Tra Cứu

Xét nghiệm máu MCHC là gì? Ý nghĩa của chỉ số MCHC?

Hoạt động xét nghiệm máu là một hoạt động diễn ra thường xuyên trong các hoạt động ý tế, việc xét nghiệm máu sẽ là cơ sở cho các các các sĩ chẩn đoán bệnh và hiện nay có nhiều các xét nghiệm máu khác nhau được các cơ sở ý tế và bác sĩ sử dụng một trong số đó là xét nghiệm máu MCHC. Đây là một loại xét nghiệm máu được sử dụng phổ biến, nhưng đối với những người không hoạt động trong chuyên ngành y học thì chắc hẳn chưa hiểu như thế nào là xét nghiệm MCHC. Vậy xét nghiệm máu MCHC nghĩa là gì?

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Xét nghiệm máu MCHC là gì?

Xét nghiệm máu MCHC về cơ bản cũng là một loại xét nghiệm máu do đó để có thể hiểu một cách chính xác và chi tiết về xét nghiệm máu MCHC trước hết chúng ta phải hiểu như thế nào là xét nghiệm máu để qua đó có cái những kiến thức nền tảng để đi vào tìm hiểu vấn đề trọng tâm xét nghiệm máu MCHC là gì?

Xét nghiệm máu hay có tên gọi khoa học là xét nghiệm huyết học. Được thực hiện trên mẫu máu thường được lấy từ tĩnh mạch trong cánh tay bằng cách sử dụng kim tiêm dưới da hoặc thông qua lấy máu đầu ngón tay. Khi đó, mẫu máu của người được chỉ định làm xét nghiệm sẽ được đem đi phân tích, đo hàm lượng chất hoặc đánh giá các loại tế bào máu. Các chỉ số thu được là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán và phát hiện bệnh, đồng thời, đánh giá mức độ hiệu quả của các phương pháp điều trị. Đối với xét nghiệm MCHC do cũng là một loại xét nghiệm máu lên về cơ bản cũng được thực hiện theo phương pháp xét nghiệm máu thông thường. Tìm hiểu một cách cụ thể và rõ ràng hơn.

Xét nghiệm máu MCHC có tên gọi đầy đủ là Mean corpuscular Hemoglobin Concentration (nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu), đây là lượng nồng độ hemoglobin trung bình hoặc hàm lượng hemoglobin trên một đơn vị thể tích (trọng lượng / thể tích hoặc g / dL) trong mỗi tế bào hồng cầu (RBC),tương ứng với kích thước của tế bào. Ngoài ra, nó có thể được coi là tỷ lệ phần trăm hồng cầu bao gồm hemoglobin. Nó là một giá trị được tính toán, thu được bằng cách chia hemoglobin, được đo bằng quang phổ sau khi ly giải RBC trong thiết bị, cho khối lượng RBC được xác định bởi HCT hoặc PCV. Hiểu một cách đơn giản hơn thì MCHC chính là nồng độ huyết sắc tố tế bào hồng cầu, nó cho biết có bao nhiêu phần trăm tế bào máu của bạn được tạo thành từ hemoglobin.

Xét nghiệm máu MCHC là cách để kiểm tra chỉ số MCHC có trong máu và từ kết quả xét nghiệm đó, bác sĩ có thể xem xét và cho đánh giá, chuẩn đoán về tình trạng sức khỏe và các căn bệnh mà người xét nghiệm đang mắc phải.

Giá trị MCHC hữu ích trong việc chẩn đoán thiếu máu, nhưng được sử dụng cùng với số lượng hồng cầu và các chỉ số hồng cầu khác như thể tích tiểu thể trung bình (MCV) và độ rộng phân bố hồng cầu (RDW).

2. Mục đích xét nghiệm máu MCHC:

Việc xét nghiệm máu MCHC nhằm theo dõi nồng độ hemoglobin trong cơ thể. Từ điều này sẽ giúp các bác sĩ có cơ sở để chẩn đoán, phát hiện kịp thời các căn bệnh đang và có thể diễn ra trong cơ thể người bệnh để có những phương pháp, biện pháp chữa trị tốt nhất đối với người bệnh, hạn chế tối đa tác động xấu đến thể chất và tình thần, đảm bảo sức khỏe của bệnh nhân được diễn ra một cách bình thường.

Khi tiến hành xét nghiệm máu MCHC các bác sĩ sẽ xem xét dựa trên các lý do bao gồm:

Thứ nhất, Khi người bệnh có các triệu chứng thiếu máu, ảnh hưởng đến sức khỏe gây ra tình trạng xấu đến sức khỏe chẳng hạn như mệt mỏi, da nhợt nhạt hoặc choáng váng.

Thứ hai, Khi tìm kiếm các nguyên nhân khác nhau của bệnh thiếu máu (khi số lượng hồng cầu hoặc nồng độ hemoglobin của một người thấp).

3. Ý nghĩa của xét nghiệm MCHC:

Chỉ số xét nghiệm được xem xét, đánh giá thông qua công thức xét nghiệm toàn phần, chúng được tính bằng cách đo giá trị của hemoglobin và hematocrit có trong máu. Chỉ số MCHC sẽ đánh giá nồng độ huyết sắc tố tế bào hồng cầu, từ đó có thể giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý về máu trong đó có chứng rối loạn đông máu, thiếu máu do thiếu sắt hoặc một số bệnh lý khác liên quan đến máu.

Trường hợp chỉ số MCHC thấp (giảm sắc tố) có nghĩa là có nồng độ hemoglobin thấp hơn trong một thể tích nhất định của tế bào hồng cầu, và do đó, khả năng vận chuyển oxy đến các mô bị giảm.

Trường hợp MCHC bình thường (hay nhiễm sắc tố) hoặc cao (tăng sắc tố) có nghĩa là khả năng vận chuyển oxy của các tế bào hồng cầu là bình thường. Tuy nhiên, nó vẫn có thể bị thiếu nếu không có đủ hồng cầu.

Sau đây là một vài yếu tố hạn chế ảnh hưởng đến việc đọc chỉ số MCHC bao gồm:

– Sau khi tiến hành truyền máu: Máu được lấy ra sau khi tiến hành truyền máu đây sẽ là hỗn hợp của các tế bào được hiến tặng cộng với các tế bào hồng cầu bình thường của một người.

– Thiếu máu kết hợp: Nếu một người có hai loại thiếu máu khác nhau dẫn đến sự khác nhau về mức mức MCHC, thì việc đọc sẽ trở lên vô ích trong việc chẩn đoán.

– Các điều kiện làm cho Hemoglobin hoặc Hematocrit không chính xác khiến việc đọc chỉ số MCHC cũng thay đổi.

4. Chỉ số MCHC thấp cho biết điều gì?

Chỉ só MCHC thấp (trừ khi kết quả không chính xác do một trong những hạn chế đã nêu trước đó), có nghĩa là các tế bào hồng cầu trong cơ thể đang không có đủ hemoglobin. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể bao gồm: Cơ thể thiếu sắt, nhiễm độc chì, thiếu máu nguyên bào bên, bị thiếu máu của các bệnh mãn tính,….

Chỉ số MCHC thấp cụ thể dẫn đến một số loại bệnh như:

Thiếu máu thiếu Sắt

Khi người xét nghiệm máu MCHC có mức độ chỉ số thấp sẽ là nguyên tố dẫn đến tình trạng người bệnh bị thiếu máu thiếu sắt. Sắt chính là nguyên tố cần thiết để sản xuất ra hemoglobin, vì vậy nếu bạn thiếu sắt, hemoglobin sẽ được sản xuất ít hơn cho mỗi tế bào hồng cầu, khi đó kết quả xét nghiệm máu sẽ phản ánh chỉ số MCHC thấp hơn bình thường.

Bệnh Thalassemia

Bệnh thalassemia là một rối loạn về máu mà cơ thể tạo ra một dạng hemoglobin bất thường. Bệnh nhân mắc bệnh alpha và beta-thalassemia có MCHC thấp hơn so với người khỏe mạnh bình thường.

Chứng Tăng Hồng Cầu Lưới

Đây là chứng tế bào hồng cầu chưa trưởng thành giúp tăng hồng cầu lưới xảy ra khi có một lượng hồng cầu lưới cao trong máu vì các hồng cầu lưới có ít hemoglobin trong mỗi tế bào hơn so với kích thước bình thường của tế bào hồng cầu trưởng thành, chúng có thể làm giảm tổng thể MCHC của bạn.

Nhiễm Trùng

Nhiều loại nhiễm trùng khác nhau cũng có thể làm giảm chỉ số MCHC, chẳng hạn như: Giun móc, Pylori, bệnh lao, HIV, nhiễm trùng gây viêm,…

5. Chỉ số của MCHC cao cho biết điều gì?

Còn ngược lại đối với chỉ số MCHC ở mức độ cao sẽ cho biết nồng độ hemoglobin đặc hơn mức bình thường. Các nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến tình trạng chỉ số của MCHC ở mức độ cao kèm theo thiếu máu bao gồm: Do tình trạng người bệnh hút thuốc lá, cơ thể tự miễn dịch…những nguyên nhân này dẫn đến thiếu máu tan máu tự miễn; Vết bỏng nặng, bệnh ga, bệnh Hemoglobin, bệnh hồng cầu hình liềm,…

Chỉ số MCHC cao cụ thể dẫn đến một số loại bệnh như:

Tan Máu

Tan máu là các tế bào hồng cầu bị vỡ hoặc phá hủy. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm tăng MCHC. Điều này là do các tế bào hồng cầu đang giảm, trong khi hemoglobin tương đối không thay đổi.

Thiếu Vitamin B12

Thiếu vitamin B12 sẽ là n hân tố khiến cho MCHC tăng lên với lý do là tình trạng thiếu B12 có thể làm giảm các tế bào hồng cầu, nhưng không làm giảm huyết sắc tố.

Hereditary Spherocytosis

Hereditary Spherocytosis (HS) là một tình trạng với các tế bào hồng cầu bị phá hủy và vàng da. Trong quá trình HS, các tế bào hồng cầu thay đổi hình dạng, thay vì hình đĩa 2 mặt như bình thường thì nay là hình cầu và MCHC tăng lên. Bệnh nhân Hereditary Spherocytosis có MCHC cao hơn đáng kể so với người khỏe mạnh.

Agglutinin Lạnh

Agglutinin lạnh là tình trạng kháng thể làm cho các tế bào hồng cầu kết tụ lại với nhau. Các kháng thể lạnh làm tăng MCHC.

Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh với chỉ số MCHC ở mức bình thường việc cần thiết đối với mỗi người là nên đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên. Việc này sẽ giúp phát hiện kịp thời các triệu chứng sớm của việc tăng, giảm mức đôk MCHC. Những kết quả xét nghiệm máu sẽ giúp đánh giá tình hình sức khỏe hiện tại của bản thân. Căn cứ vào đó các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn:

– Trường hợp chỉ số xét nghiệm máu MCHC ở mức độ thấp, người bệnh cần chú ý ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất, điều quan trọng nhất là chế độ ăn uống của bạn phải chứa đủ lượng chất sắt được khuyến nghị. Nếu như bạn bị thiếu sắt hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt như gan, thịt, cá, trứng … Đồng thời hạn chế uống các đồ uống như trà, cà phê vì chúng làm giảm khả năng hấp thu sắt trong cơ thể.

– Trường hợp chỉ số MCHC của bạn tăng, bạn nên ăn các loại thức ăn giàu vitamin B12. Vitamin B12 có nhiều trong các thực phẩm như thịt gà, gà tây, thịt cừu, thịt bò và gan lợn… Ngoài ra nên điều chỉnh lối sống, không uống rượu, không nên hút thuốc (nicotine). Và điều quan trọng là đi kiểm tra định kỳ với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh và có biện pháp điều trị sớm nhất, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trên đây, là những thông tin cơ bản của Xét nghiệm máu MCHC đã được chúng tôi tìm hiểu qua các tài liệu có liên quan và bằng sự hiểu biết của mình để qua đó giúp người đọc có thêm kiến thức về Xét nghiệm máu MCHC, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn, mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ với công ty Luật Dương Gia theo thông tin liên lạc được cập nhật trong bài viết, chúng tôi với đội ngũ nhân viên trẻ sôi nổi đầy nhiệt huyết sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc.

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button