.200
  • Thượng nguồn sông: Lào
  • Cửa sông: Biển Đông
sông lam
Sông Lam (sông Cả) được coi là biểu tượng của người dân xứ Nghệ

Sông Lam hay còn có tên gọi khác là Sông Cả, Ngàn Cả, Nậm Khan hay Thanh Long Giang cũng là tên con sông này.

Sông Lam là một trong hai con sông lớn nhất của Bắc Trung Bộ tại Việt Nam. Sông Lam bắt nguồn từ cao nguyên Xiengkhuang của Lào. Phần sông Lam chảy trên lãnh thổ Lào được gọi là Nam Khan. Phần chính của dòng sông chảy qua tỉnh Nghệ An, phần cuối của sông Lam sẽ hợp lưu với sông La từ tỉnh Hà Tĩnh, tạo thành ranh giới của Hà Tĩnh và Nghệ An để đổ ra biển tại cửa Hội.

Là một trong những con sông dài nhất Việt Nam sông Lam đóng vai trò là huyết mạch của Nghệ An. Sông Lam góp phần vào việc hình thành, vun đắp truyền thống lịch sử văn hóa mang đậm bản sắc xứ Nghệ. Ngoài ra, dòng sông này cũng mang nhiều giá trị về lợi ích cho người dân nơi đây.

Hiện tại, sông Lam núi Lĩnh được coi là biểu tượng Xứ Nghệ với niềm tự hào về một vùng văn hóa Lam Hồng.

Sông là gì? Với những thông tin qua bài viết chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về sông. Sự hình thành các con sông cùng với đó là thông tin về những con sông dài nhất tại Việt Nam. Hy vọng, thông tin qua bài viết hữu ích cho bạn đọc.

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button