Tra Cứu

Nghề nghiệp là gì? Cách định hướng nghề nghiệp trong tương lai

Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều ngành nghề mọc lên để đáp ứng cho nhu cầu sống của con người. Vậy các bạn có biết nghề nghiệp là gì hay chưa? Bài viết này sẽ giúp các bạn biết được nghề nghiệp là gì? Và cách định hướng nghề nghiệp trong tương lai để bạn có thể lựa chọn công việc phù hợp với bạn nhất nhé!

I. Tìm hiểu nghề nghiệp là gì?

1. Nghề nghiệp là gì?

Nghề nghiệp là một từ ghép được kết hợp giữa 2 từ đơn là nghề và nghiệp. Theo đó, “nghề” được hiểu là một công việc được làm cố định trong một thời gian. Nghề thường là một danh xưng được xã hội công nhận, có thời gian làm việc lâu dài, tạo ra được thu nhập ổn định và mang lại lợi ích cho xã hội. Ví dụ: Công việc của bạn là dạy học còn nghề nghiệp của bạn sẽ là giáo viên.

Nghiệp được hiểu theo nghĩa Hán Nôm tức là một dạng thể của “ngành” hay hiểu đơn giản thì nghiệp chính là một lĩnh vực nào đó. Cũng chính vì thế mà chúng ta thường gọi các từ như: Nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp,… Theo thời gian thì từ nghiệp cũng dẫn trở thành từ nói về công việc nhiều hơn đó là “ nghề nghiệp”, “ sự nghiệp”, cơ nghiệp,… Vậy kết hợp ý nghĩa của 2 từ nghề và nghiệp ta có thể hiểu “ nghề nghiệp” chính là một công việc được xã hội công nhận, có thời gian làm việc lâu dài, tạo thu nhập ổn định và là mục đích lựa chọn công việc của nhiều người. Ví dụ: giáo viên, bác sĩ, kỹ sư,…

2. Ý nghĩa của nghề nghiệp

Sự nghiệp là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Với định nghĩa nghề nghiệp đã nêu trên thì nó là tổng số lượng công việc mà bạn có thể làm trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, đó chưa phải là ý nghĩa đầy đủ của nghề nghiệp mà bài viết này đang hướng tới. Bạn hãy nghĩ ý nghĩa của nghề nghiệp một cách rộng hơn, bao quát hơn. Những quyết định mà bạn đưa ra để lựa chọn một ngành học hay một công việc nào đó là những thành phần có giá trị trong suốt đời bạn. Đối với cách nhìn này thì nghề nghiệp được hiểu là tổng số các quyết định, các nỗ lực của bản thân về giáo dục, kinh tế, xã hội, giáo dục,… Vì thế, mọi quyết định về nghề nghiệp phải được cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến cả quãng đời của bạn.

3. Sự khác nhau giữa nghề nghiệp và công việc

Nếu công việc là một nhiệm vụ hay một nghĩa vụ được hoàn thành để nhận tiền lương hay tiền công thì nghề nghiệp chính là một công việc được thực hiện trong suốt cuộc đời của con người. Bạn thường đầu tư khả năng và thời gian của mình vào công việc nhưng nghề nghiệp còn cần cả khả năng, thời gian và niềm đam mê của bản thân. Công việc thì bạn chỉ cần làm trong một khoảng thời gian cụ thể, hết thời gian là sẽ ngưng công việc, còn với nghề nghiệp bạn có thể làm sáng, đêm để có thể học hỏi và khám phá nhiều hơn nữa. Công việc thường chỉ là một phương tiện để bạn có thể kiếm thu nhập duy trì cuộc sống nhưng nghề nghiệp lại chính là cánh tay đắc lực, luôn theo sát để bạn có công việc và thu nhập ổn định. Nếu công việc là một hành động diễn ra trong một thời gian ngắn và dễ dàng thay đổi thì sự nghiệp thường có tính lâu dài và ổn định hơn. Ngoài ra, nếu công việc chỉ đòi hỏi về kỹ năng và giáo dục thì nghề nghiệp còn đòi hỏi về trình độ chuyên môn cũng như một số yếu tố khác.

Tin tuyển dụng việc làm an ninh bảo vệ có thể bạn quan tâm – tìm việc làm bảo vệ:

– Nhân viên An Ninh Tòa Nhà MWG

– Giám sát An Ninh Bách Hóa Xanh

– Giám sát An Ninh TGDĐ/ĐMX

II. Lịch sử phát triển của nghề nghiệp

Ở thời Trung Cổ thì xã hội chỉ chấp nhận duy nhất 3 nghề đó là: thần học, y học và pháp luật. Đến khoảng thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII thì nhiều ngành nghề dần được chấp nhận như: dược sĩ, bảo hiểm, luật, kiến trúc, kế toán,… Với sự phát triển của xã hội thì ngày càng có nhiều chuyên ngành được phát triển để phục vụ nhu cầu của con người.

Chính vì thế, những chuyên gia nghiên cứu hay những người làm các công việc liên quan đến trí óc sẽ có mức lương cao hơn so với những người làm việc chân tay. Tuy nhiên, mãi đến tận năm 1908 thì khái niệm chính thức về nghề nghiệp mới được kỹ sư mang tên Frank Parsons đưa ra. Ban đầu thì thuật ngữ này chỉ đề cập đến sự phát triển kỹ năng và kiến thức cá nhân nhưng chúng được bổ sung và hoàn thiện từng ngày để được mở rộng và bao quát như hiện nay.

III. Vai trò định hướng nghề nghiệp tương lai

1. Định hướng nghề nghiệp là gì?

Định hướng nghề nghiệp nghĩa là cung cấp những kiến thức cũng như thông tin cần thiết liên quan đến việc xác định công việc phù hợp. Việc định hướng này thường xuất phát từ những kinh nghiệm, trải nghiệm hay hiểu biết đề truyền lại hay bày tỏ những quan điểm cho những người có nhu cầu về việc lựa chọn nghề nghiệp. Nếu một cá nhân thường xuyên chọn và theo đuổi một công việc nhất định hay lựa chọn những lĩnh vực có liên quan thì rất có thể đây là định hướng công việc của người đó.

Thông thường, các học sinh lớp 12 sẽ có những buổi định hướng nghề nghiệp cho tương lai của mình. Các bạn học sinh sẽ được hỏi về định hướng tương lai của mình để giáo viên hay những người định hướng sẽ biết được mong muốn, nguyện vọng của học sinh mà tư vấn hướng đi cho phù hợp. Các buổi định hướng nghề nghiệp thường chủ yếu xoay quanh về sở thích các môn học cũng như những lĩnh vực mà các bạn học sinh cảm thấy thích. Từ đó, có thể dựa vào kinh nghiệm đi trước để truyền lại cho các bạn học sinh lựa chọn ngành học cho đúng đắn. Mỗi năm trên thế giới sẽ có khoảng 500 nghề mới xuất hiện và 600 nghề sẽ biến mất. Vì thế, nếu bạn không có định hướng nghề nghiệp vững chắc thì rất có thể bạn sẽ chọn sai con đường để đi đến tương lai của mình.

2. Tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp

Định hướng nghề nghiệp tốt, vững chắc sẽ giúp bạn nhận ra mình có thế mạnh ở lĩnh vực gì, phù hợp ngành nghề nào để có hướng đi cho phù hợp. Việc lựa chọn đúng nghề nghiệp sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoảng thời gian khá lớn cho việc quay lại học đúng ngành mà mình đã bỏ lỡ. Không những thế, nó còn giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn nữa đây, Ngoài ra, khi bạn chọn đúng ngành nghề và phát huy hết khả năng của mình thì bạn sẽ nhận được mức lương tương xứng với năng lực của bản thân mình. Bạn cần vạch ra những lựa chọn nghề khác nhau dựa vào: sở thích, tính cách, năng lực, tỷ lệ việc làm,… để không hối tiếc vì phải làm trái ngành hay bị thất nghiệp sau khi hoàn thành khóa học.

IV. Một số khái niệm liên quan đến nghề nghiệp

1. Sự nghiệp là gì?

Sự nghiệp thường dùng để chỉ những công việc lớn lao mang lại lợi ích cho xã hội. Không những thế, sự nghiệp còn dùng để chỉ một kết quả, thành tựu và thước đo cho cả quá trình phấn đấu, nỗ lực mà bạn phải đánh đổi cả thời gian, tiền bạc, công sức trong một khoảng thời gian dài mới có được. Nếu so về mặt ý nghĩa thì sự nghiệp luôn nằm ở vị trí cao hơn so với công việc và nghề nghiệp vì sự nghiệp là đích đến cuối cùng của mỗi người, thể hiện năng lực và sự cố gắng để đạt được những thành tựu trong công việc, nghề nghiệp của bạn.

2. Cơ hội nghề nghiệp là gì?

Cơ hội nghề nghiệp là những thời cơ quan trọng trong những thời điểm thích hợp mang lại cơ hội, may mắn để bạn có được sự nghiệp thành công. Cơ hội nghề nghiệp có thể đến bất kỳ lúc nào mà bạn không hề hay biết, nó không nằm trong dự định và tầm kiểm soát của bạn. Có những người may mắn gặp cơ hội khi mới chỉ bước vào đời nhưng có những người phải nỗ lực, đánh đổi rất nhiều thứ mới gặp được cơ hội nghề nghiệp. Vậy nên cơ hội nghề nghiệp không đơn thuần là sự may mắn của mỗi người mà còn do quá trình nỗ lực, phấn đấu của mỗi người quyết định.

3. Sứ mệnh nghề nghiệp là gì?

Mỗi nghề nghiệp sẽ đều mang một sứ mệnh riêng của mình. Vì vậy có thể nói sứ mệnh nghề nghiệp mà mỗi nghề mang lại đều là những điều quan trọng cho thế giới này. Mỗi một nghề nghiệp khi được hình thành trong xã hội này đều dựa trên nhu cầu trong cuộc sống của con người. Vì thế, mỗi nghề sẽ có sứ mệnh đảm bảo những nhiệm vụ và nhu cầu của mỗi người sẽ được thực hiện và đáp ứng đầy đủ nhất.

V. Xu hướng nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay

– Thiết kế: Đây là một nghề tuy còn khá non trẻ ở Việt Nam nhưng cũng khá hot với giới trẻ hiện nay. Sở dĩ nếu bạn thành công trong lĩnh vực này bạn sẽ có cơ hội nhận mức lương ở ngưỡng đáng mơ ước. Với sự phát triển của công nghệ, thì ngành thiết kế đang ngày càng hoàn thiện và có những bước tiến đáng kể. Bạn có thể lựa chọn các loại hình công việc thiết kế khác nhau: thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, thiết kế website,… miễn sao nó phù hợp với khả năng và sở thích của bạn.

– Lập trình viên: Việt Nam đang có những sự thay đổi vượt bậc trong thời đại công nghệ số. Bản chất của cách mạng công nghệ 4.0 là việc ứng dụng công nghệ, khoa học dữ liệu và sử dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ sản xuất và cuộc sống con người. Vì thế, lập trình viên đang dần chiếm một vị trí khá cao trong top những ngành nghề hot tại Việt Nam. Các doanh nghiệp luôn sẵn sàng tuyển dụng các lập trình viên giỏi về công ty của mình với mức lương hấp dẫn. Thế nên, bạn không cần phải quá lo lắng về cơ hội nghề nghiệp khi theo đuổi ngành nghề này nhé.

– Kỹ sư công nghệ ô tô: Ngày nay nước ta đang dần chuyển mạnh từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Thế nên, việc con người có nhu cầu sử dụng ô tô làm phương tiện di chuyển cũng ngày một tăng cao hơn. Chính điều này đã thúc đẩy ngành kỹ sư công nghệ ô tô phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

– Truyền thông Marketing: Đây là một trong những nghề nghiệp được đánh giá hot nhất hiện nay bởi hầu hết các ngành nghề nào cũng cần có mảng truyền thông, marketing hỗ trợ. Với nghề nghiệp này bạn sẽ được làm việc trong môi trường năng động, tiếp xúc với nhiều người và đặc biệt được hưởng một mức lương vô cùng hấp dẫn. Những người làm truyền thông marketing sẽ đảm nhận các công việc như: chăm sóc page, website, viết bài,… cho các doanh nghiệp, công ty. Chính vì thế mà ngành nghề này đang nhanh chóng chiếm một vị trí nhất định trong thị trường việc làm.

– MMO (Making money online): Đây là ngành nghề không còn quá xa lạ đối với giới trẻ hiện nay. Bạn có thể kiếm thêm thu nhập từ việc online. Nó bắt đầu từ những việc đơn giản như: quay clip hay viết những gì mình thấy thích và up lên mạng. Nhưng từ đó nó dần trở thành một cái nghề và kiếm được số tiền cực khủng. Hầu hết, những người làm công việc này như: streamer, vlogger, reviewer,… đã kiếm được vài chục đến vài trăm triệu đồng một tháng. Hiện nay, một số trường đại học cũng dần phổ cập môn học này vào chương trình đào tạo của họ.

VI. Danh mục ngành nghề theo quy định pháp luật Việt Nam

Ngày 26/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 34/2020/QĐ-TTg ban hành Danh mục nghề nghiệp Việt Nam có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2020.

Danh mục bao gồm 5 cấp với 10 nhóm nghề cấp 1. Trong đó, cấp 1 hay còn gọi là cấp độ kỹ năng thể hiện độ phức tạp trong việc thực hiện công việc. Từ cấp 2 đến cấp 5 sẽ là các chuyên môn tương ứng với lĩnh vực chuyên môn được đào tạo hoặc do kinh nghiệm có được trong thực hiện công việc.

1. Lãnh đạo quản lý trong các ngành, các cấp và đơn vị:

– Lãnh đạo cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam cấp trung ương và địa phương (chuyên trách)

– Lãnh đạo, quản lý của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Chủ tịch nước (chuyên trách).

– Lãnh đạo, quản lý của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành và tương đương thuộc Chính phủ (chuyên trách).

– Lãnh đạo, quản lý của Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân (chuyên trách).

– Lãnh đạo, quản lý của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân địa phương (kể cả các cơ quan chuyên môn ở địa phương, trừ tư pháp và đoàn thể) (chuyên trách).

– Lãnh đạo, quản lý khối đoàn thể; Mặt trận Tổ quốc, Liên quốc Lao động, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh (chuyên trách).

– Nhà quản lý của Tổ chức nghiệp chủ, nhân đạo và vì quyền lợi đặc thù khác (chuyên trách).

– Nhà quản lý của các cơ quan tập đoàn, tổng công ty và tương đương (chuyên trách).

2. Nhà chuyên môn bậc cao:

– Nhà chuyên môn trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật.

– Nhà chuyên môn về sức khỏe.

– Nhà chuyên môn về giảng dạy.

– Nhà chuyên môn về kinh doanh và quản lý.

– Nhà chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.

– Nhà chuyên môn về luật pháp, văn hóa, xã hội.

3. Nhà chuyên môn bậc trung:

– Kỹ thuật viên khoa học và kỹ thuật.

– Kỹ thuật viên sức khỏe.

– Nhân viên về kinh doanh và quản lý.

– Nhân viên luật pháp, văn hóa, xã hội

– Kỹ thuật viên thông tin và truyền thông.

– Giáo viên bậc trung.

4. Nhân viên trợ lý văn phòng:

– Nhân viên tổng hợp và nhân viên làm các công việc bàn giấy.

– Nhân viên dịch vụ khách hàng.

– Nhân viên ghi chép số liệu và vật liệu.

– Nhân viên hỗ trợ văn phòng khác.

5. Nhân viên dịch vụ bán hàng:

– Nhân viên dịch vụ cá nhân.

– Nhân viên bán hàng.

– Nhân viên chăm sóc cá nhân.

– Nhân viên dịch vụ bảo vệ.

6. Lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:

– Lao động có kỹ năng trong nông nghiệp có sản phẩm chủ yếu để bán.

– Lao động có kỹ năng trong lâm nghiệp, thủy sản và săn bắn có sản phẩm chủ yếu để bán.

– Lao động tự cung tự cấp trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

7. Lao động thủ công và các nghề nghiệp có liên quan khác:

– Lao động xây dựng và lao động có liên quan đến nghề xây dựng (trừ thợ điện).

– Thợ luyện kim, cơ khí và thợ có liên quan.

– Thợ thủ công và thợ liên quan đến in.

– Thợ điện và thợ điện tử.

– Thợ chế biến thực phẩm, gia công gỗ, may mặc, đồ thủ công và thợ có liên quan khác.

8. Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị:

– Thợ vận hành máy móc và thiết bị.

– Thợ lắp ráp.

– Lái xe và thợ vận hành thiết bị chuyển động.

9. Lao động giản đơn:

– Người quét dọn và giúp việc.

– Lao động đơn giản trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

– Lao động trong ngành khai khoáng, xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo và giao thông vận tải.

– Người phụ giúp chuẩn bị thực phẩm.

– Lao động trên đường phố và lao động có liên quan đến bán hàng.

– Người thu dọn vật thải và lao động giản đơn khác.

10. Lực lượng vũ trang:

– Lực lượng quân đội.

– Lực lượng công an.

– Cơ yếu và lực lượng vũ trang khác.

Xem thêm:

– Social Media là gì? Vai trò chiến lược Social Media trong Marketing

– Insight là gì? Nguyên tắc và cách xác định Insight khách hàng

– KPI là gì? Phân loại và các bước xây dựng chỉ số KPI hiệu quả

Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về các nghề nghiệp hiện nay đồng thời nhận biết bản thân phù hợp nghề nghiệp nào. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, vậy thì đừng quên chia sẻ với mọi người nhé. Chúc bạn luôn thành công trong công việc lẫn cuộc sống!

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button