Tra Cứu

Lễ nhập trạch là gì? Thủ tục và văn khấn cần biết

Lễ nhập trạch thường được thực hiện khi gia chủ chuyển sang sinh sống ở một ngôi nhà mới. Vậy lễ này là gì? Thủ tục làm lễ và văn khấn nhập trạch ra sao? Cùng Bàn Thờ Tận Tâm tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Những thông tin bạn nên biết về lễ nhập trạch

Lễ nhập trạch là một nghi lễ quan trọng trong cuộc sống. Nghi lễ này thường được áp dụng với những gia đình chuẩn bị chuyển sang một ngôi nhà mới, hoặc một chỗ ở mới. Ngày nay không chỉ giới hạn trong các gia đình, mà nhập trạch cũng được thực hiện với công ty, doanh nghiệp chuyển văn phòng hay nơi làm việc.

Nhập trạch nhà mới là gì?

Nhập trạch là một thuật ngữ Hán Việt. Trong đó, “trạch” có nghĩa là nhà, “nhập” được hiểu là vào. Vậy nôm na, nhập trạch có nghĩa là một nghi lễ dọn vào nhà mới, nơi ở mới. Nói sâu xa hơn, thì việc nhập trạch như là một thủ tục cần thiết để gia đình báo cáo với thần linh, thổ địa – những vị thần đang trú ngụ và trông coi ngôi nhà rằng mình sẽ đến sinh sống ở ngôi nhà đó.

Từ bao đời nay, lễ nhập trạch vẫn là một nghi lễ quan trọng và được giữ gìn qua bao thế hệ.

Nhập trạch nhà mới là gì?

Ý nghĩa của cúng nhập trạch

Từ quan niệm dân gian xưa, ông bà ta có câu “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Nghĩa là mỗi một vùng đất đều sẽ có những chư vị thần linh, có thổ địa cư ngụ và trông giữ. Do vậy, chuyển hay đến một vùng đất mới đều phải hành lễ với ý nghĩa trình báo, xin phép thánh thần và bề trên.

Việc báo cáo này là để “đầu xuôi đuôi lọt”, là để cho cuộc sống và sự nghiệp hanh thông, may mắn.

Ngoài ra, do gia tiên và Ông Địa – Thần Tài đang được thờ cúng ở chỗ sinh sống cũ. Do vậy, khi chuyển sang nhà mới thì nhập trạch cũng mang ý nghĩa báo cáo, xin phép họ để chuyển họ về nơi thờ cúng mới. Với mong muốn được che chở, bảo vệ và mang lại may mắn cho gia đình.

bàn thờ gỗ đẹp BTĐ106

Lễ nhập trạch cúng nhà mới cần chuẩn bị những gì?

Cuộc sống ngày càng hiện đại, thế nhưng công việc bận rộn cũng khiến việc tiến hành nhập trạch nhà mới được các gia đình đơn giản hóa hơn. Nhiều gia đình chỉ chọn cách cúng về nhà mới bằng chuẩn bị một mâm cúng nhỏ, đọc văn khấn để về nhà mới.

Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều gia đình xem trọng lễ cúng nhập trạch. Bởi họ cho rằng, việc chuẩn bị nhập trạch đúng thủ tục, chu toàn và thịnh soạn nhất có thể sẽ giúp thần linh và tổ tiên chứng giám. Từ đó phù hộ độ trì cho gia đình may mắn.

Nhà mới cần được dọn dẹp sạch sẽ và trang bị đầy đủ

Trước khi tiến hành vào nhà mới, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các bước cơ bản trong ngôi nhà của mình. Bàn thờ, bài vị, bàn, ghế… cần phải được trang bị đầy đủ. Bên cạnh đó, nhà mới cần phải thật tươm tất và gọn gàng trước khi nhập trạch.

Gia chủ cần tự mình mang đồ đạc vào nhà mới. Vì từ xưa đã có quan niệm rằng, khi bạn tự mang đồ vào nhà mới trước nhập trạch sẽ giúp cho gia đình tránh được các vía không tốt. Nếu có điều kiện, bạn nên trang bị các vật dụng trang hoàng nhằm giúp không gian nhà cửa có thêm sinh khí hơn.

Nhà mới cần được dọn dẹp sạch sẽ và trang bị đầy đủ
Dọp dẹp nhà mới sạch sẽ

Xem ngày tốt làm cúng nhập trạch

Là một nghi lễ trọng đại, lễ nhập trạch không nên tổ chức tùy tiện. Gia chủ cần chọn ngày tốt để làm lễ. Ngày tốt được cho là ngày đẹp và hợp với tuổi hoặc mệnh của gia chủ.

Dù chọn ngày nhập trạch là ngày nào, gia chủ cũng nên tránh những ngày trong tháng 7 âm lịch. Bởi đây là thời điểm âm khí rất cao. Bên cạnh đó, cũng nên tránh những ngày xấu như Tam Nương (các ngày 22/27/18/13/7/3 theo lịch âm), Thọ Tử (các ngày 23/14/5 lịch âm), Dương Công Kỵ (các ngày 13 tháng Một, 11 tháng Hai, 9 tháng Ba, 7 tháng Bốn, 5 tháng Năm, 3 tháng Sáu, 29 tháng Bảy…).

Ưu tiên chọn những ngày thuộc hành Kim, Thủy. Theo quan niệm phong thủy, những ngày thuộc hành Kim, Thủy, Hỏa đều rất tốt. Bởi hành Thủy giúp duy trì tài lộc, hành Kim giúp sinh sôi tài lộc.

Xem ngày tốt làm cúng nhập trạch
Chọn ngày tốt nhập trạch nhà mới

Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch

Theo truyền thống từ bao đời này, lễ nhập trạch cần chuẩn bị mâm cúng về nhà mới với ngũ quả, hương hoa và đồ ăn. Đồ ăn có thể được làm chay hoặc mặn tùy vào từng quan niệm của các gia đình. Cụ thể:

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả không cần quá cầu kỳ, nhưng phải đảm bảo các loại trái cây tươi ngon, không bị hư hỏng hay thối nát. Màu sắc cần hài hòa và sinh động.

Trái cây cúng cần được rửa và để ráo nước. Sau đó bày trí lên mâm ngũ quả thật cẩn thận, tránh bày trí quá cầu kỳ dẫn đến rơi đổ trong quá trình làm lễ.

Mâm ngũ quả
Chuẩn bị mâm cúng ngũ quả

Hương hoa

Lễ vật là hoa tươi, nên chọn những loài hoa đẹp như hoa ly, hoa cúc… Tránh sử dụng hoa nhựa hay hoa giả để cúng. Ngoài ra, chuẩn bị thêm hương, trầu cau, vàng mã, một cặp nến và bộ ba lễ vật muối – gạo – nước.

Hương hoa
Chuẩn bị hoa tươi

Cơm cúng

Cơm cúng có thể làm chay hoặc mặn đều được. Với cơm mặn cần gà luộc, xôi, bộ tam sên (1 con tôm luộc – 1 miếng thịt lợn luộc – 1 quả trứng vịt luộc). Cuối cùng là bộ ba trà – rượu – thuốc lá. Mỗi thứ lấy số lượng là 3.

Với cơm chay thì có thể bày biện tối thiểu 4 món như rau củ xào, nem (chả giò) chay, xôi chè, canh củ quả hoặc nấm…

Cơm cúng
Cơm cúng nhà mới có thể chay hoặc mặn

Chuẩn bị các vật phẩm nhập trạch cúng nhà mới khác

Ngoài những vật phẩm nhập trạch trên, bạn cần chuẩn bị một số vật dụng khác như:

  • Nệm hoặc chiếu đang được sử dụng.
  • Bếp than đặt ở chính diện giữa cửa.

Theo dân gian, khi tiến hành nhập trạch những người khi bước vào nhà phải mang theo lễ vật may mắn, không được đi tay không. Một số đồ may mắn thường được mang khi cúng nhà mới như: Tiền, vàng, gạo, chổi mới, bếp dầu…

Chuẩn bị các vật phẩm nhập trạch nhà mới khác
Chuẩn bị thêm chiếu hoặc nệm đang sử dụng

Văn khấn khi cúng về nhà mới

Văn khấn nhập trạch thường sẽ có 2 phần là văn khấn gia tiên và thần linh. Bạn nên đọc văn khấn thần linh trước văn khấn gia tiên. Đây như một lời xin phép để gia chủ về nhà mới được sinh sống yên ổn, hạnh phúc…

Văn khấn khi nhập trạch nhà mới
Đọc văn khấn thần linh trước văn khấn gia tiên

Hướng dẫn cách cúng về nhà mới đúng thủ tục

Gia chủ cần chuẩn bị các vật phẩm như chiếu (nệm) và bếp lửa (nên dùng bếp than) để đặt ở trung tâm cửa chính. Và sau đây là quy trình thực hiện nhập trạch vào nhà mới:

  • Trước tiên, gia chủ hãy nhóm lửa để đốt lò than và đặt ở trung tâm cửa chính của ngôi nhà.
  • Tiếp theo, bày mâm cúng lên vị trí đã chọn trước. Vị trí đặt mâm cúng nên ở giữa ngôi nhà, hướng về phía hợp với tuổi của chủ nhà.
  • Người đầu tiên bước qua bếp lửa là gia chủ. Gia chủ khi bước cần mang theo bài vị gia tiên và bát hương. Khi bước, chân trái sẽ bước trước.
  • Theo sau gia chủ là các thành viên trong gia đình lần lượt bước qua bếp lửa. Trên tay cũng nên mang theo các lễ vật may mắn được chuẩn bị trước đó.
  • Khi bước vào nhà mới, nhiệm vụ đầu tiên là “đánh thức” sinh khí của ngôi nhà bằng cách mở hết các cửa và đèn điện.
  • Những thành viên khác dành thời gian bày biện mâm cúng, bàn thờ Ông Địa – Thần Tài và bàn thờ gia tiên.
  • Một người đại diện tiến hành thắp hương và đọc bài cúng. Những thành viên còn lại đứng phía sau, chắp tay ngay ngắn trước mâm cúng.
  • Trong thời gian chờ hương tàn, gia chủ hãy bật bếp nấu nước pha trà. Điều này là để khai hỏa, mở ra sức sống mới cho ngôi nhà của bạn.
  • Khi hương đã gần tàn, hãy hóa vàng mã và dùng rượu tưới lên tàn tro của tiền vàng.
  • Gia chủ cần giữ lại bộ ba muối, nước và gạo để dâng lên không gian thờ cúng ông Táo.
  • Nghi lễ cúng nhập trạch hoàn tất, có thể dọn lễ và thụ lộc.
Hướng dẫn cách nhập trạch vào nhà mới đúng thủ tục
Đại diện gia đình tiến hành thắp hương và đọc bài cúng nhà mới

Những điều kiêng kỵ khi nhập trạch nhà mới

Bạn cần tránh một số điều sau để lễ cúng nhập trạch được diễn ra thuận lợi:

  • Không tiến hành lễ vào ban đêm.
  • Khi đã xác định được ngày lành tháng tốt thì không được bỏ lỡ.
  • Không làm đổ vỡ trong quá trình thực hiện lễ.
  • Không được cãi vã giữa các thành viên trong gia đình.
  • Không được ngủ trưa tại nhà khi chưa tiến hành nhập trạch. Vì quan niệm xưa cho rằng việc này tượng trưng cho sự ù lì và lười biếng.
  • Đối với trường hợp, bạn chỉ lấy ngày nhập trạch tốt với tuổi mà chưa muốn ở ngay. Vậy thì nhất thiết gia chủ phải ngủ lại một đêm ở nhà mới.
  • Không được đón khách lạ vào nhà vào ngày nhập trạch nhà mới để tránh làm kinh động tổ tiên. Chỉ nên đón khách đến tân gia, vui cùng gia đình.
Những điều kiêng kỵ khi nhập trạch nhà mới
Giữ tinh thần sảng khoái, không cãi vã trong gia đình

Những lưu ý khi làm lễ nhập trạch

Để quá trình cúng nhà mới được diễn ra thuận lợi, gia chủ nên lưu ý một số vấn đề sau:

Nếu gia đình của bạn chưa thể chuyển sang sinh sống chính thức ở nhà mới thì vẫn có thể làm lễ vào vào ngày tốt đã chọn. Đây gọi là lễ cúng nhập trạch lấy ngày. Tuy nhiên, khi cúng xong gia chủ cần ngủ lại một đêm ở nhà mới.

Với nhà chung cư, thủ tục làm lễ cúng về nhà mới đơn giản cũng tương tư như nhà đất thông thường, Mặc dù vậy, các chung cư thường có diện tích hạn chế, việc sinh hoạt cũng phải tuân thủ theo quy định của ban quản lý. Nhất là ở phương diện phòng cháy chữa cháy. Do vậy, gia chủ nên hỏi thật kỹ ban quản lý chung cư về việc đốt lò than.

Trường hợp không được phép đốt thì gia chủ có thể bỏ qua bước này. Đừng quá lo lắng bởi việc này không làm ảnh hưởng lớn đến nghi lễ cúng nhập trạch.

Nhập trạch cũng nên được thực hiện nếu một doanh nghiệp tiến hành chuyển sang một văn phòng làm việc mới. Điều này có ý nghĩa giúp việc kinh doanh của công ty thuận buồm xuôi gió. Lễ ở văn phòng cần được thực hiện bởi người đứng đầu của công ty và một số thành viên chủ chốt.

Với nhà trọ, nhà thuê thì có thể làm lễ cúng về nhà mới hoặc không. Điều này tùy thuộc vào quan niệm và điều kiện của mỗi người. Nếu bạn cho rằng đây là điều cần thiết thì có thể làm lễ với thủ tục tương tự như chúng tôi đã chia sẻ ở trên. Hoặc có thể tinh giản hơn sao cho hợp với điều kiện.

Trước khi chuyển sang nhà mới và làm lễ cúng về nhà mới, gia chủ cần xin phép chuyển bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Thần Tài – Thổ địa trước. Tránh việc không xin phép, tùy tiện di chuyển bát hương và bài vị khiến bề trên nổi giận.

Những lưu ý khi làm lễ nhập trạch
Cần xin chuyển bàn thờ Thần Tài Thổ địa khi cúng nhập trạch

Quan niệm phong thủy cho rằng những người phụ nữ đang mang thai không nên tham gia vào cúng nhập trạch. Bên cạnh đó, người cầm tinh con Hổ cũng không nên tham gia vào việc chuyển nhà. Bởi điều này ngầm hiểu là “rước hổ vào nhà”, mang theo điềm dữ sẽ không tốt cho gia chủ và gia đình.

Có thể sử dụng những loại đá phong thủy hợp với mệnh của gia chủ ngôi nhà. Hoặc dùng 8 đồng tiền xu đem chôn bốn góc nhà với tác dụng “trấn nhà”, cầu sung túc và may mắn. Hiện nay các ngôi nhà phong cách mới thường được lát gạch men, không rõ góc nhà… Gia chủ có thể cho những vật phẩm này vào các túi đỏ, đặt ở những góc khuất.

Sử dụng trầm hương hoặc các loại gỗ thơm để đốt xông ở những nơi khuất, ẩm thấp của ngôi nhà có tác dụng tẩy uế.

Luôn phải giữ một tinh thần và lời nói hồ hởi, tươi vui, hào sảng. Cuối cùng, gia chủ và những thành viên trong gia đình khi thực hiện nhập trạch cần hết sức tuân thủ quy định phòng chống cháy nổ khi hóa tiền vàng hoặc đốt lò than.

Hy vọng những chia sẻ của Bàn Thờ Tận Tâm sẽ hỗ trợ được bạn phần nào trong quá trình làm lễ nhập trạch. Chúc bạn cùng gia đình có một cuộc sống bình yên và may mắn ở ngôi nhà mới!

Mời xem tiếp: Hướng dẫn Cúng Về Nhà Mới kèm bài khấn chuẩn phong thủy

Theo: Võ Văn Giáp, CEO Bàn Thờ Tận Tâm

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button