Tra Cứu

Mồ mả là gì? Hành vi xâm phạm mồ mả là gì?

Mồ mả là gì? Hành vi xâm phạm mồ mả là gì? Xử phạt như thế nào đối với hành vi này? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!

1. Mồ mả là gì?

Mồ mả là nơi chôn cất thi thể, hài cốt hoặc tro hài cốt của cá nhân. Mồ mả của cá nhân gắn liền với nhân thân của người đó. Từ xưa đến nay việc bảo vệ mồ mả của cá nhân cho dù ở bất kì xã hội nào cũng đề được quan tâm, chú ý theo tín ngưỡng, phong tục tập quán, tôn giáo.

Mồ mả được huyệt là gì? Làm sao để chọn được huyệt mộ cát? | Khoa Học Đời Sống

2. Hành vi xâm phạm mồ mả là gì?

Điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả gây ra được cấu thành bởi ba yếu tố:

“Hành vi xâm phạm mồ mả luôn được xác định là hành vi trái pháp luật; lỗi của người có hành vi xâm phạm mồ mả; mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi gây thiệt hại mồ mả.”

Việc xác định đó là căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm dân sự của người có hành vi xâm phạm hay không bị coi là xâm phạm mồ mả của cá nhân.

  • Người có hành vi cho dù với bất kì mục đích gì mà xâm phạm trực tiếp đến xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết; xâm phạm tính nguyên dạng của xác, của hài cốt, tro hài cốt hoặc làm hao hụt hài cốt, tro hài cốt đã mai táng thì hành vi đó là hành vi xâm phạm mồ mả;
  • Người có hành vi di chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài cốt của cá nhân trái với ý chí của những người thân thích của người chết (ngoại trừ trường hợp phải di rời mồ mả theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền);
  • Người có hành vi thay đổi tấm bia ghi tên hay danh tính của người chết có xác, hài cốt, tro hài cốt dưới mộ, gây ra sự nhầm lẫn đối với người thân thích của người chết đó;
  • Người có hành vi san phẳng mồ mả của người chết, làm mất dấu tích của ngôi mộ, khiến không thể phát hiện được vị trí của ngôi mộ đó.

3. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt theo Bộ luật hình sự:

Theo điều 319, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt như sau:

“1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;

c) Vì động cơ đê hèn;

d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.”

Như vậy, đối với tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt thì mức phạt tù cao nhất lên đến 07 năm. Gắn với các hành vi vi phạm trên, luật có điều chỉnh tội danh đối với người thực hiện. Bên cạnh đó là các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực tôn giáo hay chuẩn mực xã hội có liên quan. Cho nên mỗi người cần nhận thức đúng đắn trách nhiệm, hành vi của mình. Đặc biệt không được xâm phạm đến mồ mả, tro cốt, hài cốt của người đã chết.

4. Các câu hỏi thường gặp

Mặt khách quan của tội phạm là gì?

Tội phạm được thể hiện bằng nhiều hành vi cụ thể. Như những hành vi sau:

+ Đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.

+ Phá hủy, làm hư hỏng các tượng đài, bia đá xây trên mồ mả.

+ Chiến đoạt những đồ vật để trên mồ, trong mộ hoặc đào mồ mả.

+ Khai quật xác người, khai quật hài cốt.

+ Lấy đi tài sản được chôn theo người chết (quần áo, đồ trang sức kim khí, đá quý,..).

+ Hoặc có những hành vi khác xâm phạm thi thể người chết như: mổ để lấy các bộ phận trên cơ thể khi không được phép, chặt thi thể ra làm nhiều khúc để trả thù hả giận,…

Thi thể được hiểu là thân thể người chết chưa được an táng, chưa được chôn hoặc hỏa táng. Ví dụ:

+ Người chết đang để trong nhà xác.

+ Người chết do tai nạn ở trên đường giao thông, người chết đuối,…

Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong những hành vi nêu trên.

Mặt chủ quan của tội phạm là gì?

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, có chủ đích. Thông thường tội phạm có chuẩn bị trước về công cụ, thời gian cũng như xây dựng trước các mục tiêu sẽ thực hiện khi xâm phạm mồ mả, hài cốt, thi hài của người mất. Do các động cơ, mục đích khác nhau như do vụ lợi, trả thù cá nhân,…nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc.

Trên thực tế, các hành vi được thực hiện cụ thể, xác định trong mặt khách quan của tội phạm là căn cứ. Trong Quy định tội danh của Bộ luật hình sự cũng chỉ xác định về hành vi thực hiện trên thực tế mà không xác định đến yếu tố lỗi.

Chủ thể của tội phạm là gì?

Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên. Đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh gây ra cũng được quy định cụ thể.

Đọc thêm về quy định xây dựng trên phần đất có mồ mả

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button